PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA (Trang 25 - 26)

Nghiên cứu về Nho gia và Pháp gia giúp ta có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về Nho gia và Pháp gia. Nghiên cứu những ảnh của Nho gia và Pháp gia đối với đời sống xã hội của người Việt Nam. Từ đó, ta có để ứng dụng các Triết lý này trong mọi mặt của đời sống ở hiện tại.

Nho gia và Pháp gia đều có những ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống xã hội đến tận ngày nay. Cả hai đều hướng việc xây dựng một xã hội tốt đẹp trên cơ sở những triết lý về con người, cách đối nhân và xử thế giữa người với người. Tuy vậy, hai triết lý trên giải quyết cùng một vấn đền dựa trên hai quan điểm khác nhau. Nho gia thì hướng đến đức trị còn Pháp gia thì hướng đến pháp trị. Nho gia cho rằng để xây dựng một xã hội phồn vinh thì cần phải giáo dụng con người sao có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng… Trong khi đó, Pháp gia hướng đến việc xây dựng một hệ thống luật lệ có thưởng phạt nghiêm minh.

Theo quan điểm của người viết, Triết học Trung Quốc mà đặc biệt là Nho gia và Pháp gia có ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội Việt Nam. Nguyên nhân ảnh hưởng là do Việt Nam nằm kề cận với Trung Quốc về mặt địa lý và Việt Nam chịu sự đô hộ khoảng 1000 năm từ giặc Tàu. Do đó, khi nghiên cứu triết học Trung Quốc nói chung hay Nho gia và Pháp gia nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người, văn hóa Việt Nam. Khi nắm bắt được các vấn đề mang tính cốt lõi, ta có thể ứng dụng trong nhiều mặt từ chính trị, đạo đức, xã hội.

Triết học hoàn toàn không xa lạ với đời sống xã hội. Chúng ta có thể vận dụng Triết học trong nhiều mặt từ kinh tế, xã hội, chính trị - pháp luật. Tùy vào khả năng và tầm nhìn của từng các nhân mà mức độ vận dụng, khai thác Triết học ở các mức độ khác nhau. Ta có thể ứng dụng Triết học trong giao tiếp hằng ngày, quản lý nhân viên, xây dựng tổ chức nhân sự công ty,… Nhà nước có thể vận dụng các tư tưởng về Nho gia và Pháp gia để xây dựng một hệ thống pháp luật sao cho nghiêm minh nhưng cũng cần phải quan tâm đến yếu tố con người, sự khoan dung.

Tóm lại, Nho gia và Pháp gia có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, chúng ta nên biết phối hợp và vận dụng sao cho linh hoạt và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ PHÁP GIA (Trang 25 - 26)