Trung Quốc

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại của nhật bản đối với hàng nông lâm thủy sản càu VN" ppt (Trang 27 - 29)

- Quy định về đồ gỗ nội thất:

1.3.1.1.Trung Quốc

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức th−ơng mại thế giới (WTO), xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc đã có những b−ớc phát triển v−ợt bậc, hàng Trung Quốc có mặt hầu hết ở các n−ớc trên thế giới và có sức cạnh tranh khá cao.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện cũng đang vấp phải những trở ngại lớn khi thâm nhập thị tr−ờng với tần số từ chối nhập khẩu lớn nhất rơi vào các mặt hàng nh− thuỷ sản, rau quả, mật ong, hạt tiêu và thịt lợn. Các lý do phổ biến đ−ợc nêu ra là: tình trạng nhiễm khuẩn salmonella của thuỷ sản; d− l−ợng chất kháng sinh chloramphenicol trong sản phẩm tôm và mật ong; d− l−ợng thuốc thú y trong thịt lợn; d− l−ợng thuốc trừ sâu trong chè, hạt tiêu và rau chân vịt, tình trạng nhiễm melamine trong sữa...

Trung Quốc nhận thức đ−ợc rằng những nguyên nhân cấm hoặc từ chối nhập khẩu các sản phẩm nông sản và thuỷ sản xuất khẩu không chỉ xuất phát từ cơ chế bảo hộ của cácn−ớc phát triển mà chủ yếu nằm ở chính các lý do nội tại. Vì vậy, Trung Quốc phân tích và xác định một cách hệ thống các yếu tố chính tác động tới việc xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản nói chung và sang thị tr−ờng Nhật Bản nói riêng nh− sau:

- Hệ thống tiêu chuẩn đo l−ờng, đánh giá và kiểm định chất l−ợng: Hiện tại hệ thống tiêu chuẩn chất l−ợng, các quy định và h−ớng dẫn của chính phủ và các ban ngành vẫn ch−a hoàn thiện, ch−a đáp ứng kịp với các tiêu chuẩn trong kinh doanh quốc tế. Có quá nhiều bộ tiêu chuẩn nh−ng trong đó không ít tiêu chuẩn đã lạc hậu, trùng lặp, không nhất quán và kém nghiêm ngặt so với tiêu chuẩn quốc tế.

- Môi tr−ờng sản xuất: dây truyền công nghệ lạc hậu, ch−a tuân thủ các quy định trongsử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Thêm vào đó là việc ô nhiễm môi tr−ờng từ quá trình công nghiệp hoá cũng gây ảnh h−ởng không nhỏ đến nguồn n−ớc và đất đai cho sản xuất nông nghiệp.

- Quy mô sản xuất: nhỏ, lẻ, phân tán, gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng công nghệ nuôi trồng sạch cũng nh− việc kiểm tra, giám sát và truy tìm nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, các nông hộ quy mô nhỏ th−ờng có trình độ quản lý kém và khả năngtiếp cận thông tin hạn chế.

- Công nghệ và thiết bị kiểm tra đánh giá chất l−ợng sản phẩm xuất khẩu:

còn thiếu và lạc hậu, ch−a kiểm tra đ−ợc một số chỉ số khắt khe của thị tr−ờng nhập khẩu, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu dịch vụ của doanh nghiệp xuất khẩu trong n−ớc cả về l−ợng dịch vụ lẫn quy mô tác nghiệp.

- Hệ thống thông tin: thiếu các kênh thông tin hiệu quả và kịp thời từ chính phủ, các ngành và các địa ph−ơng tới các doanh nghiệp và đặc biệt là tới nông dân, ng− dân.

Nhận dạng những thách thức đó, Trung Quốc đã có những giải pháp đồng bộ, trọng điểm để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản và thuỷ sản xuất khẩu. Đó là các biện pháp nh− sau:

- Khuyến khích đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp lớn trong n−ớc (doanh nghiệp "đầu rồng" = "dragon head" enterprises) để dẫn đạo thị tr−ờng.

