Các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu tìm hiểu luật phòng chống bạo lực gia đình (Trang 25 - 26)

Biện pháp “phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ” với điểm ưu tiên là 2.08. Đây là biện pháp rất cần thiết và quan trọng bởi vì hành vi BLGĐ có bị phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng pháp luật thì luật PCBLGĐ mới có hiệu lực trên thực tế và mới đảm bảo ngăn chặn được tình trạng BLGĐ. Nói cách khác, việc ưu tiên thực hiện biện pháp này sẽ giúp đạt được cùng một lúc hai mục tiêu: vừa trực tiếp phòng chống BLGĐ trên thực tế và vừa nâng cao hiệu lực và tính nghiêm minh của luật PCBLGĐ.

Biện pháp tiếp theo là “tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ”. Biện pháp này gắn liền với biện pháp tuyên truyền pháp luật và xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ. Trên thực tế, không ít các hành vi BLGĐ bị coi là “bình thường”, “tự nhiên”, “chấp nhận được” do vậy các hành vi đó vẫn tiếp tục xảy ra hàng ngày. Trước tình hình như vậy, rõ ràng là cần phải ưu tiên hàng đầu biện pháp tuyên truyền về bình đẳng giới, tiếp đến là phát hiện, xử lý các hành vi BLGĐ và thứ ba là “tạo dư luận cộng đồng lên án mạnh mẽ các hành vi BLGĐ” chứ không thể tỏ thái độ đồng tình với các hành vi đó.

Cá biện pháp gắn liền với việc phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi BLGĐ là phải “Có địa chỉ tin cậy cho nạn nhân BLGĐ tạm lánh”. Riêng với biện pháp này phụ nữ đánh giá mức độ ưu tiên cao hơn so với nam giới, rất có thể giải thích rằng vì phụ nữ hiểu rõ hơn nam giới về sự cần thiết của nơi tạm lánh đối với nạn nhân BLGĐ mà thường nạn nhân lại là phụ nữ. Khi bị nam giới đánh đập mà không có ai kịp thời ngăn chặn thì có lẽ cách tốt nhất đối với phụ nữ là tìm cách lánh đi nơi khác. Đó là biện pháp vừa bảo vệ phụ nữ vừa là cách ly một cách thụ động thủ phạn nam giới khỏi nạn nhân để tránh những hành vi bạo lực tiếp theo.

Một phần của tài liệu tìm hiểu luật phòng chống bạo lực gia đình (Trang 25 - 26)