Hoàn trả hồ sơ Phòng kế hoạch tổng hợp Trình UBND tỉnh

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định – Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 100)

Trưởng phòng KHTH

nt Khi hoàn thành

9 Xem xét, có ý kiến Trưởng phòng

KHTH ≤ 01 ngày 10 Trình lãnh đạo Sở CV phòng KHTH ≤ 01 ngày (5) (4) Phòng Kế hoạch tổng hợp Hoàn trả hồ Phòng kế ho ạc h tổn Trình UB ND tỉnh (5) (6) (7)

11 Quyết định Ban Giám đốc ≤ 01 ngày

12 Trình UBND tỉnh CV 1 cửa ≤ 01 ngày QĐ 1 cửa

- Trách nhiệm soạn thảo, xem xét, phê duyệt ban hành:

Trách nhiệm Họ và tên Chức danh Chữ ký

Người soạn thảo

Người xem xét Đại diện chất lượng

Người phê duyệt Giám đốc

Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan tới dự án.

Tổng hợp các nội dung thẩm định, ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan khác cơ liên quan; Nhận xét, đánh giá, kiến nghị và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể: - Đối với dự án nhóm B: Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc.

- Đối với dự án nhóm C: Thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.

Trong đó thời gian xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến của các cơ quan liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ là:

- Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm B. - Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm C.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà các cơ quan liên quan không có ý kiến thì coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.

Đối với các dự án nhóm B, C việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:

Sở Công thương tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, đê điều và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác.

Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông.

Sở Xây dựng tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

Sở Y tế tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình y tế.

Đối với dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất, mục tiêu của dự án.

2.4. Ví dụ về một dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách được thẩm định tại Sở KH-ĐT tỉnh Bình Định

2.4.1. Tóm tắt nội dung chính của dự án

- Tên dự án: Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ tỉnh Bình Định. Hạng mục: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nhà khám).

- Chủ đầu tư: Sở Y tế Bình Định.

- Tổ chức tư vấn lập dự án: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Bình Định.

- Chủ nhiệm dự án: KTS Phan Từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa điểm xây dựng: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Trong khuôn viên đất hiện có của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, số 106 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Diện tích sử dụng đất: 2.579 m2 ( trong khuôn viên đất của Bệnh viện). - Loại, cấp công trình: Công trình Y tế công cộng, cấp I.

- Tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn 1: 77.064.215.000 đồng. - Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ. + Vốn TW hỗ trợ có mục tiêu hàng năm.

+ Vốn Bộ Y tế.

+ Vốn Ngân sách tỉnh + Các nguồn vốn khác.

- Hình thức quản lý dự án: Ban quản lý dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ tỉnh Bình Định trực tiếp quản lý dự án.

- Thời gian thực hiện dự án: Năm 2011 - 2014

- Hình thức tổ chức lựa chọn các nhà thầu: Theo Luật đấu thầu

2.4.2. Quy trình thẩm định của dự án

Dự án đầu tư : Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ tỉnh Bình Định. Hạng mục: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nhà khám) tại sở KH-ĐT dựa trên cơ sở xem xét Dự án đầu tư xây dựng công trình sau khi đã được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế xét duyệt thông qua Báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Sở KH-ĐT đã tổ chức thẩm định dự án này theo một quy trình khép kín gồm:

- Tiếp nhận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ dự án, Dự án đầu tư xây dựng công trình và lập kế hoạch thẩm định.

- Thực hiện công việc thẩm định: nghiên cứu, xem xét, đánh giá dự án trên các mặt nội dung và lập báo cáo thẩm định.

- Trình duyệt văn bản xử lý dự án cụ thể, dự án này sẽ được trình lên Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

2.4.3. Các nội dung thẩm định dự án

2.4.3.1. Thẩm định cơ sở pháp lý để lập dự án

Hồ sơ pháp lý của dự án gồm có:

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; - Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009;

- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 về quản lý chi phí đàu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009

- ...

Sau khi xem xét hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định thấy rằng chủ đầu tư đã có đủ các giấy tờ cần thiết.

2.4.3.2. Thẩm định những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư

Nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế – xã hội, Bộ Y tế đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để thực hiện các chủ trương đó, việc xây dựng mới hạng mục: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nhà khám) là hết sức cần thiết và mang tính cấp bách đối với tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung.

