III. Phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ trong điều kiện thực hiện
1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam
1.4. Xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt
Nam.
Theo dự báo của Bộ Công thương, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại VN giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm.Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu… xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 đạt 726.113 tỷ đồng, tương đương 45,2 tỷ USD, cao hơn so với năm 2006 (37,5 tỷ USD). Kế họach năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 875.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2007.
Theo các kết quả nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường, thì tại Việt Nam, gắn liền với việc nâng cao thu nhập của người dân, nhu cầu mua sắm ở những siêu thị bán lẻ hiện đại đã dần được hình thành, được nâng cao về số lượng lẫn chất lượng và có khuynh hướng trở thành thói quen sinh hoạt trong đời sống thường nhật. Theo đó, thứ tự về sức hấp dẫn đầu tư bán lẻ của thị trường Việt Nam được xếp thứ tư thế giới về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc (theo bảng xếp hạng của AT Kearney).
kinh nghiệm thương trường, công nghệ tiên tiến… đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các nhà phân phối Việt Nam. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có nhiều dự án kinh doanh bán lẻ hiện đại đang xây dựng được đưa vào phục vụ ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành.
Theo Đề án phát triển thương mại thị trường trong nước đến 2010 và định hướng đến 2020, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đến 2010 đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt Nam dần dần trở thành hiện thực và đó cũng là phản ảnh nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống.
Đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã thu hút từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân là do bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn.Các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và do vậy thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh.
Thực tế là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Parkson... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém nhiều so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
2. Khiến nghị phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ VN trong điều kiện thực hiện cam kết.
2.1.Giải pháp vĩ mô.
Giải pháp hàng đầu là tổ chức và tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống bán lẻ, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lớn. Trong phát huy vai trò chủ lực của doanh nghiệp nhà nước, sớm hình thành mạng lưới phân phối hợp lý, thông suốt trên phạm vi cả nước, từng bước chiếm lĩnh địa bàn trọng yếu, đủ nguồn lực để can thiệp, chi phối quan hệ cung cầu, không để xảy ra cơn sốt những mặt hàng chiến lược phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, như vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, lương thực, thuốc chữa bệnh... Xây dựng cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp quốc doanh và dân
doanh cùng tham gia cạnh tranh cung ứng hàng hóa để hàng hóa đến người tiêu dùng với mức giá hợp lý nhất.
Cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa, tiến tới xây dựng những doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, đổi mới và hoàn thiện phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa.
Muốn tăng sức mạnh nội lực, các doanh nghiệp bán lẻ cần hợp tác liên kết, coi đây là yêu cầu tự thân trong quá trình phát triển. Xóa bỏ cung cách kinh doanh "mèo nhỏ bắt chuột nhỏ", sáp nhập doanh nghiệp bán lẻ nhỏ với doanh nghiệp bán lẻ lớn, cùng nhau tồn tại và phát triển. Quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ sẽ giúp giảm chi phí, tạo kênh phân phối và nguồn hàng ổn định.
Các nước phát triển đang giảm bớt các siêu thị bán lẻ, xuất khẩu các siêu thị bán lẻ sang các nước đang phát triển như Việt Nam để phát triển thương mại điện tử ở nước họ. Các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh chủ yếu tập trung ở các đô thị và một số đối tượng khách hàng nhất định. Cho nên cần tập trung phát triển hình thức bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng) đồng thời hướng tới thương mại điện tử.
Phương thức bán lẻ truyền thống có thể bị thu hẹp nhưng chợ vẫn là kênh mua sắm chủ yếu của người dân lao động, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nơi giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa nông thôn và thành thị. Cần củng cố, đổi mới nâng cấp các chợ trong chuỗi các giải pháp xây dựng thị trường bán lẻ. Bộ Công thương vừa ban hành quy hoạch phát triển
mạng lưới chợ toàn quốc và quy hoạch đất đai xây dựng chợ, trung tâm điều phối bán lẻ là điểm nhấn trong tổng thể phát triển kênh phân phối hiện nay. Nhà nước cần tạo cơ chế để các doanh nghiệp bán lẻ trong nước có đất đai, có vốn để mở rộng chuỗi bán lẻ theo quy hoạch. Quan tâm phát triển thị trường bán lẻ ở nông thôn và miền núi, trong đó chú trọng phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ tổng hợp ở nông thôn, hợp tác xã quản lý chợ và kinh doanh chợ. Ðể phát triển thị trường bán lẻ trong nước, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành thương mại, quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại cả nước và các địa phương đồng thời bổ sung, sửa đổi quy chuẩn để hướng dẫn phát triển các loại hình kinh doanh thương mại, làm cơ sở để doanh nghiệp đầu tư, là tiền đề kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý.
Ðối với các doanh nghiệp bán lẻ, để đứng vững trước đối thủ cạnh tranh là các nhà phân phối nước ngoài, sớm có ý thức xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bán hàng, phương thức kinh doanh tiên tiến, phong cách bán hàng văn minh. Coi đó là nền tảng xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, cửa hàng, phối hợp các nhà sản xuất trong nước cung ứng hàng hóa ổn định, đẩy mạnh tiêu thụ hàng sản xuất trong nước, thúc đẩy sản xuất phát triển.