Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2004 đến 2006

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm may mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa (Trang 31 - 56)

TCT chỉ xuất khẩu sang các nước XHCN . Nhưng theo tiến trình hội nhập và mở cửa, nhất là từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO hiện nay Hanosimex đã có quan hệ làm ăn với 36 quốc gia trên thế giới. Những thị trường quen thuộc là : Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hàng năm giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của Hanosimex đã chiếm từ 40% -45% doanh thu của TCT, và phấn đấu tới năm 2010 là 50%. Có thể nói rằng thị trường quốc tế đã đem lại cho Hanosimex sự tăng trưởng đáng kể. Với dây chuyền sản xuất hiện đại, các mặt hàng như Sợi, vải Denim, Quần áo dệt kim, Quần áo Denim, Khăn là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chất lượng cao kim ngạch ổn định.

Bên cạnh đó TCT còn thường xuyên nghiên cứu để tìm ra thị trường mới, cũng như tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu qua một số năm.

Đvt: USD

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 KH2009

Tổng kim ngạch

26.145.000 35.218.000 39.500.000 51.067.136 39.187.160 45.000.000

Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu của Hanosimex

Ta thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của Hanosimex không ngừng tăng qua các năm, cao nhất là năm 2005 so với 2004, tăng 34.7%. Riêng năm 2008, nền kinh tế thế giới bị suy thoái, điều này đã làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta, trong đó có Hanosimex. Thị trường xuất khẩu là một thị trường có nhiều biến động, nó phụ thuộc vào nền kinh tế của một số quốc gia trên thế giới điển hình là Mỹ. Hơn nữa cùng với xu thế hội nhập và mở cửa, TCT cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc trên chính những thị trường quen thuộc của mình.

4.3. Đặc Điểm Về Nguồn Nhân Lực.

Có thể nói Dệt May là một ngành Công nghiệp chiếm nhiều lao động phổ thông nhất. Hằng năm ngành Dệt May đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Đối với Hanosimex cũng vậy. Số lao động phổ thông mà TCT sử dụng không ngừng tăng qua các năm. Với chính sách nhân sự hợp lý, không chỉ tuyển thẳng lao động đã có tay nghề, TCT còn tổ chức đào tạo, phối hợp với những trường Cao Đẳng, Trung Cấp dạy nghề để tuyển lao động hàng năm. Chính vì vậy mà vào những thời điểm thiếu trầm trọng nguồn nhân lực cho ngành Dệt May như năm 2007 và nửa đầu năm 2008, Hanosimex vẫn có đủ số công nhân cần thiết để thực hiện các đơn hàng.

Từ tổng số cán bộ công nhân viên của Hanosimex năm 2003 là : 5.355 người trong đó cán bộ Khoa học kỹ thuật - nghiệp vụ + quản lý là 485 người chiếm 9% thì đến cuối năm 2008 tổng lao động cán bộ công nhân viên trong Hanosimex là 6084 người trong đó lao động chất xám là 607 người chiếm 10%

Với quy mô sản xuất và kinh doanh rộng lớn, việc sắp xếp nguồn nhân lực sao cho hợp lý là một bài toán khó đối với Dệt May nói chung và đối với Hanosimex nói riêng. Có những người công nhân đã gắn bó với Hanosimex kể từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Để có được sự gắn bó của những người lao động , TCT đã có những chính sách đãi ngộ hợp lý, cùng với đó là sự tăng thu nhập cho công nhân viên qua các năm. Thu nhập bình quân người lao động trong TCT năm 2005 là : 1.906.417đ / người/ tháng ; năm 2006 là : 2.250.000đ /người /tháng ; thì đến cuối năm 2008 là : 2.350.141.đ /người /tháng. Mặc dù năm 2008 là một năm đầy khó khăn, nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng nhưng thu nhập người lao động trong TCT vẫn tăng. Đây là một kết quả đáng mừng.