UBND tỉnh Bình Định đã có chủ trương xây dựng hạng mục Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nhà khám) thuộc Dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ tỉnh Bình Định mang tính thiết thực nhằm tạo tiền đề phát triển mạnh và quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh cho nhân dân hiện nay và chuẩn bị cho định hướng phát triển của ngành Y tế năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, theo đúng kế hoạch chung của tỉnh đã được thông qua trong các kỳ Đại hội. Để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật, với một cơ sở Y tế cần đảm bảo uy tín, chất lượng phục vụ mang tính chuyên sâu. Trong nhiều năm qua các thế hệ thầy thuốc của bệnh viện đã phấn đấu, trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm những tiến bộ khoa học và đào tạo chuyên sâu bồi dưỡng nghiệp vụ không ngừng, đến nay đã có một đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi tương đương trong khu vực và có y đức tốt, tận tâm tận lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu phục vụ tốt việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Nhưng với cơ sở vật chất Nhà khám với quy mô hiện nay là quá nhỏ, đang trong tình trạng quá tải, đã và đang bị

xuống cấp trầm trọng, không đủ phòng ốc và trang thiết bị tốt đang còn thiếu thốn nhiều cần được bổ sung hoàn chỉnh.

Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Mục tiêu tổng thể

Nâng cao chất lượng của dịch vụ y tế, cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em, qua đó góp phần nâng cao tình trạng sức khỏe của nhân dân 8 tỉnh duyên hải Nam trung bộ.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong vùng, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khác.

- Nâng cao trình độ cán bộ và triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực về phòng bệnh và khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, tạo điều kiện để phát triển bền vững hệ thống Y tế các tỉnh Dự án.

- Hỗ trợ cải thiện tình trạng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng tại những vùng khó khăn, đẩy mạnh hoạt động nâng cao sức khỏe tại cộng đồng và giảm thiểu những cản trở tài chính trong tiếp cận dịch vụ y tế.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý hệ thống y tế tỉnh, đáp ứng những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, dân số và mô hình bệnh tật tại các tỉnh dự án.

 Mục tiêu cụ thể

- Hiện nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh có quy mô số giường 1050 giường.

- Quy hoạch đến năm 2012: 1200 giường và định hướng phát tiển đến năm 2020 từ quy mô 1200-1500 giường. Việc đầu tư xây dựng mới hạng mục Bệnh viện Đa khoa tỉnh (Nhà khám) và các chức năng khác tương ứng với quy mô Bệnh viện Đa khoa hạng I và cho kế hoạch nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa vùng khu vực Nam trung bộ, với mục tiêu đó cần hoàn thiện cao nhất cá tiêu chuẩn yêu cầu và nội dung hoạt động, cần chỉnh trang cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị y tế và kỹ thuật cận lâm sàng như: Chẩn đoán hình ảnh, Xét

nghiệm cận lâm sàng, khu khám thăm dò chứ năng…;trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có cơ cấu lao động theo tiêu chuẩn Bệnh viện Đa khoa hạng I, phấn đấu cho mục tiêu phù hợp với chức nagn, nhiệm vụ Bệnh viện Đa khoa vùng, phấn đấu phát triển quy mô số giường bệnh kế hoạch và định hướng cho những năm tiếp theo.

2.4.3.3. Thẩm định vị trí xây dựng công trình

Vị trí công trình mà chủ đầu tư đưa ra:

Nhà khám được xây dựng tại khu đất trong khu vực bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện nay, số 106 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Cụ thể: - Hướng Đông giáp: Đường vành đai nội bộ. - Hướng Tây giáp: Nhà căn tin.

- Hướng Nam giáp: Sân chính cổng lối vào. - Hướng Bắc giáp: Đường vành đai nội bộ. Kết luận thẩm định:

Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho xây dựng công trình. Mảnh đất hiện tại trong quá khứ là bãi bồi ven biển đã được bồi dắp nhiều giai đoạn, được san lấp tạo mặt bằng như hiện tại.

