39 Bảng 2.8: Dư nợ và tỷ trọng của một số sản phẩm tín dụng chủ yếu so với tổng dư
2.4. Đánh giá hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV thông qua việc phân tích mô hình SWOT
hình SWOT. 2.4.1. Điểm mạnh So với các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đó chính là lợi thế sân nhà với hệ thống mạng lưới rộng khắp, đội ngũ cán bộ địa phương, am hiểu văn hoá kinh doanh, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Khi các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường gặp phải rào cản văn hoá, mất thời gian để nắm được thông lệ, văn hoá kinh doanh của người Việt và thường có xu hướng tìm kiếm các đối tác chiến lược là các ngân hàng nội địa hơn là tự thiết lập hệ thống mạng lưới bán lẻ. Bên cạnh đó, trên thực tế luôn tồn tại những phân khúc khách hàng truyền thống mà các ngân hàng nước ngoài khó có thể khai thác được. So với các ngân hàng thương mại Việt Nam, BIDV là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn và lâu đời, có nội lực khá vững vàng thể hiện trên các mặt cụ thể như sau: BIDV có thương hiệu mạnh và có bề dày lịch sử và kinh nghiệm trong phục vụ các khách hàng doanh nghiệp lớn, với nền khách hàng lớn sẵn có sẽ có những tác động tốt đến sự phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.
Tiềm lực tài chính mạnh và các lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng. Đây là điều kiện tốt để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ thông qua việc tự đảm bảo nguồn vốn để cho vay và bán chéo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác.
Mạng lưới chi nhánh của BIDV với trên 108 chi nhánh cấp 1 và trên 304 phòng giao dịch, phân bố rộng khắp nước cả nước, tập trung nhiều tại các khu vực đô thị và đều có vị trí thương mại thuận lợi, là kênh phân phối chủ yếu của tín dụng bán lẻ.
Nhân lực có trình độ chuyên môn cao, BIDV có đội ngũ cán bộ nhân viên trên 12.000 người có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng, kinh nghiệm trong nghiệp vụ ngân hàng, nhanh chóng tiếp cận với kiến thức mới.
41
Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư là thế mạnh hỗ trợ cho công tác phát triển nghiệp vụ, khai thác thông tin và quản lý tín dụng bán lẻ.
2.4.2. Điểm yếu
BIDV chưa có thương hiệu, vị thế mạnh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng, các thương hiệu mạnh trong lĩnh vực bán lẻ thuộc về một số ngân hàng nước ngoài (HSBC, ANZ, SC,...) và một số ngân hàng cổ phần (ACB, Sacombank, Techcombank,...). Tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ/tổng dư nợ tại BIDV thấp, năm 2008, dư nợ tín dụng bán chiếm 10,9% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của BIDV, so mức bình quân chung của ngành Ngân hàng Việt Nam là 16,5% và các ngân hàng thương mại cổ phần khác thường có chiếm tỷ trọng 35% 50%. Hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV, trước 2008, chủ yếu được phát triển tự phát tại các chi nhánh trên cơ sở những quy định chung, gần như chưa có định hướng, cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ riêng, chưa được quan tâm chỉ đạo triển khai từ Hội sở chính cho đến các chi nhánh. Hiệu quả của tín dụng bán lẻ chưa được đánh giá đầy đủ và đúng mức, nên chưa thấy hết vai trò của tín dụng bán lẻ trong hoạt động ngân hàng (lợi nhuận cao, phân tán rủi ro, quảng bá thương hiệu...). Nợ quá hạn có xu hướng tăng từ 2,65% năm 2006 lên 3% năm 2008. Năng lực quản trị rủi ro trong bán lẻ chưa cao để xảy ra nhiều vụ việc nổi cộm trong hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV. 2.4.3. Cơ hội Hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho ngành ngân hàng Việt Nam, tranh thủ về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, phát huy lợi thế so sánh, mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế với các ngân hàng nước ngoài. Chính hội nhập quốc tế yêu cầu các ngân hàng nội địa chuyên môn hoá sâu về các nghiệp vụ ngân hàng, quản trị tài sản nợ có, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài; đồng thời tạo cơ hội cho các ngân hàng nội địa mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Thị trường sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng tại Việt Nam xét cả về quy mô và chất lượng dịch vụ còn rất khiêm tốn, mới được quan tâm khai thác, đang trong giai đoạn tăng trưởng. Các nhu cầu tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và nhu cầu tín dụng tiêu dùng phục vụ đời sống hiện nay là rất lớn, tuy nhiên rất khó tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng.
Số lượng và chất lượng khách hàng bán lẻ không ngừng gia tăng, kết quả trực tiếp của sự tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây và sắp tới. Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm liền (trong 5 năm gần đây luôn đạt 78%), là môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, với lực lượng dân số trên 85 triệu người, 2/3 dân số trẻ, mức sống của người dân liên tục cải thiện, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ 423USD năm 2001 lên khoảng 1.100USD năm 2009; trình độ dân trí ngày một nâng cao, khả năng đón nhận và nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng. Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới.
Các cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng từ các chính sách vĩ mô, các chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng để chống suy thoái kinh tế của Nhà nước, như giảm và hoãn thuế, hỗ trợ lãi suất cho vay và nhiều chính sách khác đang tiếp tục được triển khai là cơ hội để các thành phần kinh tế tiếp cận được nguồn vốn rất lớn từ các ngân hàng để khôi phục, cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.4.4. Thách thức
Tiếp tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại trong 12 năm tới. Thị trường có thể còn có biến động khiến các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp gặp khó khăn, hạn chế trong tiêu dùng và đầu tư sản xuất kinh doanh trong thời gian trước mắt, ảnh hưởng đến nhu cầu và chất lượng tín dụng.
Áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng cổ phần, mạnh hơn về thị phần và/hoặc các nguồn lực hoạt động, yêu cầu BIDV phải nâng
43
cao khả năng cạnh tranh, đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn.
Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi hội nhập, yêu cầu BIDV cần có chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân và lôi kéo nhân viên giỏi.
Qua mô hình SWOT đi sâu vào phân tích những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV, trong đó nổi lên những thách thức và tồn tại cần thiết phải đi sâu vào phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhằm đưa ra các giải pháp, biện pháp khả thi, nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV.