NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC HÀNH VI SAI PHẠM

Một phần của tài liệu gian lận và sai sót trong kiểm toán (Trang 26 - 31)

PHẠM TRONG KIỂM TOÁN

1.Về Phía Công Ty Kiểm Toán Độc Lập

Các công ty kiểm toán cần chú ý đến việc xây dựng các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên của công ty mình ngày một tốt hơn. Ban hành các quy định và chế tài cụ thể liên quan đến việc xử lí các vi phạm về quy định của công ty, vi phạm đạo đức hành nghề của các kiểm toán viên. Xây dựng các quy trình thực hiện công việc một cách cụ thể và chặt chẽ hơn là căn cứ kiểm soát và đánh giá hoạt đọng của các phòng ban, bộ phận, cá nhân trong đơn vị, chú trọng đến việc liên kết với các đối tác , các tập đoàn kiểm toán trong việc hoàn thiện chương trình kiểm toán, thủ tục kiểm toán, phương pháp kiểm toán và đào tạo, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độcho kiểm toán viên, chú trọng đến công tác luan chuyển cán bộ, nhân viên, công tác nghiên cứu thị trường, tổ chức thăm dò ý kiếm khách hàng kểm toán.

2.Về Phía Bộ Tài Chính, Hiệp Hội Nghề Nghiệp:

Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo Luật kiểm toán độc lập, xây dựng lộ trình nghiên cứu, soạn thảo và ban hành các thông tư hướng đẫn các chuẩn mực kế toán, chí ít cũng là chuẩn mực kiểm toán cơ bản,tăng cường công tác kiểm soát chất lượng hàng năm đối với công ty kiểm toán (mở rộng phạm vi và thời gian thực hiện việc điều tra), đánh giá và xếp hạng các công ty kiểm toán hằng năm, ban hành quy định về tiên chí đánh giá, chấm điểm chất lượng cuộc kiểm toán, đẩy mạnh công tác khuyến khích thi đua, bầu chọn công ty kiểm toán điển hình, cá nhân xuất sắc.

Một giải pháp để nâng cao hiệu quả của chống gian lận là tạo ra một không khí nơi mà nhân viên cảm thấy tự tin tố cáo những hành vi sai trái mà không bị thù hằn, ngay cả dường như có sự liên quan của Ban quản trị. Toby Bishop, chủ tịch và là giám đốc điều hành của Hiệp hội thanh tra gian lận( The Association of Certified Fraud Examiners (ACFE)), một tổ chức chống

lại những hành vi gian lận lớn nhất thé giới. Ông Bishop còn cho rằng “ Nếu công ty không có một chương trình chống gian lận hiệu quả, họ sẽ phải gánh chịu rất nhiều rủi ro”.

Hạn chế thời lượng các hợp đồng kiểm toán và luân chuyển công ty kiểm toán.Để khắc phục được những thách thức từ mối quan hệ kiểm toán và khách hàng, cần thực hiện việc chuyển đổi các công ty kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán chỉ nên được kí kết với một thời hạn ngắn,từ 1-3 năm. Lí do của sự phụ thuộc của các công ty kiểm toán đối với các khách hàng là muốn duy trì mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh lợi ích kinh tế, những hợp đồng có thời hạn dài thường kéo theo mối quan hệ cá nhân, tâm lí nhượng bộ khách hàng quen biết và xu hướng dựa vào số kiệu kiểm toán của năm trước để lập báo cáo kiểm toán cho năm nay. Như đã phân tích ở trên, đây là những yếu tố chủ yếu làm suy giảm tính độc lập và chất lượng của cuộc kiểm toán.

Kiểm soát chặt chẽ cơ cấu dịch vụ phi kiểm toán: Dịch vụ phi kiểm toán như tư vấn thuế, tư vấn đầu tư là một phần trong cơ cấu các sản phẩm dịch vụ mà hãng kiểm toán cung cấp cho khách hàng là cơ sở quan trọng tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc cân đối tỉ trọng các dịch vụ phi kiểm toán là rất cần thiết đối với sự phát triển của dịch vụ kiểm toán trên cơ sở gia tăng chất lượng thực té mà khách hàng có thể cảm nhận được từ dịch vụ của công ty kiểm toán. Những số liệu thông kê gần đây cho thấy hiện đang có hiện tượng tập trung vào các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hay tư vấn thuế với hơn 70% doanh thu từ 2 hoạt động này. Tuy nhiên, sự mất cân đối này sẽ là yếu tố tiềm ẩn làm gia tăng tính hình thức của dịch vụ kiểm toán và làm giảm chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Minh bạch hóa chi phí kiểm toán: Chi phí kiểm toán cần được cụ thể hóa bằng cách chuyển từ chi phí trọn gói cho cuộc kiểm toán sang chi phí dễ đo lường và kiểm soát ( ví dụ như tính phí kiểm toán theo thời gian). Hội

kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần có biểu phí kiểm toán để so sánh và phát hiện các mức phí bất thường. Bản thân các công ty kiểm toán cũng cần minh bạch hóa các chi phí kiểm toán bằng việc lưu giữ và trình bày số liệu về thời gian thực hiện một cuộc kiểm toán và mức áp dụng cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần cân nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến ch phí kiểm toán như dah tiếng của hãng kiểm toán, hiệu suất và kinh nghiệm thực hện kiểm toán.

