số lượng các phức hệ cổ sinh, ranh giới tuổi;
b- Các khoảng có mẫu lõi và các kết quả phân tích chính như các bề mặt ranh giới, các á tập, nhóm á tập
c- Các ranh giới phân chia thạch địa tầng, ghi chú tất cả mọi thay đổi cũng như đặc trưng thành phần thạch học chính.
Bước chuẩn bị này càng chi tiết bao nhiêu càng thuận lợi cho các bước phân tích tiếp theo bấy nhiêu.
Phân tích địa tầng phân tập cho từng GK
• Liên kết các kết quả phân tích mẫu lõi, mẫu vụn với tài
liệu ĐVLGK nhằm xác định các dạng á tập (PS) khác nhau, các nhóm á tập (PSS) trên tài liệu ĐVLGK cho từng khoảng địa tầng
• Xác định mở rộng các á tập (nếu có thể), các nhóm á
tập và các bề mặt giới hạn chúng (các mặt ngập lụt) cho toàn mặt cắt. Lựa chọn các ứng cử viên cho các mặt ranh giới chính như ranh giới tập (SB), mặt ngập lụt cực đại (MFS), mặt ngập lụt chính (mFS) với sự hỗ trợ của các kết quả phân tích sinh địa tầng. Xác định các á tập, nhóm á tập, các tập, các hệ trầm tích
• Xác định và liên kết các bề mặt ranh giới chính, nổi trội như mặt ngập lụt cực đại (MFS), ranh giới tập (SB) trong từng GK: • Liên kết chi tiết các phân vị địa tầng phân tập (nhóm phụ tập)
trong phạm vi từng tập:
• Trong mỗi khoảng địa tầng lấy mặt MFS trên cùng làm mặt
cắt chuẩn. Bề mặt MFS là đại diện cho thời kỳ phát triển mở rộng nhất và bề mặt này được xem là phẳng nhất cho khoảng địa tầng nghiên cứu.Tiến hành xác định và liên kết các mặt
biển tiến (marine floodig surface-mFS) cho từng khoảng địa
tầng và phải liên kết bắt đầu từ mặt MFS cho đến SB. Nếu liên kết bắt đầu từ SB thì rất dễ mắc sai lầm vì SB là bề mặt bóc mòn, bất chỉnh hợp. Kết thúc bước phân tích này là chúng ta đã xác lập được khung địa tầng phân tập cho các GK gồm các tập cùng các ranh giới chính.
Xác định và phân tích các hệ thống trầm tích:
• Các hệ trầm tích được xác định trên cơ sở dạng xếp
chồng của các nhóm phụ tập (PSS) và mối quan hệ giữa chúng, đặc trưng tướng đá và môi trường trầm tích cũng như liên kết khu vực giữa các GK với sự hỗ trợ đắc lực của các kết quả phân tích môi trường,
tướng đá từ cổ sinh và thạch học. Có 3 hệ thống trầm tích tồn tại trong mỗi tập là LST, TST, HST.
• Xác định tiếp các ranh giới phụ tập không thể hiện rõ
(chưa thể xác định được ở các bước phân tích trên) trong phạm vi từng khoảng địa tầng là dựa theo thay đổi dạng xếp chồng của các nhóm phụ tập cũng như kiểu hệ trầm tích.
Tổng hợp và chính xác hoá kết quả phân tích tài liệu ĐC - ĐVLGK
• Chính xác các bề mặt ranh giới phụ tập theo các kết
quả phân tích của địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập.
• Các ranh giới này được kiểm tra với các ranh giới địa
chấn địa tầng thông qua biểu đồ địa chấn tổng hợp có được từ các khảo sát tuyến địa chấn thẳng đứng
(VSP) hoặc thông qua bảng tính chuyển đổi chiều sâu – thời gian.
• Việc liên kết các ranh giới trong vùng nghiên cứu cần
tiến hành từ trên xuống vì phần trên cùng có mặt đầy đủ ở mọi GK, điều kiện kiến tạo bình ổn, môi trường chịu nhiều ảnh hưởng của biển hơn.
