0
Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Chính sách quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (Trang 34 -36 )

1. 3 Đặc điểm về thị trường lao động

1.6 Chính sách quản lý của Nhà nước

Công tác tiền lương luôn được Nhà nước quan tâm, Nhà nước với chủ trương và chính sách của mình đề ra mức lương tối thiểu mà mỗi người lao động được nhận trong một tháng . Căn cứ vào những quy định này giúp Nhà nước quản lý, giám sát chế độ tiên lương để tránh tình trạng người lao động không được nhận xứng đáng với công sức mình bỏ ra, ngoài ra còn giúp cho các doanh nghiệp hoạch định và quản lý người lao động .

Nhà nước quản lý công tác tiền lương thông qua việc ban hành các Nghị định và thông tư như sau :

- Nghị đinh số 204 /NĐ-CP, 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ về việc chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, quy định bảng lương trong công ty nhà nước

- Thông tư số 08/2005/TT – BLĐTBXH ngày 05/01/2005 đã hướng dẫn thực hiện NĐ số 207/2004/NĐ – CP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc công ty

- Nghị định số 110/2008/NĐ – CP ngày 10/10/2008 quy định mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2009

Các quy định của Nhà nước về chế độ tiền lương sẽ có ảnh hưởng hai mặt đến công tác tiền lương của Công ty như sau :

- Thuận lợi : dựa vào thang lương, bảng lương của Nhà nước sẽ tạo ra sự nhất quán thống nhất trong cách tính lương và công tác trả lương của Công ty, dễ dàng hơn và dễ quản lý hơn

- Khó khăn :

+ Với các quy định và tính lương trên thì Công ty khó có thể chủ động trong cách tính lương, phụ thuộc nhiều vào các quy định của Nhà nước . Khi mức lương tối thiểu tăng lên sẽ tạo ra động lực cho người lao động nhưng ngược lại sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người lao động cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Thực tế trong những năm gần đây cho thấy Nhà nước đã không ngừng điều chỉnh mức lương tối thiểu . Năm 2004 mức lương tối thiểu là 290.000, 2005 tăng lên là 350.000, cuối 2006 tăng lên 450.000, 2008 tăng lên 540.000 và từ tháng 5 năm 2009 mức lương tối thiểu là 650.000. Với việc tăng mức lương tối thiểu là một tín hiệu đáng mừng nhưng những điều chỉnh này thường đi sau sự tăng của giá cả, lạm phát nên mức cải thiện mà nó đem lại cho người lao động là gần như không có.

+ Việc tính lương theo thang bảng lương quy định của nhà nước trên lý thuyết đã bóc tách hoàn toàn với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty .Ví dụ như Bộ luật lao động quy định làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì phải trả tiền lương gấp đôi, làm vào ngày lễ tết trả gấp 3, làm ca đêm phải trả tăng thêm ít nhất 30% lương ngày thường… Mức lương, thù lao được tính vào chi phí kinh doanh đang bị khống chế, cứng nhắc trong chế độ tiền lương

dẫn đến chưa thực sự có tính thúc đẩy sản xuất của người lao động. Lương, thù lao được quy định bởi quy mô hơn là hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, vấn đề làm linh hoạt hệ thống tiền lương, xây dựng một hệ thống tiền lương mang bản sắc riêng của doanh nghiệp đang được Công ty rất quan tâm.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (Trang 34 -36 )

×