Thứ nhất, đối với các nhà quản lý thuỷ sản
Phát triển chiến lược dựa vào dân thông qua các chính sách hỗ trợ thiết thực trong quản lý thuỷ sản, có hành động phân quyền quản lý ngư trường, nguồn lợi thuỷ sản trên vùng mặt nước nhất định và cung cấp tài chính phát triển hệ thống tổ chức ngư dân Chi hội Nghề cá trong khuôn khổ cho phép, vì hệ thống này đảm nhận một phần trách nhiệm của chính quyền.
Trên bình diện quốc gia, cần phát triển hệ thống tổ chức ngư dân "bán phần kinh tế", đểđảm trách chức năng đồng quản lý, quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng. Có thể theo hướng cải tiến HTX để nó mang thêm chức năng xã hội hơn, tự quản tài nguyên ở cơ sở, xoá đói giảm nghèo... thay vì đơn thuần là một tổ chức
kinh tế như hiện nay, hoặc cải tiến tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thêm chức năng quản lý tài nguyên ở cơ sở và hoạt động kinh tế.
Thứ hai, đối với các cộng đồng ngư dân Thừa Thiên Huế
Củng cố và phát triển tổ chức, mạng lưới các Chi hội Nghề cá, chủ động lập kế hoạch sử dụng và quản lý ngư trường, xây dựng nội quy, hương ước tự quản trong nội bộ tổ chức ngư dân và ngư trường được uỷ quyền sử dụng và quản lý.
Thứ ba, đối với các nhà tài trợ trong và ngoài nước
Hỗ trợđa dạng, mạnh mẽ hơn cho các cộng đồng ngư dân ở cấp cơ sở thông qua hệ thống, mạng lưới tổ chức chung, Chi hội Nghề cá đã thiết lập ở Thừa Thiên Huế. Ngoài việc hỗ trợ cộng đồng ngư dân tại cơ sở nên hỗ trợ phát triển hệ thống Hội Nghề cá ngày càng mạnh mẽ, ngày càng chủđộng hơn.
Thứ tư, đối với các nhà nghiên cứu theo hướng phát triển đề tài
Để cải cách thành công trọn vẹn cũng như nâng kết quả nghiên cứu lên tầm lý luận trên bình diện quốc gia - bao gồm nghề cá nước ngọt nội địa, nghề cá đầm phá nước lợ ven biển và nghề cá biển ven bờ - cần phải tiếp tục nghiên cứu những chủđề:
1) Cơ sở khoa học xác định các hợp phần trong "quyền đánh cá", quyền sử dụng nghề cá trong thuỷ vực cho tổ chức ngư dân trong mối quan hệ với các tổ chức ngư dân lân cận.
2) Chi hội Nghề cá cơ sở trong hệ thống Hội Nghề cá Việt Nam có phải là giải pháp hình mẫu phù hợp nhất, đáp ứng các điều kiện, yêu cầu đểđảm đương là "tổ chức quản lý nghề cá cộng đồng", làm vai trò cầu nối giữa Nhà nước và ngư dân trong hệ
thống quản lý nghề cá dựa vào dân trên toàn cõi Việt Nam hiện nay hay không?
3) Quy mô tổ chức ngư dân và vùng biển phù hợp để phát triển quản lý nghề cá dựa vào dân cho nghề cá ven bờ, quy mô nhỏ?
1. Nguyễn Quang Vinh Bình (1996), “Quản lý nguồn lợi thủy sản HệĐầm Phá Tam Giang”, NXB. Thuận Hóa, Huế. 2. Nguyễn Quang Vinh Bình (2001), “Quản lý nghề cá dựa vào
cộng đồng”, Tạp chí Thuỷ sản, số 4/2001 (ISSN 0866- 7101), trang 29-31, Bộ Thuỷ sản, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Vinh Bình (2005), “Phát triển hệ thống quản lý nghề cá dựa vào dân trên đầm phá Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về: Khai thác, Chế biến và Dịch vụ hậu cần nghề cá, Bộ Thuỷ sản, trang 281-290, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Quang Vinh Bình (2005), “Đầm phá Thừa Thiên Huếđã và đang là thí điểm quản lý nghề cá dựa vào dân của cả nước”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Đầm phá Thừa Thiên Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trang 143-152, Huế.
5. Nguyễn Quang Vinh Bình (2006), “Phát triển Chi hội Nghề
cá cơ sởở Thừa Thiên Huế gắn với chiến lược đồng quản lý nghề cá”, Tạp chí Thuỷ sản, số 5/2006 (ISSN 0866- 7101), trang 22-24, Bộ Thuỷ sản, Hà Nội.
6. Nguyễn Quang Vinh Bình (2007), “Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho nghề cá quy mô nhỏở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Bản tin Khoa học và Công nghệ, số 7/2007 (ISSN 1859-0144), Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, trang 18, 19 & 27, Huế.