Liên hệ: Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 55 - 60)

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở pháp luật. đồng thời kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan.

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Hướng các chức sắc tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật, làm các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng toàn dân

- Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, chống phá xã hội

- Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo phải theo chủ trương, chính sách chung về quan hệ quốc tế đối ngoại của nhà nước.

Câu 15: phân tích các chức năng xã hội cơ bản của gia đình. Liên hệ với gia đình VN

1. Định nghĩa gia đình

Gia đình là 1 tế bào của xã hội hay 1 thiết chế xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở các mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, chung sóng và chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên.

Trên thực tế, có thể tồn tại các gia đình mà trong đó có thể thiếu vắng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc thậm chí cả 2 mối quan hệ đó.

Điểm chung nhất và là dấu hiệu căn bản tạo nên tính độc lập tương đối của gia đình ở chỗ, giữa các thành viên trong gi đình được gắn bó với nhau bởi các quan hệ về quyền, nghĩa vụ chung sống trong cùng 1 không gian sinh tồn và quan hệ về quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các thành viên. Những quan hệ của gia đình luôn được xã hội thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ bằng các thiết chế văn hóa, đạo đức, pháp luật…

2. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

a) Chức năng tái sản xuất con người.

- Tái sản xuất ra con người là chức năng xã hội cơ bản và đặc thù đầu tiên của gia đình. Cùng với tái sản xuất ra của cải vật chất, tái sản xuất ra con người là cơ sở để đảm bảo cho sự phát triển liên tục và trường tồn của xã hội.

- Gia đình được thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người không chỉ nhằm duy trì dòng tộc gia dình mà còn cung cấp nguồn lao động mới cho xã hội, đồng thời qua đó đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tình cảm của các cặp vợ chồng cũng như các thành viên trong gia đình.

- Chức năng tái sản xuất ra con người boa gồm các nội dung: duy trì nòi giống, tái sản xuất sức lao động của các thành viên trong độ tuổi lao động, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, người già, người tàn tật…trong gia đình.

- Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người có tác động trực tiếp đến sự phát triên dân số quốc gia. Do vậy, hiện nay hầu hết các quốc gia đều phải quan tâm đến chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Phải đảm bảo cho sự phát triển hài hòa của gia đình cả về số lượng và chất lượng, từ đó mới đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững về quy mô và chất lượng dân số quốc gia

- Trong quá trình thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình cũng cần phải chú ý đảm bảo sự cân bằng giới tính đi đôi với đảm bảo chất lượng dân số. trong đó chú trọng nâng cao chất lượng dân số được coi là hướng trọng tâm. Bài học rút ra từ việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người của gia đình: Mỗi gia đình đều có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình theo tiêu chí: “số lượng ít, chất lượng cao, cân bằng về giới tính”.

b) Chức năng giáo dục của gia đình.

- Gia đình là nơi mà con người được sinh ra, sinh sống , tồn tại suốt cuộc đời, từ thuở lọt lòng đến cuối đời. giáo dục trong gia đình là chức năng xã hội cơ bản, khách quan, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hình thành, phát triển nhân cách, năng lực… mỗi con người.

- Cũng như gia đình nói chung, chức năng giáo dục của gia đình luôn chịu sự chi phối và tác động mạnh mẽ bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, các điều kiện chính trị - xã hội, các đặc điểm về văn hóa, đạo đức, lối sống…của dân tộc.

- Giáo dục gia đình bao gồm các nội dung cơ bản: giáo dục các tri thức về tự nhiên, về xã hội, về con người; giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng kinh nghiệm sống, giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc, cộng đồng và gia đình… Giáo dục gia đình có tầm quan trọng đặc biệt đối với hình thành nhân cách con người, góp phần quan trọng vào phát triển nguồn nhân lực xã hội. thông qua thực hiện chức năng giáo dục, gia đình có vai trò có vai trò quan trọng đối với xã hội.

- Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua các phương pháp và cách thức đặc thù, trong đó, nêu gương, thuyết phục, chia sẻ…luôn được đề cao coi trọng. theo đó chủ thể giáo dục gia đình thường là các thế hệ ông bà, cha mẹ

đối với con cháu. Nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc tuyệt đối hóa chỉ có ông bà, cha mẹ mới là chủ thể của giáo dục, giáo dục và tự giáo dục cần được chú ý, coi trọng.

- Để thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình, xã hội cần quan tâm thực hiện các hình thức hoạt động thích hợp để giáo dục các bậc làm ông bà, cha mẹ…, trang bị cho họ kiến thức về gia đình, về tâm lý, văn hóa và lối sống phù hợp. bên cạnh đó giáo dục cho trẻ em, cho thế hệ trẻ các kiến thức về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em…cũng hết sức coi trọng.

