Phát triển các quan hệ đối tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Á Đông (Trang 28 - 38)

Quan hệ đối tác có thể coi là một tài nguyên vô hình của một doanh nghiệp. Các chính sách để công ty có thể phát triển được hay không là nhờ vào hai mặt: Năng lực của công ty Á Đông và các mối quan hệ mà công ty đã gây dựng được. Để giữ vững được các quan hệ đã có, công ty luôn phải giữ chữ tín đối với đối tác, có thể đó là thái độ sòng phẳng hoặc là chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh.

Muốn cho hoạt động gia công phát triển hơn nữa, công ty cần phải có các giải pháp đối với đối tác như sau:

- Quan hệ trực tiếp với các đối tác gia công

Công ty cần tạo cho được các quan hệ trực tiếp này tức là phải bỏ qua được khâu trung gian bởi hầu hết các hoạt động gia công ký kết qua các công ty trung gian đều dẫn tới là lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích của công ty bị giảm. Nếu bỏ qua khâu trung gian, công ty quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn làm được điều này công ty cần phải tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường.

Đây chính là cơ sở để bên ngoài đặt gia công. Phía nước ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mã do công ty tạo ra để đánh giá được trình độ sản xuất, thể hiện chất lượng có đáp ứng được yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao.

- Mở rộng quan hệ với khách hàng mới.

Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nước hay nhiều nước khác nhau, vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng giao công. Bởi vậy, nếu như công ty chỉ có một số lượng khách hàng ít ỏi thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Cho

nên ngoài việc công ty phải gữi mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới. Việc Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, bởi vì đây là thị trường có kim ngạch nhập khẩu rất lớn.

6. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp

Công ty may Á Đông cũng như các doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam hiện nay thực hiện gia công đơn thuần là chủ yếu, điều này đã làm giảm lợi nhuận và làm chậm quá trình thâm nhập mặt hàng của mình vào thị trường thế giới. Gia công xuất khẩu, đặc biệt là phương thức gia công đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh tạm thời trong giai đoạn trước mắt, trong tương lai công ty cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài bằng cách xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Muốn làm được điều này thì ngay bây giờ công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn. Đây là tiền đề để công ty chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. Gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn sẽ giúp công ty tìm được những nhà cung cấp nguyên phụ liệu có uy tín và chất lượng ổn định. Mặt khác, gia công theo hình thức này làm cho công ty luôn phải thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Điều này giúp cho cán bộ công nhân viên của công ty nâng cao được trình độ cũng như bản lĩnh kinh doanh trên thường trường quốc tế. Vì vậy gia công theo hình thức mua đứt bán đoạn vừa làm nâng cao được lợi nhuận vừa tạo tiền đề cho công ty tiến tới xuất khẩu trực tiếp.

III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Dưới đây là một số kiến nghị với nhà nước nhằm thúc đẩy gia công xuất khẩu hàng may mặc ở Việt Nam.

1. Đầu tư phát triển ngành dệt may, có sự cân đối giữa ngành dệt và may

Hiện nay, ngành dệt trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về nguyên phụ liệu cho ngành may. Các doanh nghiệp may hầu như phải nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu từ nước ngoài. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp may gia công thì

gần 100% các loại vải là do nhập khẩu, chính vì vậy cần phải tạo nên sự phát triển cân đối giữa ngành dệt và ngành may mặc. Cần phải đầu tư ngành dệt theo chiều sâu, hình thành một số cụm sản xuất dệt, in nhuộm với công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cho ngành may xuất khẩu. Điều đó vừa tạo cho sự phát triển của ngành may lẫn ngành dệt của Việt Nam. Muốn làm được điều này Nhà nước nên:

- Có quy hoạch phát triển ngành dệt theo chiều sâu nhằm đảm bảo sự cân đối giữa hai ngành dệt và may.

- Có chính sách khuyến khích tín dụng và thuế đối với các doanh nghiệp ngành dệt.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp may sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.

2. Cải cách của thủ tục hành chính

Hiện nay, các thủ tục hành chính của nhà nước còn rất rườm rà, phức tạp. Điều đó làm cản trở rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà Công ty May Á Đông nằm trong số đó. Yếu tố cản trở lớn nhất đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là việc thông quan hải quan. Vẫn biết rằng hải quan họ có trách nhiệm và nghĩa vụ của họ nhưng vấn đề ở chỗ là thủ tục rất rườm rà nhiều khi làm giảm tiến độ giao hàng.

