Chính sách phi thu :ế

Một phần của tài liệu hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam. thực trạng và một số giải pháp (Trang 31 - 98)

3. Tác động của HNKTQT đến nền kinh tế xã hội của một số quốc gia

2.2.1.2. Chính sách phi thu :ế

- Đến năm 2002, hạn ngạch nhập khẩu đối với các mặt hàng được bãi bỏ, trừ mặt hàng đường, hiện nay phương pháp chủ yếu mà Việt Nam áp dụng để hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng là bằng biện pháp thuế quan phụ thu.

Việt Nam cũng đang từng bước giảm thiểu các chỉ định về đầu mối nhập khẩu và quản lý chuyên ngành, bãi bỏ giấy phép nhập khẩu:

+ Theo Nghị định 59/2002/NĐ/CP ngày 04/06/2002 Việt Nam đã bãi bỏ một số giấy phép thay vào đó là các phương pháp quản lý khác nhằm thực hiện theo lộ trình của CEPT (AFTA).

+ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP thì tất cả các loại hàng hoá trừ những loại hàng hoá thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu đều được xuất nhập khẩu mà không cần giấy phép, mọi tổ chức kinh tế và cá nhân có tư cách pháp nhân đều được xuất khẩu các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu có nguồn hàng và thị trường, trừ các mặt hàng thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và danh mục hàng hoá hạn chế về kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

+ Theo QĐ số 46/2001/QĐ-TTG cho phép bãi bỏ hạn ngạch, bỏ đầu mối nhập khẩu kinh doanh phân bón từ năm 2001. Cũn riờng mặt hàng xăng dầu do đây là mặt hàng đặc biệt nhạy cảm do đó Nhà nước vẫn áp dụng chế độ chỉ định nhà nhập khẩu và hạn mức xăng dầu. Ngoài ra cũng theo quyết định này thì hầu hết các mặt hàng được bãi bỏ giấy phép.

- Hỗ trợ xuất khẩu: Việt Nam đang xem xét điều chỉnh quỹ thưởng xuất khẩu để loại bỏ hỗ trợ trực tiếp qua quỹ thưởng xuất khẩu trong đó mức hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp là rất thấp và thường là những hỗ trợ theo quy định của WTO như các hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ cỏc vựng khó khăn...

- Đối với việc thực hiện quyền tự vệ trong lĩnh vực thương mại thì theo pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQH 10 quy định các biện pháp tự vệ bao gồm có tăng mức thuế nhập khẩu, áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, áp dụng các biện pháp khác do Chính phủ quy định.

2.2.1.3. Chính sách sở hữu trí tuệ:

+ Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp.

+ Công ước về thành lập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.

+ Công ước về việc hợp tác trong lĩnh vực văn bằng bảo hộ sáng chế (PCT) +Thoả ước Marid về nhãn hiệu sáng chế.

+ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hồng Kụng. + Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả.

- Pháp luật Việt Nam cũng quy định về sở hữu trí tuệ thông qua các bộ luật như Luật Dân sự (1995), Luật Hình sự (1999), NĐ 63/CP ngày 24/10/1996 quy định về sở hữu công nghiệp, NĐ số 54/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp...

- Nhìn chung thì chính sách của Việt Nam về sở hữu trí tuệ như chính sách bảo hộ bí mật thương mai, chính sách đầu tư và chuyển giao công nghệ, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua kiểm soát hàng hoá qua biên giới, chính sách chống cạnh tranh không lành mạnh... đó phù hợp với quy định của WTO, của các công ước mà Việt Nam tham gia ký kết.

2.2.1.4. Chính sách thương mại và dịch vụ của Việt Nam.

- Hiện nay Việt Nam đang tích cực mở cửa thị trường thương mại dịch vụ, tuy nhiên vẫn còn không ít những mâu thuẫn so với các tổ chức thương mại thế giới WTO.

+ Đối với các hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới.

Pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận hoặc chưa đề cập đến phương thức này ngoại trừ bảo hiểm, vận tải hàng không, hàng hải, bưu điện, du lịch, các khoản thanh toán cỏ nhõn...cỏc dịch vụ này được phép thanh toán bằng ngoại tệ qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, không có những quy định cụ thể trong việc áp dụng thuế dịch vụ.

