Nhân tố thu nhập và di cư lao động giữa các khu vực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH (Trang 28 - 30)

II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành theo

2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trong quá trình

1.4. Nhân tố thu nhập và di cư lao động giữa các khu vực

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa động lực thu nhập có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ là yếu tố thúc đẩy di chuyển một phần lao động sang hoạt động trong các ngành nghề khác để nâng cao thu nhập và mức sống. Người ta thường dùng hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập để đo lường mức độ ảnh hưởng này

El =% ΔL/%ΔI Trong đó:

El : Hệ số của co giãn lao động theo thu nhập ΔL : Sự thay đổi của cung lao động

ΔI : Sự thay đổi của thu nhập

Hệ số này càng lớn thì cung lao động theo thu nhập càng co giãn, điều đó có nghĩa là khi mức độ chênh lệnh về thu nhập giữa các ngành nghề nông nghiêp với các ngành nghề khác càng lớn thì quy mô dịch chuyển lao động càng tăng, diễn ra ở phạm vi rộng lớn hơn.

Nhân tố thu nhập trở thành động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động còn thể hiện ở sự di chuyển lao động nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Dòng di chuyển này có tác động lớn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nói tóm lại: Chênh lệch thu nhập thúc đẩy chuyển dịch lao động từ ngành thu nhập thấp sang ngành thu nhập cao. Mức độ chênh lệch càng lớn làm cho quy mô dịch chuyển càng tăng điều này tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.

Chênh lệch thu nhập giữa khu vực thành thị và nông thôn tạo ra dòng di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Tương tự vậy chênh lệch thu nhập giữa các địa phương tạo điều kiện lao động di chuyển từ địa phương này sang các địa phương khác có mức thu nhập cao hơn (Xuất khẩu lao động giữa các địa phương ). Luồng di chuyển lao động giữa các địa phương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: Lao động từ khu vực nông nghiệp ở địa phương này sẽ chuyển

sang các hoạt động khác có mức thu nhập cao hơn ở địa phương khác. Điều này làm giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp ở địa phương có lao động di cư.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA CNH -HĐH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w