4.4. Tình Hình Đầu Tư.

Kể từ năm 2004 trở lại đây, trước sức ép về vấn đề bảo vệ môi trường , sức ép về giá cả đầu vào có nhiều biến động, sức ép về cải tiến kỹ thuật tăng năng suất lao động, TCT đã tập trung đầu tư đồng bộ rất nhiều. Đầu tiên là di dời Nhà Máy Dệt Nhuộm, tiếp theo là đầu tư chiều sâu cho Nhà Máy Sợi, Dệt Denim… Tổng giá trị đầu tư nên mấy trăm tỷ đồng. Cụ thể :

- Đầu tư chiều sâu và mở rộng Nhà Máy Sợi Hà Nội : 96,268 tỷ vnd - Đầu tư hệ thống máy lạnh , nén khí : 7,89 tỷ vnd

- Đầu tư đổi mới dây chuyền ống giấy : 1tỷ vnd - Dự án tự động hoá Dệt Denim : 4 tỷ vnd - Đầu tư làm trần Nhà Máy Sợi : 4,824 tỷ vnd - Đầu tư thay thế lò hơi, lò dầu : 5,66 tỷ vnd

- Di dời Nhà Máy Dệt Nhuộm sang KCN Phố Nối B : 4,291 tỷ vnd

- Xây dựng trạm xử lý nước và khai khoan nước tại Dệt kim Phố Nối : 6,45tỷ vnd - Cải tạo hệ thống chiếu sáng tại TCT : 1,286 tỷ vnd

- Thực hiện đợt 2 giai đoạn I dự án xây dựng Nhà máy Dệt Kim tại Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối : 151,15 tỷ vnd

- Và còn một số khoản đầu tư trang thiết bị khác…

4.5. Tình Hình Kinh Doanh.

Có thể nói, trong giai đoạn 2005-2007 khi mà nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng đáng kể, thì đối với TCT, tình hình kinh doanh cũng có những bước ngoặt lớn,nhất là từ sau khi Việt Nam ra nhập WTO, công ty được phép của Bộ Công Nghiệp

tiến hành cổ phần hoá, thực hiện Công ty mẹ - Công ty con. Sau đây là những kết quả đạt được của Hanosimex từ năm 2004-2008.

Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2004 đến 2006

Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu 2004 (BCTC đã kiểm toán) 2005 (BCTC đã kiểm toán) 2006 (BC XĐGTDN) 1.Tổng tài sản 681.341.854.622 824.278.832.744 939.196.594.820 2.Nguồn vốn nhà nước 163.348.447.120 154.492.536.365 201.631.946.224 3.Nguồn vốn kinh doanh 163.348.447.120 154.492.536.365 201.631.946.224 4.Doanh thu 967.523.265.852 1.351.178.837.039 1.579.817.627.004 5.Lợi nhuận trước

thuế 14.229.753.422 7.736.963.336 8.535.496.655 6.Nộp ngân sách 6.332.460.204 8.343.922.227 5.880.707.667 7.Nợ phải trả 513.341.451.902 665.984.333.083 734.467.236.690 8.Nợ phải thu 151.833.050.371 225.506.051.513 260.897.298.492 9.Lao động bình quân (người) 5.549 4117 4136

(nguồn: phương án CPH của Tổng công ty Dệt may Hà nội và BCTC của Công ty) Qua bảng trên ta thấy Doanh thu của Hanosimex không ngừng tăng qua các năm, tỷ lệ 2005/ 2004 là 39.6%, còn 2006/2005 là :16.92%.