- Chức năng giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ còn được thể hiện ở việc giữ gìn và truyền thu những giá trị văn hóa của gia đình, của dòng họ và của dân tộc thông qua lời ru của mẹ, tiếng hát của cha và những câu chuyện cổ tích của ông bà, qua những tâm gương của ông bà, cha mẹ đối với con cái. - Chức năng này được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số

của mỗi quốc gia, góp phần tạo ra 1 lớp người cường tráng về thể chất, trí thông minh và nhân cách trong sáng. Ngược lại nếu sao nhãng giáo dục gia đình, phó mặc việc chăm sóc con cái cho nhà trường, xã hội sẽ dẫn đến tình trạng trẻ em hư, không giáo dục đầy đủ gia tăng, từ đó làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng dân số và làm giảm chất lượng nguồn nhân lực quốc gia.

c) Chức năng tổ chức đời sống gia đình

- Gia đình là 1 thiết chế xã hội đặc thù. 1 trong những tính đặc thù của thiết chế xã hội này thể hiện ở chỗ: hoạt động bên trong gia đình của gia đình nói chung hoặc của từng gia đình được điều chỉnh bằng các giá trị chuẩn mực văn hóa gia đình, trong khi vẫn chịu sự điều chỉnh bởi các thiết chế xã hội, pháp lý…

- Tổ chức đời sống gia đình có nội dung cơ bản là: tổ chức các sinh hoạt đáp ứng nhu cầu văn hóa vật chất, tổ chức các lớp sinh hoạt đáp ứng nhu cầu của văn hóa, tinh thần, tình cảm.

- Chức năng tổ chức đời sống gia đình được thực hiện trước hết bởi thành viên được coi là trụ cột gia đình. Thành viên này có thể là ông bà, cha mẹ hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những người con trưởng thành… điểm chung nhất là thành viên có vai trò chủ đạo trong tổ chức đời sống gia đình là người có đủ điệu kiện về uy tín đối với các thành viên còn lại; về khả năng sắp xếp công việc, sắp xếp các hình thức sinh hoạt; có khả năng thuyết phục, động viên và làm gương cho các thành viên còn lại trong thực hiện chức năng này.

- Bên cạnh đó, các hoạt động tổ chức đời sống gia đình lại luôn cần có sự tham gia, đồng thuận 1 cách tự giác của trong tương quan với sở thích cá nhân, với công việc xã hội…của từng thành viên.

d) Chức năng kinh tế của gia đình

- Chức năng kinh tế của gia đình có thể bao gồm toàn bộ các khâu cơ bản khâu cơ bản của hoạt động kinh tế, cũng có thể chỉ bao gồm 1 trong các khâu cơ bản ấy.

- Hoạt động kinh tế và tổ chức tiêu dùng là chức năng tự nhiện của mọi gia đình trong mọi thời đại. việc thực hiện chức năng này nhằm tạo ra những điều kiện vật chất thuận lợi đảm bảo cho sự tồn tại và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. - điều kiện phát triển kinh tế thị trường, nhiều gia đình đã trở thành 1 đơn vị

sản xuất, đơn vị kinh tế tự chủ, nếu các thành viên trong gia đình, mà trước hết cha mẹ bị cuốn hút vào chức năng này thì sẽ dẫn đến sao nhãng việc chăm sóc, nuôi dạy con cái, do đó làm suy giảm chất lượng nguồn nhân lực.

- Vì vậy mỗi gia đình cần chủ động tổ chức tốt hoạt động lao động sản xuất cũng như tổ chức hoạt động tiêu dùng của gia đình để vừa phát triển được kinh tế gia đình, vừa đảm bảo việc chăm sóc tốt sức khỏe cho các thành viên trong gia đình và tạo ra những điều kiện thuận lợi để họ phát triển.

e) Chức năng cân bằng các nhu cầu tâm – sinh lý, tình cảm con người

- Cân bằng và thỏa mãn những thiếu hụt, những mất cân bằng trong nhu cầu tâm lý, tình cảm, tâm – sinh lý, tình cảm mỗi con người là chức năng xã hội rất cơ bản của gia đình.

- Gia đình là tổ ấm thân yêu của mỗi người, là nơi mà con người tìm thấy được sự bình yên, thư giãn cần thiết, lấy lại được sức lực và cân bằng lại tâm lý -

sinh lý sau 1 ngày làm việc, học tập căng thẳng và mệt nhọc. bên cạnh đó, chỉ có trong gia đình, nhiều nhu cầu tình cảm, những khát vọng của cá nhân mới được thỏa mãn, những tâm tư thầm kín mới được bộc lộ và được chia sẻ. - Với việc thực hiện chức năng này, trong gia đình, người già được quan tâm

chăm sóc, trẻ em được bảo vệ và được phát triển đầy đủ, tránh được các tệ nạn xã hội đang có tác động rất lớn đến thế hệ trẻ.

- Đồng thời, gia đình là môi trường an toàn, vừa thỏa mãn được nhu cầu tình dục vợ chồng, vừa bảo vệ được sức khỏe sinh sản của các cặp vợ chồng, hạn chế nguy cơ mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo do quan hệ tình dục không an toàn không được bảo vệ.

 Các chức năng xã hội cơ bản trên đây của gia đình tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ với nhau. Việc thực hiện các chức năng của gia đình có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi cá nhân, đồng thời có tác động rất lớn đến sự phát triển của mỗi cá nhân, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển quy mô, kết cấu dân số của 1 quốc gia và đến sự phát triển của xã hội.

 Mỗi gia đình đều có quyền lợi và trách nhiệm trong việc thực hiện các chức năng đó sao cho vừa đảm bảo hạnh phúc gia đình, tạo ra sự phát triển bền vững của gia đình, đồng thời góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Mặt khác, hỗ trợ, tạo điều kiện để gia đình thực hiện tốt các chức năng xã hội ấy còn là 1 nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Đề cương chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 55 - 60)