DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY HẢI TIẾN:
3.1.Định hướng phát triển Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến trong thời gian tới:
3.1.1.Bối cảnh kinh tế xã hội:
Tại hội thảo khoa học “Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013”, do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức mới đây, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2013, nền kinh tế chưa thật sự sáng sủa.
Ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR cho biết, nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu thoát khỏi tình trạng đình trệ trong nửa đầu năm 2012 nhưng sự phục hồi là chưa chắc chắn. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%, thấp hơn so với mục tiêu 5,5%.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,81% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, còn lạm phát trung bình cả năm là 9,21%. Lạm phát lõi (không bao gồm lương thực và năng lượng) năm 2012 ước tính khoảng 11%. Vốn FDI thực hiện cả năm đạt 10,5 tỷ USD, thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm trước, với 2/3 lượng vốn đổ vào khu vực sản xuất và chế biến - có năng suất cao và tạo ra sản phẩm thực cho nền kinh tế.
Rõ ràng, Việt Nam tiếp tục dậm chân tại chỗ trong việc thu hút vốn FDI, hiện đang đứng cuối cùng trong khu vực, số vốn đăng ký mới chỉ cao hơn mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Bên cạnh đó, cán cân thương mại lần đầu tiên sau 19 năm chuyển sang trạng thái thặng dư, ước xuất siêu khoảng 284 triệu USD. Khối DN FDI góp
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
phần rất lớn vào kim ngạch XK khi tăng tới 33% và xuất siêu tới 12 tỷ USD. Nhưng quan trọng là, NK tăng chỉ nhỉnh hơn tốc độ tăng trưởng, cho thấy nhu cầu trong nước yếu đi rõ rệt, không chỉ hàng hóa tiêu dùng cuối cùng mà còn cả nguyên nhiên liệu thô.
Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, kinh tế Việt Nam năm qua có 2 “điểm sáng”. “Có một điểm sáng, không cần mở mắt cũng thấy sáng đó là nông nghiệp và nông thôn. Bởi XK của khu vực này là XK thật, không phải XK gia công. Đó là điểm sáng đáng ghi nhận”, ông Hồ nói. Một điểm sáng khác được ông Hồ nhấn mạnh là Chính phủ cũng đã giải quyết được vấn đề nổi cộm - lạm phát, tạo ra niềm tin cho người dân.
Ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) lại có ý kiến cho rằng, lạm phát giảm mạnh còn 6,8% (từ 12% năm 2010 và 18% năm 2011) song chủ yếu do sức mua yếu và tổng cầu của nền kinh tế thấp, chứ không phải lạm phát được kiềm chế một cách căn bản.
Dự báo nền kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013 là không mấy sáng sủa, riêng với ngành giấy, Bộ Công thương dự báo, năm 2013, sản lượng giấy trong
nước dự kiến sẽ đạt 2,18 triệu tấn giấy các loại, tăng 17,7% so với năm 2012. Cộng thêm khoảng 1,3 triệu tấn giấy nhập khẩu, thì nguồn cung giấy tại thị trường trong nước sẽ khá dồi dào.
Năm 2013, nhu cầu tiêu dùng giấy các loại của cả nước đạt trên 3 triệu tấn, tăng nhẹ so với mức tiêu thụ của năm 2012 (là 2,9 triệu tấn).
Do sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên trong năm 2013, ngành giấy tiếp tục phải nhập khẩu khoảng 1,3 triệu tấn giấy, trị giá 1.350 triệu USD, bao gồm bột giấy, giấy in báo, giấy bao bì công nghiệp… Mức
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
này cũng tương đương với tổng 1,216 triệu tấn giấy các loại nhập khẩu trong năm 2012 với trị giá 1,164 triệu USD.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng thư ký Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) cho biết, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu dùng giấy (gồm các loại giấy in, giấy viết, giấy bao bì công nghiệp dùng đóng gói hàng hóa) tại thị trường Việt Nam năm 2013 sẽ tiếp tục đà giảm của năm 2012. Xu thế này đang ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ tồn kho của ngành giấy
Theo ông Bảo, tính đến ngày 31/12/2012, các doanh nghiệp thuộc VPPA còn tồn kho 17.000 tấn giấy, tăng 27% so với thời điểm cuối năm 2011. Còn số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Công thương, sau 2 tháng đầu năm nay, lượng giấy tồn kho đã tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2011.
“Cũng do nhu cầu tiêu dùng giảm, nên năm 2012, một số đơn vị sản xuất giấy trong nước buộc phải cắt giảm sản lượng, thậm chí là ngừng sản xuất, nhằm giảm thấp nhất số lượng giấy thành phẩm tồn kho, đồng thời thị trường đang có sự cạnh tranh lớn về chính sách bán hàng giữa các đơn vị sản xuất, thương mại”, ông Bảo nói.
Theo nhiều chuyên gia, khi tình hình kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng còn ở mức cao, các đơn vị tiêu thụ tiết kiệm tối đa việc sử dụng các sản phẩm giấy..., nhiều khả năng, trong năm 2013, các doanh nghiệp ngành giấy tiếp tục đối mặt với những vấn đề cũ của năm 2012, đó là thị trường tiêu thụ chậm, cạnh tranh khốc liệt, hàng tồn kho cao…
Để giảm tối đa lượng giấy tồn kho, các doanh nghiệp trực thuộc VPPA đang tính toán rất sát nhu cầu thị trường để điều chỉnh sản lượng, tìm đầu ra cho sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
Ông Vũ Thanh Bình, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam chia sẻ, năm 2013, áp lực về sản xuất, tiêu thụ và lợi nhuận sẽ tiếp tục đè nặng lên vai doanh nghiệp, bởi đầu ra thị trường vẫn còn co hẹp, lại cạnh tranh gay gắt với sản phẩm nhập khẩu. Bởi vậy, mục tiêu mà Tổng công ty đề ra cho năm 2013 được tính toán kỹ lưỡng, bám sát theo năng lực của doanh nghiệp, nhu cầu thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khẩu.
Hiện các doanh nghiệp trong ngành đang nhanh chóng rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý và sản xuất, lấy mục tiêu duy trì sản xuất ở mức tối đa, sắp xếp lực lượng lao động.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng áp dụng hàng loạt giải pháp khác, như