4. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên
* Vị trí địa lý và phạm vi hành chính
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn; phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km2
. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công và 7 huyện, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lƣơng, Đại Từ, Định Hoá, Võ Nhai và Đồng Hỷ. Tổng có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là trung du và đồng bằng.
Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh rất thuận lợi cho giao lƣu văn hoá, phát triển kinh tế xã hội.
* Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên
Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm.
Theo UBND tỉnh Thái Nguyên [29] hiện Thái Nguyên đã phát hiện và đánh giá 177 điểm quặng và mỏ bao gồm đá vôi, đất sét, than đá, quặng sắt, đá đolômit, quặng titan, volfram, quặng chì, thiếc, vàng. Mặc dù đem lại
nhiều lợi ích kinh tế nhƣng do công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ nên việc khai thác mỏ đã gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng bởi kim loại nặng trong đó có môi trƣờng đất, nƣớc.
Tại huyện Đại Từ, các hoạt động khai thác thủ công tại địa phƣơng đã tạo ra một lƣợng đáng kể các chất thải quặng đuôi và đá thải quặng thiếc (caxiterit) trong các mạch trải rộng trong khu vực cũng chứa một lƣợng sunfua phong phú, mà chủ yếu là arsenopirit - nguồn gây ô nhiễm asen vào hệ sinh thái địa phƣơng. Đá thải tạo axit đã đƣợc sử dụng để làm vật liệu đắp đƣờng và nền nhà của ngƣời dân địa phƣơng. Các đá này hiện đang rò rỉ kim loại nhƣ arsen lên trên bề mặt và vào các nguồn nƣớc ngầm và sẽ tiếp tục là vấn đề môi trƣờng nan giải trừ khi có một biện pháp khắc phục đƣợc tiến hành.
Sự phong phú về tài nguyên khoáng sản trong đó gồm nhiều loại có ý nghĩa trong cả nƣớc nhƣ sắt, than (đặc biệt là than mỡ) đã tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Đây là thế mạnh đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim lớn của cả nƣớc.
* Dân số, nguồn nhân lực, truyền thống văn hoá và các ngành nghề của dân cư
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H Mông, Sán Chay, Ngƣời Hoa, Dao. Ngoài ra Thái Nguyên đƣợc biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc khoảng gần 100.000 lao động.
* Tài nguyên đất
Kết quả tổng hợp trên bản đồ tỷ lệ 1/ 50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là đất đồi núi (chiếm 85,8 % tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong
hoá khá nhanh, đồng thời cũng bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn mạnh làm mất cân bằng sinh thái. Do đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có đặc điểm đặc trƣng khác nhau. Dƣới đây là một số loại đất chính tại Thái Nguyên (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất chính tỉnh Thái Nguyên
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất phù sa 19.48 5,49 2. Đất bạc màu 4.331 1,22 3. Đất dốc tụ 18.411 5,20
4. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 4.380 1,24
5. Đất nâu đỏ trên đá vôi 6.289 1,78
6. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét 136.880 38,65 7. Đất nâu trên đá macma bazơ trung tính 22.035 6,22 8. Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát 42.052 11,88 9. Đất đỏ vàng trên phù sa cổ 14.776 4,17 10. Đất vàng đỏ trên đá macma axit 30.748 8,68
Tổng diện tích tự nhiên 354.110 100,0
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên
Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên và nhân tạo nhƣ hồ Núi Cốc, hang Phƣợng Hoàng,...các di tích lịch sử nhƣ: An toàn khu Việt Bắc-ATK,...Bên cạnh đó, còn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền, tại nhiều địa phƣơng trong tỉnh nhƣ: chùa Hang, đền Xƣơng rồng... Hiện nay Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phƣợng Hoàng,... và cả hệ thống khách sạn chất lƣợng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức thành công năm du lịch quốc gia hƣớng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nƣớc ngoài.
* Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự gia tăng về năng lực sản xuất, ... Song phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhƣ thiên tai, dịch bệnh gia súc,.. đặc biệt vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ngày càng gia tăng. Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu đƣợc kết quả đáng kể.