Nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại công thương hưng yên (Trang 52 - 54)

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho Khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định giúp

3.2.5.Nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định

Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠ

3.2.5.Nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định

Doanh nghiệp và Ngân hàng. Thời hạn phù hợp với thời gian hoàn vốn của chu kỳ kinh doanh, với luồng tiền của Doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp trả nợ Ngân hàng đúng thời hạn, tạo uy tín cho Doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

Chi nhánh nên xác định và điều chỉnh thời hạn cho vay phù hợp với các DNVVN thì chất lượng tín dụng sẽ được cải thiện và nâng cao hơn. Thời hạn này phải căn cứ vào chu kỳ SX - KD thực tế của DN, dựa vào mục đích vay vốn (để đầu tư vào tài sản cố định, máy móc thiết bị hay đáp ứng nhu cầu vốn lưu động), kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, các hợp đồng mua bán.

3.2.5. Nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao được chất lượng thẩmđịnh định

Thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi quyết định đầu tư, đặc biệt trong hoạt động tín dụng của NHTM, thông tin chính xác sẽ góp phần đưa ra các quyết định chính xác có nên đầu tư hay không. Muốn có được thông tin tín dụng có chất lượng cần phải có phương pháp, phương tiện, con người đủ khả năng nắm bắt, thu thập, phân tích, lựa chọn và dùng thông tin để lựa chon Khách hàng, thẩm định dự án, phương án vay vốn.

Hiện nay hệ thống thông tin của chi nhánh đã phần nào đáp ứng được của công tác thẩm định để đưa ra quyết định cho vay và trong thời gian tới chi nhánh

Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên phải tiếp tục hoàn chỉnh và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng theo hệ thống như sau:

- Xây dựng hệ thống thông tin về Khách hàng một cách khoa học, những thông tin về Khách hàng đã đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng sau khi thu thập từ các nguồn, cần được phân tích, xử lý sau đó sắp xếp có hệ thống tạo điều kiện cho cán bộ tìm kiếm thông tin một cách thuận tiện nhất, dễ dàng nhất và nhanh chóng nhất khi có nhu cầu sử dụng để phân tích, thẩm đỉnh, kiểm tra để cho vay chính xác, trong đó phải lưu ý tới các thông tin màn tính cảnh báo và dự đoán. công tác này có thể do các phòng ban cùng phối hợp thực hiện. Đặc biệt cần tới đối tượng Khách hàng là DNVVN. Các nguồn có thể thu thập thông tin là: Bộ phận quản lý hồ sơ, giấy tờ của Khách hàng và một nguồn nữa là nguồn thông tin đại chúng – nguồn này rất quan trọng trong nhiều trường hợp. Ngoài ra cần phải có sự hợp tác thường xuyên cùng các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan, tổ chức chính quyền địa phương và giữ mối quan hệ tốt đẹp với Khách hàng vì họ cũng có thể cung cấp cho Ngân hàng những thông tin quý báu.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng của NHNN và phòng thông tin tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hệ thống thông tin này được đánh giá là đáng tin cậy vì do Nhà nước quản lý: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (CCCI) là tổ chức đại diện cho cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam trong đó có DNVVN. Đặc biệt hiện nay CCCI đang kết hợp với các bộ ban ngành đang tiến hành dự án “phát triển dịch vụ tài chính” mà trọng tâm của nó là xây dựng hệ thống thông tin, tư vấn tin cậy và công khai đánh giá về rủi ro của các khoản cho vay, giảm bớt các khoản nợ đọng, mặt khác cũng tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ tài chính của DN. Ngoài ra, việc này cũng sẽ góp phần xây dựng một nền văn hoá Doanh nghiệp “có vay có trả” lành mạnh.

Chú ý đến công tác phân tích và dự báo những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra từ những thông tin về Khách hàng, về tài chính, về thị trường, cán bộ Ngân hàng phân tích và xử lý thông tin để thấy được những tiềm năng phát triển, những kết

quả khả quan của những Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và tiếp tục có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời cũng từ các kết quả phân tích được từ thông tin tín dụng Ngân hàng có thể thấy được những Khách hàng làm ăn có hiệu quả, và những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Để thực hiện được điều này, chi nhánh phải cử cán bộ có kiến thức, có nghiệp vụ Ngân hàng và phải có hiểu biết chuyên môn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Khách hàng. Để tìm hiểu đánh giá và xếp loại Khách hàng, trong công tác thẩm định, đối với các dự án có thời gian dài, nên sử dụng phân tích “động”, tức là đặt dự án trong xu hướng biến động. Thông qua những thông tin này thì các cán bộ tín dụng có thể thẩm định được các điều kiện vay vốn, tư cách người vay, thẩm định tính khả thi của dự án, nhất là thẩm định kỹ về phương diện thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm… đảm bảo cho vốn vay phải được thu hồi đầy đủ và đúng hạn và nhất là phải có lãi, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng.

Chất lượng tín dụng được đảm bảo khi cán bộ tín dụng vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có hiểu biết rộng rãi, sâu sắc trong nhiều lĩnh vực khác như ngành nghề kinh doanh của Khách hàng, các quy định của Nhà nước như: Chế độ tài chính cho từng loại hình DN, chế độ khấu hao, các quy định về thuế, các cán bộ tín dụng cũng nên thường xuyên cập nhật những biến động về giá cả, cung cầu của thị trường các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là những lĩnh vực mà họ đang phụ trách. Một điều đáng lưu ý trong việc đánh giá tính khả thi của dự án là các cán bộ tín dụng cũng phải linh hoạt trong việc sử dụng các chỉ tiêu tài chính, đồng thời cũng nên có sự so sánh với những chỉ tiêu chuẩn đối với ngành nghề tương ứng.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng thương mại công thương hưng yên (Trang 52 - 54)