4. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
4.2. Giải pháp nhằm tăng cường quản lý căn cứ tính thuế GTGT
Các giải pháp trong khâu này là rất khó khăn và phức tạp. Để tăng cường quản lý thuế GTGT về căn cứ tính thuế với loại hình này cần thực hiện các giải pháp như:
Cần phân bổ cán bộ có năng lực, giỏi nghiệp vụ kế toán, hiểu biết sâu sắc về chính sách thuế GTGT, bởi đây là loại hình sản xuất có số lượng các doanh nghiệp lớn với số thuế phải nộp là lớn. Hơn nữa, họ luôn tìm cách trốn thuế, lậu thuế bằng những thủ đoạn rất tinh vi như lập giấy tờ, sổ sách kế toán giả….
Cần tăng cường công tác kiểm tra, đối chiếu hoạt động mua vào, bán ra để phát hiện những trường hợp khai man, ẩn lậu doanh thu tính thuế để trốn thuế. Xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định hiện hành của nhà nước.
Cán bộ thuế phải chú trọng đến công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ hạch toán, kế toán tại các doanh nghiệp, đưa công tác này vào nề nếp. Các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ hoá đơn chứng từ khi mua, bán hàng hoá.
Cán bộ thuế phải hiểu biết, nắm rõ thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt những hoạt động mới phát sinh tại đơn vị để đưa vào quản lý.
Thực hiện phân loại doanh nghiệp để quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế theo chiều sâu. Có doanh nghiệp phải dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật, có doanh nghiệp phải dựa vào tính chất hoạt động để đối chiếu, so sánh với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp, từ đó phản ánh chính xác
- Đối với doanh nghiệp hoạt động xây lắp: quản lý các hợp đồng kinh tế của loại hình này gắn liền với giải trình của đơn vị về tiến độ thực hiện hợp đồng, biên bản nghiệm thu khối lượng công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, biên bản thanh lý hợp đồng. Yêu cầu đơn vị viết đầy đủ hoá đơn đối với khối lượng hoàn thành bàn giao để theo dõi quản lý chặt chẽ doanh thu và tính thuế GTGT đúng thời điểm.
- Đối với hoạt động kinh doanh vận tải ngoài quốc doanh: các doanh nghiệp này phải tiến hành đăng ký số phương tiện tham gia kinh doanh; kiểm tra việc gắn doanh số kinh doanh với các chi phí kê khai đầu vào, tập trung là chi phí xăng dầu, chi phí sửa chữa thông qua các chứng từ và bảng kê để xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và nghĩa vụ về thuế với nhà nước; kiểm tra đối chiếu hợp đồng kinh tế với chi phí và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định sát doanh thu của đơn vị, trên cơ sở đó xác định chính xác căn cứ tính thuế.
- Đối với hoạt động chế biến hàng nông, lâm, thuỷ sản và xuất khẩu: phân loại cơ sở sản xuất có tổ chức thu mua nguyên liệu là nông sản của nông dân, lâm sản của người trực tiếp khai thác để tổ chức sản xuất khác với cơ sở gom mua sản phẩm đã qua chế biến về để bảo quản đóng gói. Hoặc một cơ sở có cả 2 hình thức trên thì phải tiến hành theo dõi và hạch toán riêng.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: kiểm tra việc ghi sổ, kiểm tra số lượng tiêu thụ mà cơ sở kê khai với cơ quan thuế, đối chiếu giữa sổ sách với hoá đơn bán hàng, kiểm tra đồng hồ lưu lượng,... để xác định hàng tiêu thụ….
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại và bán hàng đại lý: tăng cường công tác kiểm tra tờ khai để đối chiếu tổng giá trị hàng bán, so sánh giá bán và giá mua thông qua các hoá đơn. Kiên quyết xử lý các trường hợp hạ
giá bán thấp hơn giá mua, hoặc giá bán không phù hợp với thị trường để tránh thuế GTGT. Kết hợp với kiểm tra, đối chiếu hoá đơn nơi doanh nghiệp khai thác nguồn hàng và so sánh với số liệu kê khai của doanh nghiệp,…; Tiến hành kiểm tra, điều tra đột xuất về căn cứ tính thuế, về hàng tồn kho đối chiếu với số liệu kê khai,… để xác định đúng căn cứ tính thuế. Thông qua công tác kiểm tra phát hiện vi phạm để có kế hoạch thanh tra chống thất thu thuế, có biện pháp xử lý kịp thời,….Đối với hoạt động bán hàng phải phân định rõ trường hợp đại lý bán đúng giá, trường hợp đại lý bán không đúng giá và các quy định về đại lý để quản lý thu đúng quy định.