Hãy tăng tiếp xúc với lãnh đạo, tăng thêm hiểu biết lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên (Trang 25 - 28)

Có được thiện cảm của lãnh đạo, trở thành bạn thân của lãnh đạo thì cần phải quan hệ nhiều với họ. Tiếp xúc với lãnh đạo thì ăn nói phải tự tin, cử chỉ hành động phải tự nhiên. Con đường do người đi lại mà hình thành, công việc là do mình tự làm nên. Cách tiếp cận với lãnh đạo thì phải tích cực sáng tạo, mà nếu dùng tình cảm thì hiệu quả sẽ rất cao.

“ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, câu này mang ý nghĩa: Tiếp xúc với một người hay là một nhóm người thì sẽ có khả năng là chúng ta hoà đồng với họ. Khi cùng sinh sống và làm việc với cấp trên cũng vậy, nói chung mỗi lãnh đạo đều có phương pháp, phong thái và cách suy nghĩ trong công việc riêng của mình. Những người họ thích và trọng dụng đa số là những người hợp với họ. Những cấp dưới như thế này thì thật ổn quá, việc gì cũng “ đơn giản thôi”, chứ chẳng phải hỏi qua hỏi lại. Nếu muốn có được điều kiện này thì cấp dưới nên phải thường xuyên có mặt bên cạnh lãnh đạo, tăng thêm hiểu biết của mình và họ.

Trong công tác thì tật xấu “ lãnh đạo xa rơi quần chúng” thường hay bị phê phán, trong báo chí cũng như trong văn chương. Nhưng đồng thời cũng tồn tại cáI tật là “ nhân viên xa rời lãnh đạo”

Hãy quan sát xung quanh một chút. Xa rời lãnh đạo, ít giao tiếp với lãnh đạo, thiếu những hiểu biết về lãnh đạo, những ngừơi như thế này có những dạng dưới đây:

Thứ nhất : Tự đề cao tài năng của mình, luôn cho mình là đúng nên không thích quan hệ với lãnh đạo, họ cho rằng chẳng cần lãnh đạo cũng được.

Thứ hai : Thật thà, loại người này sợ rằng quan hệ nhiều với lãnh đạo thì sẽ sinh ra nhiều điều tiếng này nọ. Những người kiểu này thì ít có cơ hội và cũng không được lãnh đạo trọng dụng.

Thứ ba : Tầng lớp nhân viên làm những công việc đơn giản và nặng nhọc, thiếu cơ hội để tiếp xúc với lãnh đạo.

Thứ tư: Trình độ khá kém, cơ hội để gánh trọng trách cũng ít không được lãnh đạo trọng dụng và giao nhiệm vụ.

Làm thế nào để tiếp xúc với lãnh đạo nhiều hơn, tăng thêm hiểu biết về họ?

Thứ nhất : Phải có sự tự tin cần thiết

Sự tự tin này sẽ giúp bạn sẽ vừa có thể bình đẳng hoà đồng với lãnh đạo, bình đẳng trong bàn bạc công việc, lại có thể dẹp đi được những vật cản và bỏ qua được lời di nghị từ đồng nghiệp. Khi một đơn vị nọ đang tổ chức liên hoan trong dịp tết thì ở các bàn khác có rất nhiều người, riêng chỉ có bàn của cục trưởng là chỉ có một mình cục trưởng, đương nhiên là rất cô đơn. Lúc đó, có hai chàng thanh niên đến, cục trưởng gọi hai anh lại cùng ngồi ăn. Một người nhìn xung quanh rồi bước tới bàn khác, người kia thì do dự rồi cũng ngồi lại cùng cục trưởng. Cục trưởng thở dài lắc đầu và nói : “ Đến ngồi ăn cùng tôi còn không dám thì nói gì đến làm việc lớn cơ chứ”

Nếu không có sự tự tin cần thiết thì đúng như lời cục trưởng đã nói, sẽ chẳng làm được việc gì cả.

Thứ hai : Tiếp xúc với lãnh đạo phải tự nhiên

Rất nhiều người đứng trước mặt lãnh đạo luôn tỏ rụt rè, cử chỉ lời nói không tự nhiên, khúm núm, do quá căng thẳng nên thường “ Chữa lợn lành thành lợn què”. Kiểu giao tiếp này có hiệu quả thấp, thậm chí còn để lại cho lãnh đạo những ấn tượng không tốt về mình.