Đơn giản hoá các thủ tục hành chính và chống tham nhũng trong các cơ quan chức năng của Nhà nước như thuế vụ, hải quan, ngân hàng…đổi mới quy chế và cách thức làm việc, bỏ bớt các khâu của trong xét duyệt đầu tư, vay vốn đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

4. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành dệt may

Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường thiếu thông tin về thị trường, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy Nhà nước phải có các dự án nhằm cung cấp các thông tin cho doanh nghiệp.

Tổng Công ty dệt May Việt Nam nên tổ chức hệ thống thông tin về khoa học công nghệ dệt may. Ngoài thông tin công nghệ và thị trường công nghệ, hệ thống

còn cung cấp các thông tin khác về thị trường hàng may mặc. Thông tin bao gồm thông tin nóng và thông tin tĩnh. Thông tin tĩnh có giá trị cố định trong thời gian dài hàng năm thậm chí vài năm, còn thông tin nóng chỉ có giá trị trong thời gian ngắn vài tháng thậm chí từng ngày, từng giờ.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, nền khoa học công nghệ còn lạc hậu, lực lượng lao động còn thất nghiệp rất lớn thì phát triển gia công xuất khẩu là một tất yếu. Hoạt động gia công xuất khẩu đã và đang trở thành một ngành sản xuất có tính chiến lược ở nước ta. Gia công xuất khẩu sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, phát triển gia công xuất khẩu giúp chúng ta tiếp thu được khoa học công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước khác, nó cũng làm tăng thu nhập, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Hiện nay Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của WTO. Đây là điều kiện thuận lợi để nền kinh tế nước ta phát triển. Mục tiêu trong những năm tới chúng ta phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế từ 9-10%, kim ngạch xuất khẩu phải tăng từ 23-27%/năm, gia công xuất khẩu hàng hóa là một trong những giải pháp thực hiện nhằm góp phần không nhỏ để đạt được các mục tiêu này. Muốn vậy chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm thích đáng công tác thị trường, cải tiến và nâng cao hơn nữa bộ máy quản lý đa dạng hóa thị trường, sản phẩm từng bước hướng vào gia công theo chiều sâu, tăng dần tỷ trọng nguyên vật liệu trong nước trong giá trị sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời hết sức coi trọng uy tín trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Chắc chắn rằng hoạt động gia công xuất khẩu sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Trong những năm tới, với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của mình, công ty May Á Đông đã và sẽ cố gắng phát triển hoạt động gia công may xuất khẩu hàng may mặc hơn nữa góp phần phát triển ngành dệt may Việt Nam.

PHỤ LỤC

Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty sản xuất XNK Á Đông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kế hoạch Công ty cổ phần sản xuất XNK Á Đông

Ban giám đốc Phòng xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng hành chính nhân sự Phòng Kỹ thuật Nhà kho Phân xưởng I Nhà cắt Phân xưởng II Chủ tịch Hội đồng quản trị

Biểu 1: Kết quả đạt được trong 2 năm 2005 và 2006 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 1. Doanh thu bán hàng 7.809 19.707

2. Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước 125 275

- Thuế VAT 40,5 50

- Thuế xuất nhập khẩu 10 56,5

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 57,5 164,5

- Thuế khác 17 4 3. Tổng nguồn vốn 15.918 16.500 - Vốn vay 13.070 8.450 - Vốn chủ sở hữu 2.848 8.050 4. Tài sản cố định 8.258 7.435 - Nguyên giá 14.326 14.801 - Hao mòn luỹ kế -6.068 -7.366

5. Lợi nhuận sau thuế 118 253

Biểu 2: Giá trị và tỷ trọng của những mặt hàng gia công của công ty cổ phần sản xuất XNK Á Đông 2004 2005 2006 2007 Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) áo Jacket 7.205 74,4 3.950 50,6 8.065 40,9 7.875 37,67 áo Sơ mi 945 9,76 1.970 25,2 4.130 20,95 3.950 18,9 áo 2 dây 257 2,65 377 4,73 2.983 15,1 3.762 17,99 Quần Âu 623 6,45 405 5,19 1.182 6,0 1.023 4,89 Quần đùi 293 3,03 255 3,27 305 1,55 295 1,41 Sản phẩm khác 360 3,71 852 10,91 3.035 15,5 4.003 19,14 Tổng cộng 9.683 100 7.809 100 19.707 100 20.908 100

