BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thiên cường (Trang 104 - 108)

12. NỘI DUNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ DOANH THU BÁN HÀNG

3.3.2. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN

Với những kiến thức dã học trong nhà trường và qua thời gian tiếp cận với thực tế, đi sâu nghiên cứu tình hình hạch toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa kế toán bán hàng tại Công ty như sau:

- Công ty nên đưa ra chính sách chiết khấu cho khách hàng trả tiền ngay. Ví dụ như chiết khấu cho khách hàng thanh toán ngay là 3% để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay cho Công ty.

- Đối với những khách hàng thanh toán trả chậm thì Công ty nên đưa ra thời hạn thanh toán cho khách hàng , nếu quá thời hạn này Công ty sẽ tính lãi suất hàng tháng trên tổng giá trị bán hàng dư Nợ lãi suất Ngân hàng. Như thế, Công ty sẽ gảm thiểu tình trạng bị chiếm dụng vốn.

3.3.2.1. Lập dự phòng phải thu khó đòi

Để giảm thiểu những rủi ro về thanh toán trả chậm của khách. Công ty nên trích lập các khoản dự phòng. Dự phòng phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản Nợ phải thu, có thể không đòi được do đơn vị nợ hoặc người nợ không có khả năng thanh toán trong năm kế hoạch. Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính. Nếu số dự phòng trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập năm trước thì DN phải trích thêm vào chi phí kinh doanh phần chênh lệch giữa số phải trích lập cho năm sau so với số trích lập năm trước.

Bút toán ghi sổ:

Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được, được phép xóa nợ. Doanh nghiệp hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh:

Nợ TK 139 Số nợ xóa sổ đã lập dự phòng

Có TK 131 Số nợ phải thu của khách hàng được xóa Có TK 138 Số nợ phải thu của khách hàng chưa xóa Lưu ý: chỉ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với những khách hàng có hóa đơn chứng từ hợp lệ . Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ có thể thất thu, Công ty tính toán số dự phòng cần phải lập theo công thức sau:

Dự phòng phải thu

khó đòi cần lập =

Nợ phải thu

khó đòi x

Số % có khả năng không đòi được

- Đối với các khoản nợ càng dài thì rủi ro xảy ra càng cao và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ cao. Chính vì vậy, Công ty nên có tỷ lệ trích thích hợp đối với các khoản nợ dài hạn:

+ Đối với các khoản nợ dưới 1 năm thì tỷ lệ trích lập là 5%

+ Đối với các khoản nợ từ 1 năm đến 2 năm thì tỷ lệ trích lập là 15 % + Đối với các khoản nợ trên 2 năm thì tỷ lệ trích lập là 25 %

Tài khoản sử dụng: TK 159(2) “ Dự phòng phải thu khó đòi” Kết cấu và nội dung phản ánh:

Bên Nợ: - Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi -Xử lý nợ phải thu khó đòi

Bên Có: - Lập dự phòng phải thu khó đòi ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Số bên Có: Dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập hiện có.

3.3.2.2.Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Hàng bị giảm giá, mất giá chủ yếu là do sự biến động của giá cả trên thị trường, của sự tiến bộ công nghệ. Do vậy, để tạo nguồn bù đắp, công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho bằng cách tình vào chi phí kinh doanh.

Trong chế độ kế toán hiện nay có hướng dẫn các doanh nghiệp tính toán các khoản giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán. Thực chất là lưu giữ một phần lãi thực tế kinh doanh của kỳ này để trang trải thiệt hại về giảm giá hàng tồn kho có thể xảy ra trong kỳ sau.

Cuối kỳ này, căn cứ vào tình hình thực tế các chứng từ về giảm giá cho một loại hàng hoá nào đó, công ty sẽ ước tính số tiền dự phòng cho từng loại mặt hàng này theo công thức

Mức dự phòng giảm giá HTK = Số lượng HTK tại thời điểm lập BCTC x Giá gốc HTK theo sổ KT - Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK Kế toán định khoản: Nợ TK 632: Mức dự phòng giảm giá Có TK 159: Mức dự phòng giảm giá

Đến cuối kỳ sau, các khoản tính lập dự phòng sẽ được hoàn nhập vào TK 711 - Thu nhập khác:

Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng

Có TK 711: Hoàn nhập dự phòng

Nếu cuối kỳ sau, nhu cầu vè khoản dự phòng lớn hơn, kế toán công ty tiến hành lập dự phòng tiếp. Kế toán ghi:

Nợ TK 632: Số dự phòng cần lập

Có TK 159: Số dự phòng cần lập.

3.3.2.3.Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường là yếu tố quyết định của quá trình sản xuất hàng hoá. Để tăng cường quá trình tiêu thụ, một số biện pháp Công ty có thể sử dụng như: quảng cáo trên pano, tham gia hội chợ triển lãm, khuyến mại... Đồng thời Công ty cũng nên mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá bằng cách đa dạng hoá các hình thức đại lý: Đại lý uỷ thác( Đại lý theo giá của doanh nghiệp và được hưởng công). Bằng cách này Công ty sẽ có thêm nhiều đại lý, sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh hơn bởi vì không phải khách hàng nào cũng có khả năng thanh toán ngay như đại lý cung tiêu.

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải làm thế nào để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay nói cách khác là có lợi nhuận nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc là doanh thu, thu về lớn hơn chi phí bỏ ra. Đây là nguyên tắc cơ bản và là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay.

Trong những năm qua, Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường luôn luôn cố gắng trong công tác kinh doanh cũng như trong công tác quản lý. Kết quả kinh doanh đạt được năm sau cao hơn năm trước đó là nhờ sự cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ Công ty dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc Công ty. Do đó, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, đứng vững và phát triển không ngừng, đạt được thành công lớn trong kinh doanh. Để đưa được những sản phẩm của doanh nghiệp mình tới thị trường và tận tay người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải thực hiện giai đoạn cuối cùng

của quá trình tái sản xuất đó gọi là “giai đoạn bán hàng. Thực hiện tốt quá

trình này, doanh nghiệp sẽ có điều kiện thu hồi vốn bù đắp chi phí, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, đầu tư phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động.

Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh.Xuất phát từ đòi hỏi của nền kinh tế đã tác động mạnh đến hệ thống quản lý nói chung và kế toán nói riêng cũng như vai trò, tính cấp thiết của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

Vì vậy, sau thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường em thấy công tác “ Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh” đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh, nó là một công cụ quản lý đắc lực giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và có được những biện pháp chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời. Vì vậy, việc tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng và tổ

chức công tác kế toán nói chung phải không ngừng nâng cao và hoàn thiện hơn nữa. Những bài học thực tế tích lũy được trong thời gian thực tập tại Công ty đã giúp em phần nào củng cố và vững thêm những kiến thức đã học tại trường.

Vì thời gian thực tập còn ngắn, trình độ hiểu biết còn hạn chế, nhận thức về thực tế chưa sâu nên chuyên đề tốt nghiệp này không thể tránh khỏi được những thiếu sót và hạn chế. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy, cô giáo cùng các cô, chú trong phòng ban kế toán tại Công ty để chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tận tình hướng dẫn của cô giáo Đỗ Thị Hạnh cùng Ban lãnh đạo Công ty CP Xây Dựng Thiên Cường và các anh chị trong công ty đã giúp em hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này.

Thanh Hóa, ngày tháng năm 2014

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng thiên cường (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w