Sang đến năm 2007 là một năm tăng trưởng đặc biệt đối với toàn TCT. Doanh thu đạt 1.940.430 triệu vnd, lợi nhuận thu về đạt 17tỷ vnd. Kim mgạch xuất khẩu đạt 51.067.136 USD. (Kết quả kinh doanh của hai năm 2007 và 2008 sẽ được thể hiện qua bảng 5(tr32) Qua bảng số liệu đó cho ta thấy, năm 2008 là một năm mà nền kinh tế thế giới khủng hoảng nghiêm trọng . Mặc dù so với các kế hoạch đặt ra thì Hanosimex đã thực hiện có thể nói là hoàn thành, nhưng so với năm 2007 thì có thể coi là thấp. Trong đó có ba chỉ tiêu là : Tổng Doanh thu không VAT , Lợi nhuận và Kim Ngạch Xuất Khẩu là giảm mạnh. Sang năm 2009, theo dự báo phải đến nửa cuối năm nền kinh tế thế giới mới có dấu hiệu phục hồi, như vậy đối với Hanosimex thì doanh thu thu được từ Xuất Khẩu sẽ khó thực hiện theo Kế hoạch đề ra.

Nhưng cũng phải nói đến một dấu hiệu đáng mừng là vào ngày 19/01/2009 vừa qua tại Văn Phòng của TCT tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Ký Kết Hợp Tác giữa Hanosimex và Công Ty Dostex – Tây Ban Nha. Theo thoả thuận này, phía Dostex sẽ đầu tư khoảng 10triệu USD và Công Ty Cổ Phần Dệt Kim Phố Nối nhằm nâng công suất của Công ty này lên 3lần, phục vụ cho việc cung cấp cho những bạn hàng trên thế giới của cả hai bên những

sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Đây là một sự khởi đầu tốt đẹp cho Hanosimex trong năm 2009.

Bảng 5: Các kết quả đạt được của năm 2008, so với 2007 và kế hoạch tháng 1/2009.

TT Các chỉ tiêu Đvt KH điều chỉnh 2008 Luỹ kế đến tháng BCáo So sánh THiện/ KH năm2008 Thực hiện 12 tháng Năm2007 So sánh cùng kỳ 2007 K.H 1/2009 A B C 1 2 3=2/1 4 5=2/4 6 1 Giá trị TSL Tr. đ 1.120.000 1.137.330 101.5% 1.390.226 81.8% 52.405 2 Tổng DT không VAT Tr. đ 1.480.000 1.487.646 100.5% 1.940.430 76.7% 82.436 3 Lợi Nhuận Tr. đ 12.300 12.300 100% 17.000 72.4% 4 Nộp N.sách Tr.d 18.000 18.000 100% 16434 109.5% 5 KN XK USD 40.500.000 39.187.160 96.8% 51.067.136 73.7% 2.110.000 6 KN NK USD 24.500.000 23.605.637 96.3% 30.250.000 78% 1.800.000 7 Lđ bquân ng 6.686 6.084 91% 6.678 91.1% 8 Thu nhập bq đ 2.124.140 2.350.141 110.6% 2.168.822 108.4%

Nguồn : Phòng ĐHSD của Hanosimex.

II. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Của Hanosimex Trên Thị Trường Nội Địa.

1. Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm May Mặc Nói Chung.

Trong một vài năm gần đây nhất là từ năm 2006, sau khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã có những biến đổi khá rõ nét. Việc mở cửa thị trường, thực hiện những cam kết khi ra nhập đã đem đến những khó khăn và thuận lợi nhất định cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và Hanosimex nói riêng. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, nhưng bên cạnh đó thị trường nội địa vẫn là hậu phương vững chắc cho Hanosimex. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng không ngừng tăng qua các năm, nhưng càng ngày họ càng có

nhiều sự lựa chọn, những yêu cầu về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc ngày càng được nâng cao và trở lên phong phú đa dạng. Để đáp ứng được những yêu cầu đó Hanosimex đã không ngừng nghiên cứu để có thể tung ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Dưới đây là hai bảng tổng hợp kết quả tiêu thụ sản phẩm May mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Bảng 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường XK

Các mặt hàng/nước XK

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng Giá trị (USD) Số lượng Giá trị(USD) Số lượng Giá trị (USD)