Thẩm định địa điểm xây dựng công trình là một khâu quan trọng. Bởi vì địa điểm xây dựng Nhà khám ảnh hưởng đến hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện. Bằng kinh nghiệm của bản thân, sau khi xem xét giải trình của chủ đầu tư, cán bộ thẩm định xuống tận cơ sở để xem xét hiện trường, xem xét mặt bằng xây dựng và có một số nhận xét kết hợp với sự giải trình của chủ đầu tư.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là công tình đã được đầu tư xây dựng từ nhiều năm trước với vị trí thuận lợi cho chức năng phục vụ y tế. Bệnh viện nằm tại trung tâm Thành phố, dễ tiếp cận, có bán kính phục vụ trong khu vực nối liền với giao thông nội thành và các vùng lân cận, phù hợp với điều kiện yêu cầu phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân; Hệ thống kỹ thuật hạ tầng của Thành phố đã có sẵn thuận lợi trong việc đấu nối với hệ thống hạ tầng đô thị.

Tuy nhiên vì điều kiện diện tích khu đất xây dựng bị hạn chế và các hạng mục công trình cũ đã được xây dựng chủ yếu là nhà thấp tầng, mật độ xây dựng lớn dẫn đến nhiều bất cập trong việc đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp luôn gặp

nhiều khó khăn. Trong quá trình thi công công trình cần phải đề ra phương án thiết kế và biện pháp thi công hợp lý để đảm bảo duy trì chức năng hoạt động của Bệnh viện.

2.4.3.4. Thẩm định Kỹ thuật- công nghệ: a. Thẩm định về quy mô đầu tư

- Căn cứ vào:

+ Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng công trình Y tế cấp tỉnh và dự kiến phát triển là Bệnh viện Đa khoa vùng khu vực Nam Trung bộ.

+ Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 365-2007-Công trình Bệnh viện.

+ Căn cứ quy mô phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, điều kiện hạn chế khu đất xây dựng, hiện trạng các công trình đang sử dụng.

- Xác định được quy mô Nhà khám:

+ Xây dựng Nhà khám theo yêu cầu phát triển: đảm bảo với số lượt khám từ 1800-2000 lượt/ ngày như hiện nay và có dự kiến phát triển cho tương lai.

+ Diện tích xây dựng: 2.579 m2

+ Số tầng: 8 tầng, trong đó có 7 tầng chức năng và 1 tầng là bán tầng hầm làm khu vực để xe máy cho khách, hệ thống kho và tầng xử lý kỹ thuật.

Bảng 2.11: Quy mô Nhà khám SỐ TT PHÒNG CHỨC NĂNG Diện tích sàn sử dụng (m2) Diện tích sàn xây dựng (m2) Hệ số K A Đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 6 tầng: Gồm 1 tầng bán hầm làm khu vực để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xe máy cho khách, hệ thống kho và tầng xử lý kỹ thuật + 5 tầng chức năng

I Tầng bán hầm 2.076,8 2.218,0 0,93 II Mặt bằng tầng 1 1.616,0 2.407,0 0,67 II I Mặt bằng tầng 2 1.165,0 2.010,0 0,58 I V Mặt bằng tầng 3 1.160,0 2.010,0 0,57 V Mặt bằng tầng 4 1.251,0 2.010,0 0,62 V Mặt bằng tầng 5 1.215,0 2.010,0 0,60

I

TỔNG 8.483,8 12.665,0

B Đầu tư giai đoạn 2: Xây dựng bổ sung 2 tầng chức năng tầng 6-7

Mặt bằng tầng 6 1.166,5 2.010,0 0,58

Mặt bằng tầng 7 885 1.220,0 0,73

TỔNG 2.051,5 3.230,0

TỔNG 2 GIAI ĐOẠN 10.535,3 15.895,0 0,66

Hệ số K: Sức chịu tải của nền

Nguồn: Hồ sơ dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam trung bộ tỉnh Bình Định. Hạng mục: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định (Nhà khám)

Cán bộ thẩm định đánh giá quy mô đầu tư dựa vào “ Tiêu chuẩn đầu tư chuyên ngành”. Sau khi xem xét, gửi công văn tới một số cơ quan ban ngành: Cán

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Định – Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 100)