Đặc điểm hệ thống đìn hở TP Biên Hòa tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 43 - 44)

2.1 Giới thiệu hệ thống đình ở TP. Biên Hòa

Biên Hòa - Đồng Nai vùng đất đƣợc con ngƣời đến khai hoang, sinh sống từ rất sớm so với các vùng đất khác của Nam Bộ.

Vào giai đoạn sơ sử, Đồng Nai đã từng tồn tại nền văn hóa Đồng Nai, song song với nền văn hóa Đông Sơn ở miền Bắc và nền văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung. Chủ nhân của nền văn hóa Đồng Nai từng di thực xuống miền Tây Nam Bộ và đặt nền móng cho việc hình thành nền văn hóa c Eo vào đầu công nguyên 1

.

Từ nửa sau TK VIII – Khoảng TK. XIII, do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân lớn nhất là thiên tai lũ lụt khiến cả vùng Nam Bộ trở nên hoang phế. Đến khoảng TK XVI thì một số ngƣời Việt di cƣ đến đây lập nghiệp, cùng khai phá vùng đất này với ngƣời Khmer. Đến năm 1679, thì nhóm ngƣời Hoa do hai vị tƣớng nhà Minh đƣa đến đây và khai thác.

Từ đó, ngƣời dân từng bƣớc khẳng định đƣợc sự phát triển bền vững trên vùng đất mới này, minh chứng rõ ràng nhất là họ đã có một cuộc sống tƣơng đối ổn định. Song song với sự ổn định đó thì các làng dần dần đƣợc hình thành, nhiều yêu cầu khác cũng đƣợc chú ý đến đó là sinh hoạt tín ngƣỡng cộng đồng ngày càng phát triển, nó nhƣ một sợi dây dài gắn kết xuyên suốt con ngƣời nơi đây gần gũi nhau hơn và còn thỏa mãn nhu cầu tâm linh của họ qua thời gian, là một việc tất yếu trong sinh hoạt tín ngƣỡng cộng đồng con ngƣời đến đây đã từng bƣớc xây làng, lập đình, miếu… Tuy nhiên khi bắt đầu xây dựng thì phần lớn đình, miếu đƣợc xây dựng trên quy mô tƣơng đối nhỏ và hẹp.

1 Tỉnh Ủy UBND Đồng Nai (nhiều tác giả), 2001, Địa chí Đồng Nai (5 tập: tập quán, địa lý, kinh tế, lịch sử văn hóa), Nhà Xuất Bản Đồng Nai. hóa), Nhà Xuất Bản Đồng Nai.

Trong quá trình di dân ngày càng đông thì nhu cầu tâm linh của con ngƣời sống trên vùng đất mới ở Biên Hòa - Đồng Nai cũng phát triển mạnh mẽ hơn. Nên những cơ sở tín ngƣỡng đƣợc nâng cấp tôn tạo lên cả về hình thức lẫn nội dung. Tuy đình, miếu ở miền Nam Bộ nói chung và Biên Hòa nói riêng có sự khác biệt so với đình, miếu của miền Bắc ở chỗ đình, miếu Nam Bộ chủ yếu đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngƣỡng của ngƣời dân nơi đây, trong khi đình ở miền Bắc còn là trung tâm chính trị, văn hóa của cả một làng. Có ý kiến khi nghiên cứu về Nam Bộ, cho rằng: “Đình là chỗ thờ thần Thành Hoàng, nơi dân cư hội họp, nơi tổ chức sinh hoạt hội hè định kì thường xuyên. Có một giai đoạn, đình Nam Bộ cũng là trụ sở hành chánh của chính quyền địa phương…tính chất đa chức năng của đình làng Nam bộ là một trong những nét cơ bản thể hiện sự phát triển truyền thống vốn có của ngôi đình Việt Nam mà người Việt trong quá trình khai hoang đã mang theo từ miền đất ngoài 1.

Đình miếu là một cột mốc đƣợc hình thành đánh dấu cộng đồng con ngƣời ở vùng đất mới Biên Hòa – Đồng Nai, khi con ngƣời đến đây sinh sống vẫn chƣa có sự quản lý của triều đình thì những di dân tự do ở đây đã biết cách gắn kết nhau lại trong tín ngƣỡng thờ phụng thần linh tại các ngôi đình. Trải qua bao thời gian, với nhiều thay đổi về không gian, công cuộc mở mang và cả chiến tranh làm xê dịch vị trí địa lí thế nhƣng giá trị văn hóa tín ngƣỡng của những ngôi đình vẫn tồn tại. Ngôi đình nhƣ một minh chứng cho sức sống mãnh liệt không thể thiếu về vật chất cũng nhƣ tinh thần của con ngƣời nơi đây. Ngôi đình chứa đựng tất cả những giá trị di sản vật thể, phi vật thể của cộng đồng làng xã.

Hình thành làng xã ở Biên Hòa nói riêng và Đồng Nai nói chung theo mô hình “Thôn- ấp” là chủ yếu. Đa số, ngôi đình đƣợc cƣ dân ở đây sử dụng với mục đích chung vì do điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Cuộc sống của con ngƣời trong thời gian đầu đến đây đầy khó khăn gian khổ, họ quy tụ với nhau, nƣơng tựa vào nhau và

Một phần của tài liệu tìm hiểu hệ thống đình ở thành phố biên hòa trong tổng thể tài nguyên du lịch tỉnh đồng nai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)