1.Quần áo Dkim (c) 6,307.55 18,107,669.5 8,768.15 23,906,076 7,566.56 22,579,707.8 Nhật 280,227 661,162 215,682 501,255 236,718 749,315 Anh 896,717 2,533,818 688,690 2,948,188 895,066 3,236,249 CH Séc 0 0 11,594 53,338 12,249 30,623 Đan Mạch 10,656 41,255 831 4,350 17,643 83,296 Mỹ 4,338,190 13,094,627 3,424,118 19,139,713 14,829,546 16,667,177 Đức 749,681 1,651,052 551,305 1,249,181 439,873 1,831,048 Pháp 0 0 3,350 10,050 0 0 Slovakia 15,818 101,629 0 0 0 0 Canada 16,261 24,126 0 0 0 0 2. Quần áo Denim 732,452 2,804,164.36 946,778 2,204,560 82,565 2,394,566.51 Mỹ 732,452 2,804,164.36 946,778 2,204,560 82,565 2,394,566.51 3.Khăn (tạ) 1,128,725 6,931,255.23 11,380,52 7,866,330.9 484,860 5,808,128.35 Nhật 881,519 5,431,858 9,161,773 5,947,101 484,860 5,808,128.35 Mỹ 232,508 1,381,683 2,215,950 1,869,591 0 0 Tây B Nha 0 0 2,633 45,964 0 0 Singapo 0 0 125 3,675 0 0 Đức 2,628 46,697 0 0 0 0 Nguồn: Phòng XNK (bảng 6)

Qua bảng số liệu trên ta thấy một số thị trường như Đức, Singapo, Tây Ban Nha, Slovakia, Canada Hanosimex chỉ giữ được mối quan hệ làm ăn trong năm 2006. sang năm 2007 thì số lượng tiêu thụ ít đi và năm 2008 là không có. Còn về mặt giá trị có thể nói năm 2007 là một năm thành công với Hanosimex, sản lượng tiêu thụ và giá trị đạt được đều tăng mạnh. Quần áo Dệt kim năm 2007 tăng 32% (ứng với 5,798,406.5USD ) so với năm 2006, sản phẩm Khăn tăng 13.5%, Quần áo Denim có giảm 21% nhưng về trị giá chiếm không nhiều. Sở dĩ có được kết quả vậy một phần là do trong năm 2007 nền kinh tế thế giới ổn định, Việt Nam đã chính thức là thành viên WTO nên những rào cản thương mại về thuế đã được rỡ bỏ trên nhiều thị trường nhờ đó kết quả tiêu thụ tăng. Bước sang năm 2008, giá trị tiêu thụ mặt hàng

Khăn giảm 26.15%, Quần áo dệt kim giảm 5.5%, Quần áo Denim có tăng nhưng không đáng kể. Tổng giá trị tiêu thụ sản phẩm may mặc trong năm 2008 giảm so với 2007 là 3,194,564.24 USD. Có sự sụt giảm trên là do nửa cuối năm 2008 nền kinh tế lâm vào suy thoái bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và lan rộng ra các nước phát triển. Mà đây là các quốc gia xuất khẩu chính của Hanosimex. Sang năm 2009 từ đầu năm nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, không chỉ Hanosimex mà các Doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu. Mà theo dự báo phải sang năm 2010 nền kinh tế thế giới mới có khả năng phục hồi. Như vậy sẽ rất khó để Hanosimex có thể tăng trưởng về xuất khẩu. Do vậy mà từ cuối năm 2008 tới nay Công ty đang tập trung nguồn lực để đầy mạnh khả năng tiêu thụ các sản phẩm của mình ở trong nước đặc biệt là sản phẩm May mặc.

Bảng 7: Giá trị tiêu thụ sản phẩm may mặc ở thị trường trong nước.

Mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số lượng (1000c) Trị giá (1000d) Số lượng (1000c) Trị giá (1000d) Số lượng (1000c) Trị giá (1000d) Quần áo DK(chiếc) 6,624 200,236 5.954 209,871 6,321 210.306 Quần áo Denim 5,298 142,25 5,825 181,377 5,645 161,584 Khăn (tạ) 525.362 81,324 553,587 91,651 489,263 85,489 Nguồn: Phòng kinh doanh

Trên đây là một số kết quả tiêu thụ mà Hanosimex đạt được trong ba năm gần đây. Sản phẩm của Hanosimex rất đa dạng và phong phú, ta đang xem xét trên những sản phẩm may mặc chủ yếu mang về cho Công ty doanh thu cao. Những sản phẩm may mặc này là sản phẩm may mặc chủ lực của Hanosimex.

