- Chi phí NCTT trong san bao gốm tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực
2.24.5 Quy trình xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ: Quy trình xác định kết quả kinh doanh
2.25. LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh củ một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một
doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu,thu nhập khác,chi phí,lãi lỗ
Các luồng tiền
Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.
2.25.1 Bảng cân đối kế toán
Chứng từ gốc Sổ nhật ký chung
Sổ cái Sổ chi tiết các tài
nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó.
Dựa vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết cũng như các bảng cân đối kế toán các kì trước để lập Bảng cân đối kế toán.
Sơ đồ: Quy trình lập bảng cân đối kế toán
2.25.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác.
Căn cứ vào sổ kế toán vào các tài khoản khác (từ 5 đến 9) và báo cáo của các kì trước để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Sơ đồ: Quy trình lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.25.3 Thuyết minh báo cáo tài chính
SDCKBCĐ phát sinh Mã chi tiết của BCĐKT Mã tổng hợp của BCĐKT BCĐKT kỳ này BCĐKT kỳ trước SDCK TK 133 Số PS trong kỳ từ loại 5 đến loại 9 Mã chi tiết Mã tổng hợp BCKQHĐKD kỳ này BCKQHĐKD kỳ trước
Doanh nghiệp phải trình bày trong thuyêt minh báo cáo tài chính một cách tổng hợp trong năm tài chính những thông tin như sau:
Tổng giá trị mua
Phần giá trị mua được thanh toán bằng tiền và các khoản tương đương tiền
Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có của công ty được mua và thanh lý
Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các khoản tương đương tiền của công ty được mua và thanh lý trong kì. Gía trị tài sản này phải được tổng hợp theo từng loại tài sản.
2.26 LẬP BÁO CÁO THUẾ GTGT
- Mẫu số 01/GTGT – tờ khai thuế GTGT, thời gian nộp chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo- tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
2.26.1 Bảng kê hàng hóa- dịch vụ mua vào
- Căn cứ hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kì tính thuế, NNT kê khai theo từng hóa đơn, chứng từ hàng hóa- dịch vụ tương ứng với các bảng kê tương ứng. Các loại hóa đơn được kê khai vào bảng này, trừ trường hợp hóa đơn bất hợp pháp và hóa đơn không được khấu trừ.( Hóa đơn đã quá hạn kê khai 3 tháng)
2.26.2 Bảng kê hàng hóa –dịch vụ bán ra
Tương tự như bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào
2.26.3 Tờ khai thuế GTGT
A. Không phát sinh hoạt động mua bán trong kì
- Nếu không phát sinh thì đánh dấu ‘X’ vào mã số[10]
B. Thuế GTGT còn được khấu trừ kì trước chuyển sang ghi vào mã số [11] của tờ khai thuế GTGT kỳ này và số thuế đã ghi trên mã số [43] của tờ khai thuế GTGT kì trước.
C. Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước
- Lấy số liệu của hai bảng kê trên đưa vào tờ khai thuế GTGT
2.27 LẬP BÁO CÁO THUẾ TNDN
2.27.1 Tờ khai tạm nộp thuế TNDN
- Kì tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động, phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của quý. Kyftinhs thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh của nghĩa vụ thuế.
- Nộp hồ sơ thuế TNDN tạm tính ngày 10 tháng đầu tiên là hạn chót.
- Kì tính thuế được xác định theo năm dương lịch, trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính thì kì tính thuế áp dụng theo năm tài chính áp dụng. Kì tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kì tính thuế cuois cùng với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kì kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Trường hợp kì tính thuế năm đầu tiên của cơ sở kinh doanh mới thành lập và kì kế toán năm cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập chia tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 3tháng thì được cộng với kì tính thuế tiếp theo ( đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập) hoặc kì tính thuế năm trước đó ( đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chuyển đổi hình thức sở hữu, sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kì tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kì tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15tháng.
CHƯƠNG 3.
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI TỔNG CÔNG TY TNHH LAM SƠN - SAO VÀNG 3.1. Đánh giá chung công tác kề toán tại công ty.
Tổng Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng từ ngày thành lập tới nay đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô chất lượng sản xuất và đã tự khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cả nước bằng các sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, giá thành hạ. Sự nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty từng bước hòa nhập với nhịp điệu phát triển kinh tế của đất nước, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Sau một thời gian tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, em nhận thấy một số ưu nhược điểm nổi bật như sau:
3.1.1. Ưu điểm:
Về tổ chức quản lý:
Công ty đã xây dựng được mô hình quản lý khoa học, có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với mô hình quản lý này, Công ty đã chủ động hơn trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín trên thị trường.
Về tổ chức sản xuất:
Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty gọn nhẹ và năng động, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả giúp cho Ban lãnh đạo Công ty quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, giám sát thi công và tổ chức kế toán được tiến hành khoa học thích hợp.