- Thu thập thông tin kịp thời về những yêu cầu và thay đổi trong chính sách quản lý nhập khẩu của Nhật Bản để có các biện pháp ứng phó kịp thời, tránh xảy ra tình trạng hàng hoá xuất khẩu bị từ chối nhập khẩu hay bị tiêu huỷ ở cảng đến.

- Coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ cao, đồng thời th−ờng xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất và kinh doanh hàng hoá theo chuẩn mực quốc tế.

- Quy hoạch các vùng sản xuất và nuôi trồng nông sản, thuỷ sản “sạch” thân thiện môi tr−ờng; Ch−ơng trình dán nhãn quốc gia cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Hệ thống điểm hỏi đáp và thông báo quốc gia về hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc đã thực hiện đ−ợc rất nhiều công việc quan trọng nh−: (i) có đội ngũ trình độ cao; (ii) đ−ợc trang bị các thiết bị tiên tiến; (iii) tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc và thủ tục do ủy ban TBT quy định; (iv) xuất bản các “Bản tin về thông báo TBT/WTO”; (v) đóng vai trò nh− một “Dịch vụ hỏi đáp TBT”...

Có thể xem xét kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản đối với xuất khẩu rau chân vịt nh− sau:

Tháng 5/2003, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản yêu cầu các công ty Nhật Bản hạn chế nhập khẩu rau chân vịt từ Trung Quốc do đã phát hiện các d− l−ợng thuốc trừ sâu chlorpyrifos. Để tạo điều kiện cho việc tiếp tục xuất rau chân vịt sang Nhật Bản, Trung Quốc nỗ lực thực hiện việc xác minh chặt chẽ về ph−ơng pháp sản xuất và cách thức sử dụng hóa chất. Ghi chép về các ph−ơng

pháp sản xuất phải đ−ợc giữ trong 2 năm và việc sử dụng thuốc trừ sâu phải đ−ợc giữ trong 3 năm. Các công ty sản xuất loại rau này cũng phải ghi chép các thí nghiệm hàng quý về chất l−ợng đất và n−ớc t−ới tiêu, kết quả là có 27 công ty đã áp dụng nghiêm các biện pháp để đ−ợc phép xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản. Tháng 3 năm 2004, các nhà xuất khẩu rau chân vịt lớn của Trung Quốc đã thành công trong việc v−ợt qua cuộc kiểm tra tổng thể của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản và của Cục Kiểm dịch và kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu Trung Quốc. Từ thực tế này, Trung Quốc đã rất nỗ lực trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất phù hợp tại các v−ờn thí nghiệm, tăng c−ờng hợp tác với các tr−ờng đại học nông nghiệp và đang tạo ra sự nhận thức về lợi ích của sử dụng ít thuốc trừ sâu. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cung cấp giống và tổ chức đào tạo về các ph−ơng pháp sản xuất cần ít thuốc trừ sâu và đang mở rộng việc sản xuất hữu cơ đã đ−ợc chứng nhận.

Tóm lại, Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp đã nhận thức đ−ợc tầm quan trọng của việc đáp ứng đ−ợc các tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, lâm, thuỷ sản. Theo Kế hoạch Xây dựng các tiêu chuẩn nông nghiệp Quốc gia giai đoạn 2003-2005, Chính phủ đã tập trung giảm mức d− l−ợng thuốc trừ sâu và củng cố việc kiểm tra hóa chất. Chính phủ cũng lập ra các trung tâm kiểm tra chất l−ợng hàng nông sản và đã cố gắng phổ biến các yêu cầu đối với sản phẩm và ph−ơng pháp sản xuất cho nông dân để đáp ứng các tiêu chuẩn của n−ớc nhập khẩu.

Một phần của tài liệu đề tài: " nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại của nhật bản đối với hàng nông lâm thủy sản càu VN" ppt (Trang 27 - 29)