Một số quy tắc cơ bản cho việc chủ động thiết lập môi trường kiểm soát hiệu quả đối với rủi ro về gian lận.

Đóng vai trò là một phần quan trọng trong cơ cấu quản trị kiểm toán doanh nghiệp, chương trình kiểm soát rủi ro về gian lận nên được thiết lập bao gồm những chính sách văn bản để quán triệt kì vọng của bạn lãnh đạo đơn vị về việc kiểm toán rủi ro, gian lận.

Cần thông báo định kì về ảnh hưởng của rủi ro, gian lận để xác định những tình huống và vụ việc cụ thể có thể xảy ra.

Xây dựng kĩ năng phòng chống một cách khả thi những vụ vệc liên quan đến rủi ro, gian lận trọng yếu có thể xảy ra nhằm giảm thiểu tác động đến đơn vị.

Xây dựn kĩ năng phát hiện để tìm ra các vụ việc gian lận khi các phương tiện phòng chống không đạt hiệu quả, hoặc khi nhận thấy rủi ro là không thể giảm thiểu.

Thiết lập quy trình báo cáo để tập trung dữ liệu đầu vào về gian lận tiềm tàng và sử dụng các hình thức tiếp cận có sự phối hợp giữa các bên đẻ điều tra và đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm đảm bảo gia lận tiềm tàng được phát hiện một cách phù hợp và kịp thời.

Cần đưa ra những quy định nhằm loại bỏ tình trạng nhiều kiểm toán viên cần quan tâm đến phản ứng của doanh nghiệp được kiểm toán khi nhận

được kết quả kiểm toán. Một trong những biện pháp có thể áp dụng là không cho phép công ty kiểm toán vừa làm dịch vụ kiểm toán vừa làm dịch vụ tư vấn đối với doanh nghiệp được kiểm toán.Nếu một công ty kiểm toán tiến hành đồng thời hai dịch vụ đó đối với một doanh nghiệp thì việc đưa ra những kết luận kiểm toán thiếu khách quan là tất yếu, vì khi đó công ty kiểm toán sẽ phải chịu áp lực của tình trạng xung đột giữa những quyền lợi khác nhau liên quan đến hai dịch vụ đó.

Có người cho rằng để tránh sai sót trong kiểm toán, chỉ cần tuyển dụng những kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng.Nhưng thực tế lại không phải là như vậy, vì nhiều khi bản thân kiểm toán viên bị ngoại cảnh chi phối rất mạnh mẽ.Các cấp lãnh đạo trong nghành kiểm toán càng phải hiểu rõ điều đó, nghĩa là phải nắm được bản chất vấn đề, phải thấy được nguồn gốc của những sai sót kiểm toán và đề ra những biện phấp hữu hiệu chống sai sót.

Đương nhiên đề xuát những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa sai sót kiểm toán không phải là một công việc đơn giản, đặc biệt là trong những hoàn cảnh xã hội phức tạp, trong đó có những mối quan hệ riêng giữa kiểm toán viên và doanh nghiêp. Vụ bê bối tài chính Enron là một ví dụ diển hình về những quan hệ ngầm giữa một doanh nghiệp và một số kiểm toán viên.

Vì vậy chúng ta cần xay dựng một cơ chế sao cho trong con mắt của các doanh nghiệp các kiểm toán viên đóng vai trò tương tự như vai trò của các nhân viên thuế vụ, chứ không phải vai trò đối tác hay tư vấn. Đó là một cơ chế nhằm định rõ gianh giới giữa doanh nghiệp và công ty kiểm toán có tác dụng hạn chế các tình trạng sai lệch trong hoạt đọng kiểm toán.

Nếu không tiến hành một cuộc cải cách triệt để đối với lĩnh vực kiểm toán vơi những giải pháp khả thi và hữu hiệu thì khó mà ngăn chặn được những sai sót kiểm toán và cũng khó mà lường hết được những tác hại của chúng.

Một phần của tài liệu gian lận và sai sót trong kiểm toán (Trang 26 - 31)