Tâm trạng và hành động vui vẻ thoải mái tự nhiên là cách thể hiện tốt những khả năng của con người. Lãnh đạo cũng không phải là thần cũng chẳng phải là thánh, vậy nên có gì đáng sợ đâu? Một cô gái khi báo cáo tính hình công tác cho lãnh đạo mặt cứ đỏ gắt lên, lắp ba lắp bắp, không dám ngẩng đầu nhìn lãnh đạo, trong lúc căng thẳng còn làm rơi xuống đất. Đây đúng là quá trình vất vả. Sau đó, để giảm bớt nổi vất vả này của cô gái, lãnh đạo đã điều cô gái sang một công tác khác mà ở đó cô ít lãnh đạo phải thông báo tình hình công tác!

Thứ ba: Hãy tự tạo ra cơ hội gần gũi với lãnh đạo, tranh thủ từ phía lãnh đạo.

Hãy tìm hiểu thật kỹ về lãnh đạo để có được cơ hội này hay cơ hội khác, để có cơ hội cần phải “ đầu tư”. Trong lúc làm việc, hãy tăng thảo luận, bàn bạc, thỉnh giáo lãnh đạo, đó là “ đầu tư công việc”. Ngoài tám tiếng đồng hồ công tác ra, cần phải có sự “ đầu tư về tình cảm”. Ở đây chúng ta chú ý đến “đầu tư về tình cảm”.

Con người vừa có cảm giác của lý tính và cũng có cả cảm tính trong công việc. Một đặc điểm của phần lớn lãnh đạo Trung Quốc là coi trọng liên lạc tình cảm. Họ căn cứ vào tình cảm cuả người khác như thế nào để quan hệ, đương nhiên đây cũng không phải là một phương pháp dùng người hay và nếu trong thời gian ngắn mà cắt đứt mối quan hệ vì lý do nào đó thì cũng không thể được. Những người thân cận như thư ký, lái xe, bạn cũ, đồng đội với lãnh đạo và đó là những đối tượng thường được trọng dụng. Vì thế đã có được tổng kết kinh nghiệm rằng “phải có những vất vả ngoài vất vả của công việc”.

Cách để đầu tư tình cảm rất nhiều và đều có mặt lợi riêng. Cách nào cũng đều có thể làm cho tình cảm với lãnh đạo thân mật hơn.

Càng có nhiều cách thì hiệu quả đầu tư sẽ càng cao và sẽ có quan hệ càng tốt với lãnh đạo. Một trong những cách đó là: Có quan hệ tốt với gia đình lãnh đạo, đừng để mất cơ hội đi thăm hỏi. Hãy quan tâm đời sống của lãnh đạo. Tạo cơ hội và tăng thêm sự thân mật thông qua đánh bóng, khiêu vũ, chơi cờ …Hãy hàn huyên với lãnh đạo, coi trọng nghĩa cử trong công việc, hãy giúp đỡ khi lãnh đạo gặp khó khăn.

Thứ tư: Chú ý chăm sóc tinh thần của đồng nghiệp.

Có người sau khi tiếp xúc với lãnh đạo thì thường được lãnh đạo giao cho nhiệm vụ, như vậy chắc chắn các đồng nghiệp khác sẽ có ý đồ nghen nghét, rồi có những lời nói không đúng mực, tất cả các rắc rối sẽ tự nhiên đến. Người nói xấu sau lưng, người nói kháy trước mặt cũng có, như vậy cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý để dám đối mặt với tất cả. Đồng thời cũng phải tránh trong lúc đang được sự tín nhiệm của lãnh đạo, hãy hoà đồng với tập thể, để có một cơ sở tập

thể vững chắc. Hãy làm tốt cả “ mạng lưới phía trên” và “ mạng lưới phía dưới”, hãy tìm cho mình vài “ người anh em” ở trong tập thể, tìm vài người bạn chí cốt. Như thế sẽ làm giảm sự đố kỵ ghen ghét.

Một phần của tài liệu Cái đẹp trong nghệ thuật ứng xử giữa cấp trên (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w