Về bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối chặt chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc,... lại được bố trí hợp lý, phù hợp với trình độ khả năng của mỗi người đã góp phần nâng cao hiệu quả của các thông tin phục vụ cho quản lý.
Nhìn chung hệ thống chứng từ kế toán ban đầu của Công ty được tổ chức hợp pháp hợp lệ, đầy đủ. Ngoài hệ thống chứng từ theo qui định riêng của Bộ Tài chính, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác theo qui định riêng của Công ty cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Về hình thức sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Đây là hình thức tương đối đơn giản. Hơn nữa, Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán được cài đặt sẵn trên máy tính nên thuận tiện trong sử dụng và phù hợp với những điều kiện về tổ chức sản xuất của Công ty. Đồng thời cũng làm giảm đi đáng kể khối lượng công việc của kế toán.
Sự phối hợp như trên giữa các phòng ban Công ty với đội đã đảm bảo cho việc tính đầy đủ giá thành sản phẩm, giải quyết mối quan hệ giữa Công ty với người lao động, chủ đầu tư,... Hình thức khoán này góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm và tăng cường quản trị của Công ty.
Những ưu điểm trên là do kết quả lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên
Công ty trong đó có một phần không nhỏ là sự cố gắng của Phòng Kế toán, đã thực hiện tốt vai trò hạch toán quản lý tài chính của mình.
3.1.2. Những tồn tại cần khắc phục
Về việc hạch toán và trích khấu hao tài sản cố định:
Hiện nay, các tài sản cố định sử dụng ở các đội phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm và ở bộ phận văn phòng đội đều do kế toán Công ty quản lý và trích khấu hao.
Đến kỳ trích khấu hao, kế toán Công ty hạch toán: Nợ TK 642 (6424)
Có TK 214
Cuối tháng, tính và phân bổ cho các công trình theo định khoản: Nợ TK 6274
Có TK 642 (6424)
Cách hạch toán này là chưa hợp lý và chưa cụ thể. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty chưa tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, mà trong tháng nếu có công nhân nghỉ phép thì tiền lương nghỉ phép của công nhân được hạch toán ngay vào chi phí của tháng đó. Cách làm này sẽ chỉ thích
ứng khi công ty có thể bố trí cho người lao động nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán. Tuy nhiên, trên thực tế tại công ty, việc nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất không đều đặn, có tháng nghỉ ít, có tháng lại nghỉ nhiều và thường dồn vào dịp lễ tết làm cho chi phí nhân công trực tiếp phản ánh không phù hợp với kết quả sản xuất của mỗi kỳ hạch toán.
Về kế toán thiệt hại trong sản xuất
Do trong quá trình sản xuất bị hao phí bởi điều kiện thời tiết nên gây thiệt hại khá nhiều dẫn đến chi phí bỏ ra nhiều hơn nhưng trên thực tế công ty lại không theo dõi khoản mục chi phí này một cách chính xác và đầy đủ, toàn bộ chi phí vật tư, công nhân…vẫn được tính vào các khoản mục chi phí từ đó đưa vào giá thành sản phẩm, trong khi theo chế độ kế toán hiện hành thì không phải khoản thiệt hại nào cũng được tính vào giá thành sản phẩm.
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng
Ý kiến 1: Về việc hạch toán và trích khấu hao TSCĐ:
Công ty nên giao cho các đội tự quản lý và trích khấu hao tài sản cố định mà mình đang sử dụng.
Đến kỳ trích khấu hao, kế toán đội tính và phân bổ cho các công trình vào tài khoản 627 - 6274 - Chi tiết cho từng lần sản xuất sản phẩm
Nợ TK 627 (6274) Có TK 214
Ý kiến 2: Về thiệt hại trong quá trình sản xuất:
Để tính được chính xác giá thành sản phẩm, công ty cần phải loại bỏ những chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành . Những khoản chi phí này công ty nên xử lý như sau:
* Trường hợp thiệt hại do nguyên nhân khách quan: thời tiết, vật tư cung ứng không kịp thời thì những chi phí về vật liệu phải bỏ ra để khắc phục thiệt hại này tính vào chi phí khác:
Nợ TK 811
Có TK 154
sai phải bồi thường nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công nhân sản xuất…Toàn bộ chi phí này được tập hợp vào tài khoản 1381_Tài sản thiếu chờ xử lý:
Nợ TK 1381
Có TK 111,152, 331,334… Khi có quyết định xử lý khoản thiệt hại này, kế toán ghi: Nợ TK 111,152: Giá trị phế liệu thu hồi Nợ TK 1388, 334: Cá nhân bồi thường Có TK 1381: Xử lý giá trị thiệt hại