Nguyên tắc chung để đạt được mục đích tiết kiệm và hiệu quả là mua đúng thiết bị tiết kiệm năng lượng và dùng đúng cách.
97
Đối với hệ thống chiếu sáng: nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách sử dụng các tấm tôn nhựa trong, mờ; sử dụng các cửa sổ, giếng trời lấy ánh sáng; phối hợp cửa lấy ánh sáng với cửa thông gió.
Với thiết bị chiếu sáng: không nên dùng loại đèn dây tóc, vì loại này tỏa nhiệt lớn, rất tốn điện năng. Nên chọn sử dụng loại đèn chiếu sáng có hiệu suất cao (bảo đảm độ sáng nhưng tiết kiệm điện năng) như đèn compact, đèn huỳnh quang T5, T8. Cần lắp đặt đèn tại vị trí hợp lý (không quá cao trên 4m, không bị đồ vật che khuất); cần có công tắc điều khiển riêng cho đèn; khi sử dụng đèn nên dùng máng đèn để phát huy hiệu quả chiếu sáng, thường xuyên vệ sinh máng.
Với Tivi: Không nên để màn hình ở chế dộ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn vì ti vi càng to càng tốn điện.
Với tủ lạnh: cần đặt nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm, tránh ánh nắng và tránh gần các nguồn nhiệt; không cho thức ăn còn nóng vào tủ; không để tuyết bám vào tủ dày quá 5mm; loại tủ có nhiều cửa sẽ giúp tiết kiệm điện năng hơn tủ lạnh thông thường.
Với máy điều hòa không khí: việc thiết kế phòng ốc, vị trí đặt máy lạnh... là yếu tố quan trọng để tiết giảm điện năng; đối với phòng có sử dụng máy lạnh, cần tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào các cửa kính. Nên mua máy lạnh loại tốt, sử dụng máy có công suất tương thích với phòng (với phòng 10-15m2 thì công suất sử dụng là 1 HP, làm vệ sinh máy định kỳ và tắt máy lạnh khi không sử dụng. Nên sử dụng máy lạnh với công nghệ biến tần để tiết kiệm điện.
98
Với nồi cơm điện: không nên nấu cơm quá sớm, vì thời gian hâm nóng cũng làm hao tốn điện năng, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn 30 - 40 phút; nên lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt; sử dụng loại nồi có dung tích phù hợp cũng giúp tiết kiệm điện.
Với lò vi sóng: không nên bật lò viba trong phòng điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến hoạt động của các đồ vật này.
Với quạt: thường xuyên lau chùi, tra dầu định kỳ; sử dụng tốc độ quạt theo nhu cầu, tốc độ càng lớn thì càng tốn điện.
Với bàn ủi: không ủi đồ vào giờ cao điểm; nên tập trung nhiều đồ để ủi một lần; ủi theo thứ tự: ủi đồ mỏng rồi đến đồ dày, sau đó rút phích cắm và tận dụng sức nóng còn lại để ủi đồ mỏng.
Với máy nước nóng: nên sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời thay cho máy nước nóng dùng điện.
Với các thiết bị sử dụng điện khác (như máy vi tính, máy in, máy photocopy, ti vi, máy giặt, máy rửa chén...): chỉ bật các thiết bị này khi có nhu cầu sử dụng.
99
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện đề tài cung cấp điện, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Vũ Viết Thông em đã hoàn thành đồ án đúng tiến độ và quy định. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án em đã thực hiện được những công việc sau:
- Giới thiệu tổng quan về cung cấp điện;
- Nghiên cứu về cung cấp điện cho các tòa nhà cao tầng, từ đó tổng hợp và tìm phương án cung cấp điện hợp lý cho chung cư cao tầng cụ thể; - Thực hiện thiết kế sơ đồ nguyên lý cung cấp điện, sơ đồ đi dây, tính chọn các thiết bị điện;
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm trong nghề nghiệp chưa có. Do đó, việc lựa chọn phương án, phương pháp cũng như tính chọn các thiết bị chưa được hợp lý để có phương án tối ưu nhất, tiết kiệm nguyên vật liệu nhất.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Cung cấp điện
Tác giả: Nguyễn Xuân Phú – Nguyễn Công Hiền – Nguyễn Bội Khuê Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
2/ Bài tập Cung cấp điện
Tác giả: TS. Trần Quang Khánh Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
3/ Thiết kế cấp điện
Tác giả: Ngô Hồng Quang – Vũ Văn Tẩm Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
4/ Thiết bị và hệ thống chiếu sáng
Tác giả: PGS. TS. Đặng Văn Đào – PGS. TS. Lê Văn Doanh TS. Nguyễn Ngọc Mỹ Nhà xuất bản giáo dục 5/ Nguồn internet www.webdien.com www.ebook.edu.vn www.tailieu.vn