Pháp luật Việt Nam thừa nhận phương thức này như là các phương thức tiêu dùng phục vụ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh và nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước đồng thời thừa nhận việc thanh toán trong ngân hàng đối với các ngành hàng không, hàng hải, bưu điện, bảo hiểm, du lịch và các khoản thanh toán cá nhân.

+ Đối với phương thức hiện diện thương mại của các tổ chức cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành Luật Đầu tư chung thống nhất hai luật là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài.

2.2.1.5. Chính sách thương mại liên quan đến đầu tư của Việt Nam.

- Đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết một số điều ước song phương về đầu tư với một số nước như Italia, Bỉ, Cộng hoà Pháp, CH LB Đức, LB Nga, CH Ucraina...Ngoài ra Việt Nam đã ký một số điều ước đa phương về đầu tư như Công ước MIGA, Hiệp định TRIMs của WTO, HIệp định AIA của ASEAN, ...

- Các điều ước song phương và đa phương nêu trên đều tuân thủ các nguyên tắc về khuyến khích đầu tư chế độ tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, giải quyết tranh chấp ...đây đồng thời cũng là những nguyên tắc của WTO. Luật đầu tư của Việt Nam đều tuân thủ các điều ước quốc tế trên.

2.1.1.6.Chính sách và luật pháp giải quyết tranh chấp kinh tế thương mại.

- Ngày 27/8/1995, Việt Nam gia nhập công ước NewYork 1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài theo đó, Việt Nam cùng 120 quốc gia khác công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài được tuyển ở mỗi nước. Kế đó là trọng tài thường trực hay trọng tài vụ việc, công nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận trọng tài mà cỏc bờn lựa chọn công nhận quyết định của trọng tài được tuyờn trờn lãnh thổ của các quốc gia khác tham gia vào công ước có giá trị ràng buộc và cho phép thi hành các phán quyết đó tại Việt Nam phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam không xét xử lại những nội dụng đã được trọng tài nước ngoài giải

quyết. Sau khi tham gia công ước NewYork 1958, ngày 14/9/1995 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam những quyết định của trọng tài nước ngoài. Nhà nước Việt Nam đã đưa những quy định trong Công ước thành các điều luật trong pháp luật nước CHXHCN Việt Nam.

- Ngày 20/11/1996 Việt Nam cùng với các nước thành viên khác của ASEAN đã ký Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp (DSM) của ASEAN. Hàng loạt các điều ước quốc tế của ASEAN và các điều ước quốc tế song phương của các nước thành viên ASEAN đều được đưa vào Nghị định này để giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa cỏc bờn.

- Việc Việt Nam tham gia vào Công ước NewYork và Nghị định thư DSM cho thấy Việt Nam đang từng bước tham gia và chấp nhận các quy tắc và luật chơi chung của hệ thống kinh tế -thương mại quốc tế hiện đại.

2.2.2 Kết quả chủ yếu đạt được đạt được trong hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.2.1. Xuất nhập khẩu

Trong tổng số yếu tố làm tăng GDP thì đầu tư và xuất khẩu ròng chiếm vị trí quan trọng. Trong gần 20 năm qua, xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, ODA và các hoạt động khác như xuất khẩu lao động, kiều hối, du lịch.. là những

yếu tố quan trọng góp phần tăng GDP của Việt nam ở mức cao và tương đối ổn định. Trung bình từ năm 1990 đến nay tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao và tương đối ổn định. Trung bình từ năm 1990 đến ngày tốc độ tăng bình quân là 7%/ năm và Việt nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởngGDP cao nhất thế giới.

Trong suốt thập kỷ 90 và những năm đầu thế kỷ 20 xuất khẩu đã trở thành động lực chính trong phát triển kinh tế

Bảng 1: Đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu và GDP.