Đối với sản phẩm quần áo Dệt kim, đây là mặt hàng chiếm khối lượng tiêu thụ nhiều nhất, trong ba năm gần đây có thể nói xét về số lượng sản phẩm mặt hàng này không tăng, năm 2007, số lượng sản phẩm tiêu thụ còn giảm 10.1%, mặc dù doanh thu có tăng. Nguyên nhân là do năm 2007 Hanosimex tập trung vào thị trường xuất khẩu, nên số lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa có giảm, nhưng do năm 2007 nền kinh tế nước ta lạm phát cao nên doanh thu vẫn tăng. Sang năm 2008 số lượng tiêu thụ có tăng, nhưng không nhiều. Công ty nên xem xét vấn đề này. Đối với các sản phẩm quần áo Denim và khăn thì trong năm 2007 số lượng tiêu thụ tăng lần lượt là: 9.9% và 5.4%, tốc độ tăng là chậm so với thị trường xuất khẩu. Còn sang năm 2008 thì cả hai mặt hàng này đều giảm số lượng tiêu thụ mặc dù doanh thu có tăng. Thị trường trong nước là một thị trường truyền thống của Công ty, việc giảm về số

lượng tiêu thụ các mặt hàng may mặc có thể là do Hanosimex gặp phải sự cạnh tranh từ các Doanh nghiệp trong ngành hoặc từ các Doanh nghiệp nước ngoài ( sau khi Việt Nam ra nhập WTO).

2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm May mặc mà Hanosimex đạt được ở thị trường trong nước.

2.1. Theo cơ cấu mặt hàng.

Mặt hàng đa dạng và phong phú về mẫu mã kiểu dáng, màu sắc là đặc trưng của ngành Dệt May. Đối với Hanosimex cũng vậy, hiện tại Công Ty có rất nhiều dòng sản phẩm như: Áo T-shirt, áo Polo-shirt, quần áo thể thao, quần áo dệt kim, quần áo trẻ em, khăn,… Xét theo cơ cấu mặt hàng từng dòng sản phẩm cụ thể, ta có kết quả tiêu thụ được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 8 : Doanh thu tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm. Đvị : 1000 đ

Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Áo T-shirt 96.703 101.558 106.254 110.546 107.587 Áo Polo-shirt 101.207 105.549 114.874 139.687 132.251 Q.áo thể thao 54.874 64.558 70.231 84.562 78.523 Q. áo trẻ em 45.251 47.647 52.127 56.453 53.529 Khăn 72.235 75.547 81.324 91.651 85.489 Sản phẩm khác 21.542 22.158 25.247 25.216 25.028 Tổng 391.782 417.017 450.057 508.115 482.407

Nguồn : Phòng Kinh Doanh

Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng doanh thu theo cơ cấu mặt hàng các sản phẩm có rất nhiều biến động, tăng giảm thất thường. Cụ thể năm 2005/2004 doanh thu tất cả các mặt hàng đều tăng theo thứ tự các mặt hàng là : 5.02%; 4.29%; 17.65%; 5.29%; 4.58%. Nguyên nhân là do trong năm 2004 Hanosimex đã tập trung vào cải tiến và nhập mua mới nhiều máy móc thiết bị, điều này làm tăng năng suất các nhà máy, và trong năm 2005 nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng dẫn tới tăng doanh thu. Sang năm 2006, năm bản lề Việt Nam ra nhập WTO, Doanh thu các mặt hàng cũng không ngừng tăng, chỉ có mặt hàng

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm may mặc của Hanosimex trên thị trường nội địa (Trang 31 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w