Thái Lan:

Một phần của tài liệu Luận Văn " Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam" pptx (Trang 34 - 35)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thái Lan:

Vì phải đối phó với tình trạng quá căng thẳng về ngoại tệ cũng đồng thời đối phó với lạm phát, Chính phủ đã thi hành chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ (Bảng sau).

Bảng: Lãi suất trong nước (%)

Lãi suất ngân hàng

Năm

Loại 1 Loại 2 Lãi suất cho vay tối đa

1980 13,5 15,0 18,0 1981 14,5 16,0 19,0 1982 12,5 14,0 19,0 1983 13,0 14,5 17,5 1984 12,0 13,5 17,5-19 1985 11,5 12,0 15,5-17,5 1986 8,0 - 15,0 1987 8,0 - 15,0 1988 8,0 - 15,0

Lãi suất nội tệ quá cao, nên đã không thu hút được đầu tư nước ngoài, cho dù là khu vực xuất khẩu của Thái Lan. Hiện nay tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của Thái Lan.

Do đồng Bạt cao hơn 15% so với giá thực tế của đồng bảng Anh, Mác, Tây Đức, Yên Nhật, Đôla Hồng Kông,... đã làm cho hàng xuất khẩu của Thái Lan, đặc biệt là hàng nông sản rất cao giá khi tính bằng Đôla Mỹ, khó cạnh tranh trên thị

trường quốc tế. Trong khi đó thu nhập xuất khẩu tính ra đồng Bạt thực tế lại rất thấp, làm thiệt hại đến các ngành xuất khẩu, đặc biệt là nông nghiệp.

Giá thành hàng ngoại quy ra nội tệ thấp, còn giá thành hàng nội cao nếu quy ra ngoại tệ. Sự chênh lệch này đã kích thích nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh ngoài sự kiểm soát của Nhà nước, đồng thời phá hoại sản xuất trong nước.

Đến 5-11-1984, Thái Lan buộc phải công bố phá giá đồng Bạt (xem bảng), bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía. Nhưng đến năm 1986, nền kinh tế Thái được phục hồi, xuất khẩu tăng, hạn chế nhập khẩu và tăng đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận Văn " Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam" pptx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)