Năm Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tăng trưởng xuất khẩu (%) Tăng trưởng GDP (%) 1996 9735,3 7255,8 33,1 9,3 1997 6055,3 9185,0 26,6 8,2 1998 4877,0 9360,3 1,9 5,8 1999 2264,3 11541,4 23,3 4,8 2000 2685,7 14482,7 25,3 6,7 2001 3230,0 15029,2 3,8 6,8 2002 2963,0 16706,1 11,2 7,04 2003 3145,5 20149,3 19,8 7.24 2004 4222,2 26504,2 28,9 7,7 2005 5800 32,233 21,6 8,43 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hoạt động xuất khẩu nhìn chung có bước phát triển đáp ứng gần 80% nhu cầu nhập khẩu. Đáng kể là năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 32.233 triệu USD lớn nhất từ trước đến nay, cao gấp trên 14, 5 lần năm 191, cao gấp trên 5,9 năm 1995, cao gấp 2, 2 lần năm 2000. Quy mô xuất khẩu bình quân 1 tháng của Việt nam đạt 2 686 triệu USD còn cao hơn mức xuất khẩu đạt được trong cả năm 1992 trở về trước. Tổng quy mô xuất khẩu của Việt nam hiện đứng thứ 42 trên thế giới trong tổng số 131 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh, cao hơn thứ 48 trong năm 2000.

Có thể thấy từ khi Việt nam mở cửa hội nhập hoạt đông xuất nhập khẩ đã tăng lên nhanh chóng. Để đạt được kết quả này Việt nam đã thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tập trung vào các mặt hàng chủ lực nhưng quan trọng hơn là Việt nam đã mở của thị trường xuất khẩu. Từ năm 1990 trở về trước trao đổi ngoại thương của Việt nam chủ yếu là với ác nước thuộc Liờn Xụ và các nước XHCN Đông Âu chiếm tới 60-70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây thị trường xuất khẩu đã được mở rộng như EU, Mỹ, Canada, các nước Châu á (Singapore, Malaysia, Thai Lan, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản...) và hiện nay Việt nam còn xuất khõut hàng hoá sang một số thị trường mới - Châu Phi.

Hoạt động nhập khẩu cũng tăng lên một cách mạnh mẽ, phần lớn là những máy móc thiết bị hiện đại, nguyên vật liệu hục vụ cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu.

2.2.2.2. Thu hút ODA và FDI.

Nguồn vốn đầu tư tực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Nếu giai đoạn 1991-1995 FDI chỉ chiếm 2,57% tổng số vốn đầu tư phát triển của Viẹt Nam thì giai đoạn 1996-2000 chiếm 23% và giai đoạn 2001-2005 chiếm trên 19%. Tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào GDP tăng dần theo các năm (năm 1992 đạt 25%, năm1996 đạt 7,7%, năm 1997 đạt 8,6%, năm 1998 đạt 9%...năm 2000 đạt 13%, năm 2003 đạt 14,47%, năm 2004 đạt 15,7% và năm 2005 đạt 20,9%.

Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988-2005 Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Trong đó vốn pháp định (triệu USD) 1988-1990 214 1582,0 1007,4 1988 37 321,8 288,4 1989 69 525,2 311,5 1990 108 735,0 407,5 1991-1995 1397 16485,0 8606,1 1991 151 1257,0 663,6 1992 197 2027,0 1418,0 1993 274 2589,0 1468,5 1994 367 3746,0 1899,0

1995 408 6848,0 3157,0 1996-2000 1730 21597,2 9978,7 1996 387 8979,0 3280,0 1997 358 4894,2 2404,4 1998 285 4138,0 1976,0 1999 311 1568,0 693,3 2000 389 2018,0 1625,0 2001-2003 2100 6112,6 2698,8 2001 550 2592,0 1044,1 2002 802 1621,0 721,4 2003 748 1899,6 933,3 2004 4200 2800 2005 5800 3300 Nguồn: Tổng cục thống kê

