3.1 Mức độ quan tâm của người sử dụng đối với các sản phẩm của Samsung Electronics Electronics
Trên Twitter của Samsung có 50.660 bình luận, 4.721.335 người theo dõi tại địa chỉ https://twitter.com/SamsungMobileUS.
Trên Facebook số lượng người theo dõi là 15,933,262 (29/01/2013) tăng gần 1% so với năm trước đó. (https://www.facebook.com/SamsungMobile)
Người tiêu dùng iPhone cảm thấy ghen tị với dòng sản phẩm Galaxy: “Mặc dù tôi đang dùng, tôi vẫn khuyên sử dụng Samsung Galaxy, tôi ghen tị với những người sử dụng Galaxy S”.
Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã thành công trong việc gia tăng sức hút thương hiệu đối với người tiêu dùng châu Á trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Năm 2004, Samsung xếp ở vị trí thứ 17 trong cuộc thăm dò của Nielsen và kể từ đó liên tục thăng hạng lên vị trí thứ nhất vào năm ngoái, soán ngôi của thương hiệu Sony.
“Kỳ phùng địch thủ” của Samsung Electronics, hãng Apple, về nhì trong cuộc thăm dò này. “Quả táo” là thương hiệu được ưa thích nhất tại Nhật Bản và Australia. Ba thương hiệu còn lại trong top 5 bao gồm Sony và Panasonic của Nhật, cùng Nestle của Thụy Sỹ.
Chỉ sau hai tháng ra mắt, Samsung Galaxy S4 đã bán được 20 triệu chiếc, tính đến hết tháng Sáu. Thông tin này được Giám đốc điều hành JK Shin khẳng định với truyền thông Hàn Quốc.
Galaxy S4 đã trở thành thiết bị Android bán chạy nhất từ trước đến nay. So với SIII, mất 100 ngày để đạt cùng doanh số, tốc độ tiêu thụ của S4 nhanh gấp 1,7 lần. Một điều thú vị là doanh số S4 chủ yếu đến từ toàn cầu, trong khi tại Hàn Quốc, Samsung chỉ bán được nửa triệu chiếc.
Báo cáo này rõ ràng đã làm lắng xuống những phân tích tiêu cực gần đây về khả năng sụt giảm doanh số của S4, khi mà công ty cho ra mắt quá nhiều biến thể của mẫu điện thoại này. Ngay lập tức, các dự đoán phân tích đã xoay sang chiều hướng tích cực, Galaxy S4 sẽ bán được 80 triệu chiếc trong năm nay.
3.2 Giá trị thương hiệu Samsung
Samsung Electronics là một trong những công ty thành công nhất năm 2011, giá trị thương hiệu tăng 40%. Trong một thị trường toàn cầu cạnh tranh khốc liệt, Samsung Electronics đã hình thành ra một hệ sinh thái liên kết những thiết bị nội trợ, những thiết bị công nghệ với nhau tạo ra một ưu thế vượt trội trước những đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, Samsung còn là nhà tài trợ cho Thế vận hội London 2012 và Lễ rước đuốc nhằm làm gia tăng sự nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, những hoạt động này mang tính quy mô, chi phí cao và tốn nhiều thời gian. Lựa chọn chiến thuật marketing truyền thông xã hội mang lại hiệu quả lớn trong khi phi phí bỏ ra thấp hơn nhiều.
“Có hơn 71% người tiêu dùng mua hàng dựa trên những tham khảo từ truyền thông xã hội”.
Blog.hubspot.com “Twitter là kênh d ảnh hướng đến quyết định bán #1 đối với các sản phẩm điện tử”.
Masable.com “79% người tiêu dùng thích Facebook của công ty do nó có giảm giá và khuyến mãi”.
Forbes.com
Dù đôi khi có những ảnh hưởng tiêu cực, nhưng thật sự marketing truyền thông xã hội là một chiến lược thích hợp trong thời đại bùng nổ thông tin và truyền thông kỹ thuật số ngày nay. Các mạng xã hội và diễn đàn mạng trờ thành mảnh đất màu mở cho các hoạt động marketing.
Kết quả Samsung chiếm vị trí thứ 9 trong danh sách 100 thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới (theo website interbrand.com) cho thấy một phần đóng góp của chiến lược marketing truyền thông xã hội đối với sự phát triển chung cho cả tập đoàn.
Hai năm liên tiêp 2012, 1013 Samsung được bình chọn là nhãn hàng ưa thích nhất trong 1.000 thương hiệu được yêu thích tại Châu Á. Kết quả cuộc thăm dò cho thấy, năm nay mức độ được ưa thích của Samsung thậm chí còn tăng cao hơn năm ngoái, năm đầu tiên mà hãng này chiếm vị trí quán quân của Asia’s Top 1000 Brands.