Thành lập các sơ đồ, bản đồ địa chấn
• Sau khi chính xác hoá các ranh giới tập, tiến hành thành lập sơ đồ, bản đồ
địa chấn cho phép theo dõi sự thay đổi của cấu trúc địa chất theo diện, xác định vị trí, hình dạng, kích thước các cấu tạo
Các loại bản đồ địa chấn thường gặp là:
• Bản đồ cấu tạo đẳng thời, tương ứng cho các mặt bất chỉnh hợp địa chấn. • Bản đồ đẳng sâu: để chuyển từ bản đồ cấu tạo đẳng thời sang bản đồ đẳng
sâu cần xác định quy luật vận tốc v = v(t).
• Các bản đồ đẳng dày cho các tập địa chấn: Bản đồ đẳng dày được thành
lập cho các tập địa chấn cần nghiên cứu như liên quan đến tầng chứa, tầng triển vọng… Bản đồ đẳng dày có thể xây dựng từ các bản đồ cấu tạo đẳng thời (đẳng dày theo thời gian) hoặc từ bản đồ cấu tạo đẳng sâu.
Hai loại bản đồ trên giúp ta hiểu được lịch sử phát triển địa chất, quá trình
lắng đọng và chôn vùi các tập trầm tích, làm cơ sở để xác định các bẫy phi cấu tạo.
• Các sơ đồ tướng địa chấn: trên đó thể hiện môi
trường lắng đọng trầm tích, vùng thềm nước nông, vùng châu thổ, sườn lục địa, đáy bể, xác định hướng dịch chuyển của vật liệu trầm tích qua đó dự đoán
thành phần thạch học của tập trầm tích và tướng trầm tích.
• Liên hệ các ranh giới xác định được với đường cong
MNB tương đối: Dựa vào đường cong này khi so sánh với đường cong thay đổi MNB của khu vực và toàn cầu cho phép dự đoán tuổi địa chất cho các tập trầm tích của vùng nghiên cứu và lịch sử phát triển của chúng
T u æ i ( n g × n n ¨ m ) H o lo c e n m u é n P le i s t o c e n m u é n p h Ç n m u é n - H o lo c e n 3 . 0 0 0 1 8 . 0 0 0 1 2 5 . 0 0 0 H Ö t Ç n g h iÖ uK ý m ù c n í c b iÓ nS ù d a o ® é n g t r Ç m t Ýc h H Ö t h è n gT í n g t r Ç m t Ýc h n g Ë p lô t P h © n t Ë p N h ã m p t P h ø c t Ë pB Ò m Æ t C ¸ c ® ¬ n v Þ § T P T § Þa t Ç n g p h © n t Ë p C h u k ú t r Ç m t Ýc h P le i s t o c e n m u é n p h Ç n s í m P le i s t o c e n g i÷ a - m u é n P le i s t o c e n s í m 7 0 0 . 0 0 0 T h ¸ i B ×n h H ¶ i H n g V Ün h P h ó c H µ N é i L Ö C h i Q23 Q Q 13 b - 2 1 - 2 Q13 a Q12 - 3 Q11 a c a c a c a c a f a f a f a f a m a m a m a m m m m m a m a m a m a m a c a f a m m M F S M F S M F S M F S L S T L S T L S T L S T L S T T S T T S T T S T T S T T S T H S T H S T H S T H S T P v1 P v2 P v3 PI V 1 PI I I 1 PI I 1 Pi1 P si1 P sii1 P siii1 P siv 1 P sv 1 P si2 P sii2 P siii2 P siv 2 P sv 2 P si3 P sii3 P siii3 P siv 3 PI V 2 PI I I 2 PI I 2 Pi2 PI V 3 PI I I 3 PI I 3 Pi3 PI V 4 PI I I 4 PI I 4 Pi4 PI V 5 PI I I 5 PI I 5 Pi5 S v C v SI V CI V SI I I CI I I SI I CI I SI CI
Đối sánh giữa các đơn vị địa tầng phân tập, tướng và chu kỳ trầm tích đồng bằng sông Hồng
Trầm tích Đệ tứ của Đồng bằng Sông Hồng có 5 chu kỳ trầm tích (5 hệ tầng) tương ứng với 5 tập -5 sequences)