ĐỒNG THÁP MƯỜ

Một phần của tài liệu Kể chuyện Đất nước - Nguyễn Khắc Viện (Trang 66 - 67)

VII. RỪNG NÚI VIỆT BẮC

ĐỒNG THÁP MƯỜ

Trở lại sông Vàm Cỏ, từ hữu ngạn Vàm Cỏ Tây đến bờ sông Tiền, kéo dài từ biên giới Campuchia đến tận sát đường Sài Gòn - Tân An - Mỹ Tho là Đồng Tháp Mười, một vùng trũng mênh mông dài 130km, rộng 70km (800.000 héc ta), bằng một nửa đồng bằng Bắc Bộ. Đến đây vào mùa khô là mênh mông bát ngát những bãi cỏ năn, cỏ lác, nhưng quá tháng chín, nước sông Vàm Cỏ và sông Tiền tràn lên, lại là một hồ nước vô tận, nổi lên chơ vơ những gò cao, những bụi trùm thân trắng toát và những đọt cỏ ngoi lên mặt nước. Tại quận Mỹ An, nơi có ba con sông gặp nhau, trên một gò đất cao có một tháp cổ đã đổ nát (có lẽ là di tích Chăm), tháp mười tầng đã đặt tên cho cả vùng ấy.

Hai cuộc kháng chiến oanh liệt (kể từ cuộc chiến đấu đầu tiên của nghĩa quân Thiên Hộ Dương) đã biến Đồng Tháp Mười thành một nơi lịch sử làm cho mỗi người Việt Nam, dù chưa đi đến đây cũng mơ nghĩ đến:

Tháp Mười giờ bỗng lao xao

Ngàn hoa điên điển rì rào trong đêm Hương ngàn cỏ lạ không tên

Dâng từ bưng súng đầm sen ngọt ngào

Và dù chưa thấy tận mắt chuyện mơ màng đến những cánh cò bay lả bay la, chiều chiều nhớ mẹ bay qua Tháp Mười, nhớ đến những con người không biết mệt mỏi, một sáng U Minh, một chiều Đồng Tháp dựng nên Thành Đồng Tổ Quốc.

Theo Vàm Cỏ Đông có thể đi từ Tân An đền Mộc Hóa xuyên tỉnh Long An, ra bờ sông Tiền là tỉnh Đồng Tháp. Tại Cao Lãnh có mộ cụ Nguyễn Sinh Huy (thân sinh Bác Hồ). Hơn nửa triệu héc ta đất phèn của Đồng Tháp Mười đang dần dần được cải tạo để mỗi ngày biến thành đồng ruộng xanh tươi. Một công trình vĩ đại của dân tộc ta đã khởi công - những con kênh, con đường rộng rãi đã đan thẳng vào trung tâm, nhiều làng ấp và thị trấn mới đã được dựng lên.

***

Một phần của tài liệu Kể chuyện Đất nước - Nguyễn Khắc Viện (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w