Hình 12: Giá trị thuơng hiệu của Samsung Electronics qua các năm (đơn vị: triệu USD)
3.3 Thị phần Samsung Electronics trên thị trường điện thoại di động
Chiến lược marketing truyền thông xã hội cũng góp phần gia tăng sự chú ý của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của Samsung Electronics, tính riêng trên thị trường điện thoại thông minh trong quý 2 năm 2013 số lượng điện thoại mang nhãn hiệu Samsung chiếm 31,7% thị trường (tăng 2% so với quý cùng kỳ năm trước). Sự gia tăng này rất đáng kể bởi vì tốc độ điện thoại bán ra lên đến 168%.
Công ty năm 2013Quý 2 Quý 2 năm 2013 Market Share (%) Quý 2 năm 2012 Quý 2 năm 2012 Market Share (%) Samsung 71.380,90 31,7 45.603,80 29,7 Apple 31.899,70 14,2 28.935,00 18,8 LG Electronics 11.473,00 5,1 5.827,80 3,8 Lenovo 10.671,40 4,7 4.370,90 2,8 ZTE 9.687,60 4,3 6.331,40 4,1 Khác 90.213,60 40 62.704,00 40,8 Tổng 225.326,20 100 153.772,90 100
3.4 Doanh thu và lợi nhận Samsung Electronics đạt được
Hình 13: Chi phí marketing của Samsung Electronics qua các năm
Qua bảng số liệu cho thấy Samsung Electronics đã sử dụng rất lớn chi phí để quảng cáo (trong đó có chiến lược marketing truyền thông xã hội) gấp gần 4 lần so với Apple – đối thủ mạnh nhất với dòng sản phẩm iPhone. Mặc dù vậy, kết quả tài chính của Samsung Electronics trong quý 2 năm 2013 vẫn hết sức khả quan đạt 57,46 ngàn tỷ won (tương đương 51 tỷ USD), lợi nhuận đạt khoảng 9,53 ngàn tỷ won (tương đương 8,5 tỷ USD). Trong đó, bộ phận điện thoại thông minh và công nghệ thông tin thu được 5,632 tỷ USD lợi nhuận, chiếm đến 66,26% của toàn công ty Samsung Electronics.
Hình 14: Doanh thu Samsung Electris qua các năm (theo theverge.com) (tỷ giá 1USD =2077 won, năm tài chính của Hàn Quốc trùng với năm dương lịch)
LỜI KẾT
Nhìn chung các công ty đa quốc gia hoạt động trên thị trường phải có chiến lược đầu tư quốc tế phù hợp đặc biệt là các chiến lược marketing hiệu quả sẽ đưa công ty đến những thành công trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay.
Điển hình về một công ty đa quốc gia với thành tựu trong thời đại kỹ thuật số ngày nay là Samsung Electronics. Công ty không những được gây dựng nhờ quy mô khổng lồ, mà còn bởi tiêu chí “sẵn sàng thử nghiệm mọi thứ” mà minh chứng rõ ràng nhất chính là sự ra mắt thành công rực rỡ của dòng điện thoại Galaxy. Samsung Electronics không ngại thử nghiệm bất cứ điều gì, bằng cách sxây dựng hàng loạt những mô hình trên mọi loại hình sản phẩm. Samsung Electronics đã sản xuất từ điện thoại đến máy tính bảng, từ tủ lạnh đến máy rửa bát. Các sản phẩm phủ sóng mọi phân khúc thị trường mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Không chỉ dừng lại ở mức đạt được tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng, những sản phẩm của Samsung hầu hết đều rất tốt, tạo nên một hệ sinh thái mang bản sắc riêng cho Samsung. Bằng chiến lược marketing tuyệt hảo của mình, Samsung Electronics đã ngăn chặn những thất bại, thúc đẩy sự thành công và luôn giữ vững vị trí của trong tốp đầu ở lĩnh vực kinh doanh công nghệ.
Thực hiện chiến lược marketing hiệu quả là một trong những yếu tố khiến Samsung Electronics vươn lên thành một trong những thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất gần đây. Cụ thể trong đó là chiến lược marketing truyền thông xã hội. Hiện nay, một sản phẩm sắp ra thị trường thì giai đoạn truyền thông đệm cực kỳ quan trọng ngoài vấn đề PR, quảng cáo trên báo mạng và các trang công nghệ, tạp chí chuyên ngành... thì truyền thông trên các mạng xã hội rất quan trọng với chi phí cực kỳ rẻ mà lại hiệu quả cao, phù hợp với những thị trường có hệ thống mạng xã hội phát triển, như Việt Nam.