Khu vực FDI góp phần tích cực đẩy mạnh tăng kim ngạch xuất khẩu và quan hệ với nhiều bạn hàng mới. Tỉ trọng của khu vực này trong kim ngạch xuất khẩu của Việt nam cũng tăng nhanh từ 2,4% năm 1991 lên 4% năm 1994, tăng mạnh vào năm 2002 là 47,13%, năm 2003 là 50,4%, năm 2004 là 54,8% và năm 2005 là 60%. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn FDI trong hơn 10 năm qua (1995-nay) đạt mức bình quân khoảng 49,9%/năm, cao gấp 2, 5 lần mức tăng bình quân của cả nước. Khu vực FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như dầu th ô (100%), mạch vi tính và linh kiện điện tử (99%), giày dép các loại (52,5%), các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (34,3%). Còn đối với những mặt hàng mới thì khu vực FDI cũng chiếm tỷ trọng lớn như xe đạp (99,9%), dây cáp điện (98%), sợi dệt (58%), sản phẩm gỗ (32%), sẩn phẩm nhựa (47)...

Bảng 3: Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài.

2002 2003 2004 2005 2002-2005

(triệu USD) Tăng trưởng (%) 104 111 121 129 115.81 DN 100% vốn trong nước (triệu USD) 8.228 8.834 10.015 11.742 38.319 Tăng trưởng (%) 108 107 113 117,2 111.23 DN có vốn ĐTN (triệu USD) 6.799 7.972 10.161 14.261 39.093 Tăng trưởng (%) 99,9 116 129 140,3 120.34

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2005

Khu vực này đóng một vai trò quan trọng trong nhập khẩu máy moc thiết bị và công nghệ hiện đại. Trong vòng 10 năm qua (1996-2005) kim ngạch nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 1.468 triệu USD lên 10.962 triệu USD cao gấp gần8 lần nâng tổng kim ngạch của nhập khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước lên trên 35% và khu vực này cũng chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2000 - 2005

2001 2002 2003 2004 2005

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Vốn Nhà nước 57,50 58,10 56,20 56,68 56,03

Vốn ngân sách 23,75 24,69 21,97 21,66 24,29

Vốn tín dụng nhà nước 18,52 17,14 17,37 13,13 11,55

Vốn đầu tư của DNNN 15,24 16,27 16,86 18,20 18,32

Vốn huy động khác 0,00 0,00 0,00 3,69 1,87

Vốn ngoài quốc doanh 23,80 23,50 25,30 26,73 26,68

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

18,70 18,40 18,50 16.59 17,29

Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư

Điều này cho thấy chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hướng về xuất khẩu đã phát huy tốt hiệu. Điều này cũng chứng minh rằng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hơn hẳn so với các khu vực khác do những lợi thế về vốn, công nghệ, định hướng mặt hàng tiêu thụ

và thị trường xuất khẩu. Mặt khác, đây cũng là một hệ quả tất yếu của quá trình HNKTQT của Việt Nam. Điều này phản ánh sự tuỳ thuộc lẫn nhau và liên kết kinh tế ngày càng tăng giữa các nền kinh tế trên thế giới.

Còn về thu hút và sử dụng vốn ODA thì sau khi Việt Nam nối lại quan hệ với WB, ADB, IMF, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, từ năm 1993 đến nay, hàng năm Việt Nam thường xuyên tổ chức Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ quốc tế. Qua 13 lần Hội nghị, số vốn dành cho Việt Nam mỗi năm một tăng, với tổng số vốn các nước và tài chính các nước cam kết là gần 29 tỷ USD. Trong số này, 20 tỷ đã được hợp thức hoá nhưng thực tế ta mới giải ngân được trên 15 tỷ USD còn gần 5 tỷ chưa được giải ngõn vỡ chưa triển khai được dự án.

Nguồn vốn ODA chủ yếu được cung cấp thông qua các dự án hoặc các chương trình viện trợ không hoàn lại và vay ưu đãi trong đó khoảng 15-20% số vốn ODA cam kết nói trên là viện trợ không hoàn lại, hầu hết là các dự án hỗ trợ kỹ thuật còn lại một phần là các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ và viện trợ hàng hoỏ. Cỏc khoản vay ưu đãi tập trung cho các dự án cấp quốc gia có hàng trăm triệu USD. Ngoài ra cũn cú cỏc khoản vay theo chương trình tín dụng ưu đãi để xoỏ đúi, giảm nghèo.

Trên cơ sở vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ song phương và đa

Một phần của tài liệu hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam. thực trạng và một số giải pháp (Trang 31 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w