Biểu 3: Thị trường gia công xuất khẩu của Công ty sản xuất XNK Á Đông Năm Tên Thị Trường 2004 2005 2006 2007 Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu VNĐ) Tỷ trọng (%) Anh 2.275,5 23,5 1.561,8 20 4.926,7 25 4.787,9 22,9

Tây Ban Nha 1.065,1 11 1.015,2 13 2.374,7 12,05 3.042,1 14,55 Thuỵ Sỹ 1.791,3 18,5 1.331,4 17,5 3.044,7 1545 3.355,7 16,05 USA 2.953,3 30,5 1.717,9 22 4.039,9 20,5 4.495,2 21,5 Hồng Kông 338,9 3,5 382,6 4,9 492,6 2,5 313,6 1,5 Canada 387,3 4 624,7 8 886,8 4,5 407,7 1,95 Các nước khác 871,6 9 1.175,4 15,5 3.941,6 20 4.505,8 21,55 Tổng cộng 9.683 100 7.809 100 19.707 100 20.908 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương – PGS.TS Trần Văn Chu – Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội

2. Giáo trình Kinh tế đối ngoại - Đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội 3. Giáo trình Kinh doanh Thương mại quốc tế - Trường Đại học Kinh doanh và

công nghệ Hà Nội

4. Giáo trình Đàm phán và ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế, PGS.TS. Tô Xuân Dân, NXB Thống kê Hà Nội 1998.

5. Thời báo kinh tế Sài Gòn. 6. Thời báo Kinh tế Việt Nam.

7. Trang web: http://vietnamnet.vn; http://vnexpress.net.

8. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh ở Công ty cổ phần sản xuất XNK Á Đông giai đoạn 2004-2007.

9. Bản kế hoạch hoạt động kinh doanh ở Công ty cổ phần sản xuất XNK Á Đông.

MỤC LỤC

II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA CÔNG TY...14

1.Kết quả chung...14

Trị giá ( Triệu VNĐ)...14

Qua số liệu trong biểu 2 ta thấy, trong những năm gần đây sản phẩm gia công nhiều nhất của Công ty là áo Jacket, mặc dù tỷ trọng giảm dần song vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất: 37,67% năm 2007. ...15

Trong thời gian qua (2004 – 2007) tỷ trọng áo Jacket giảm dần từ 74,4% năm 2004, đến năm 2005 là 50,6%, năm 2006 là 40,9% và năm 2007 là 37,67%. Sở dĩ giảm là do mặt hàng áo Jacket thường có giá gia công cao nên giữa các Công ty nhận gia công thường xảy ra cạnh tranh khốc liệt với nhau, trong khi đó công ty Á Đông không có năng lực cạnh tranh cao hơn nên lượng gia công giảm dần...15

Các sản phẩm chiếm tỷ trọng cao tiếp theo sau áo Jacket là áo Sơ mi năm 2004 đạt 9,76%; năm 2004 đạt 25,2%; năm 2006 đạt 20,95%; năm 2007 đạt 18,9%. Và những năm gần đây tỷ trọng của loại áo hai dây cũng chiếm một phần rất lớn trong tổng giá trị gia công của Công ty. Cụ thể là năm 2004 là 2,65% nhưng đến năm 2006 đạt mức 15,1% và năm 2007 là 17,9%. .15 3. Thị trường và khách hàng gia công...15

1. Những kết quả đạt được từ hoạt động gia công xuất khẩu ...20 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Nguyên nhân ...22

1. Đẩy mạnh hoạt động Marketing tìm kiếm bạn hàng, tiếp cận thị trường...25

2. Liên kết trong hoạt động kinh doanh ...26

3. Nâng cao trình độ quản lý của cán bộ trong công ty...27

4. Đầu tư trang thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm ...27

5. Phát triển các quan hệ đối tác...28

KẾT LUẬN...32

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất xuất nhập khẩu Á Đông (Trang 28 - 38)