IV. HẠ TẦNG KỸ THUẬT
9. ĐỊA CHẤT CHO CƠNG TRÌNH VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MĨNG
9.4.2 CỐT THÉP
Phải thỏa mãn các điều kiện quy định về chất lượng cốt thép để cĩ thể chịu được các nội lực phát sinh trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển và các lực kéo hoặc mơmen uốn của cơng trình bên trên tác dụng vào cọc ; cũng cần xét đến giá trị ứng suất kéo cĩ thể phát sinh do hiện tượng nâng nền khi đĩng các cọc tiếp theo (Điều 3.3.3 TCXD 205:1998).
Cốt thép chủ cần được kéo dài liên tục theo suốt chiều dài cọc. Trong trường hợp bắt buộc phải nối cốt thép chủ, mối nối cần được tuân theo quy định về mối nối thép và bố trí mối nối của các thanh.
Trong trường hợp cần tăng khả năng chịu mơ men , thép được tăng cường ở phần đầu cọc, nhưng cần bố trí làm sao cho sự gián đoạn đột ngột của cốt thép khơng gây ra hiện tượng nứt khi cọc chịu tác động xung trong quá trình đĩng cọc.
Cốt thép dọc được xác định theo tính tốn, hàm lượng thép khơng nhỏ hơn 0,8%, đường kính khơng nên nhỏ hơn 14mm. Đối với những trường hợp sau nhất là các cọc cho nhà cao tầng, hàm lượng của cốt thép dọc cĩ thể nâng lên 1-1,2%:
- Mũi cọc xuyên qua lớp đất cứng; - Độ mảnh của cọc L/d > 60;
- Sức chịu tải thiết kế của cọc đơn khá lớn mà số cọc của 1 đài ít hơn 3 cây.
Cốt đai cĩ vai trị quan trọng trong việc chịu ứng suất nảy sinh trong quá trình đĩng cọc. Cốt đai cĩ dạng mĩc, đai kín hoặc xoắn. Trừ trường hợp cĩ sử dụng các mối nối đặc biệt hoặc mặt bích bao quanh đầu cọc mà cĩ thể phân bố được ứng suất gây ra trong quá trình đĩng cọc, trong khoảng cách bằng 3 lần cạnh nhỏ của cọc tại 2 đầu cọc, hàm lượng cốt đai khơng được ít hơn 0,6% của thể tích vùng nêu trên. Trong phần thân cọc cốt đai cĩ tổng tiết diện khơng được nhỏ hơn 0,2% và được bố trí với khoảng cách khơng lớn hơn ½ bề rộng tiết diện cọc. Sự thay đổi các vùng cĩ khoảng cách cốt đai khác nhau khơng nên quá đột ngột (Điều 3.3.3 TCXD 205:1998)