Mô tả và khuyến cáo quy trình tái chế, tái sử dụng rác thải sinh

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP thái nguyên (Trang 80 - 94)

đang áp dụng tại Thái Nguyên

Sáng 15/4/2011, tại xã Tân Quang, Thị xã Sông Công - Thái Nguyên đã khánh thành nhà máy xử lý rác thải Sông Công. Công trình do Cty TNHH Thủy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lực - Máy phối hợp với Bộ Xây dựng đã hoàn thiện công nghệ xử lý và tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành nhiên liệu và gạch không nung - không chôn lấp (MBT - CD.08). Nhà máy xử lý rác thải Sông Công được triển khai trên khu đất tại xã Tân Quang với diện tích 2ha, với dây chuyền thiết bị công suất 50 tấn/ngày. Với ưu điểm xử lý chất thải công nghệ xanh thân thiện với môi trường, không chôn lấp, không gây ô nhiễm thứ cấp, tận thu túi nylon và kim loại để tái chế.

Hình 4.7: Khánh thành nhà máy xử lý rác thải Sông Công - Thái nguyên

Rác thải sau khi được vận chuyển vào nhà máy sẽ được phân loại: Chất thải rắn và rác hữu cơ được đưa qua tháp xử lý sinh học và tái chế thành viên nhiên liệu đốt; các vật chất vô cơ không cháy được tái chế thành gạch không nung; các vật chất cá biệt độc hại được tách ra xử lý riêng biệt. Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy là 35,2 tỷ đồng, trong đó vốn tài trợ của Chính phủ Đan Mạch 18,45 tỷ đồng, vốn góp của Cty TNHH Thủy lực - Máy 05,4 tỷ đồng, vốn đối ứng của địa phương 11,35 tỷ đồng. Đối với công nghệ viên đốt, theo Dự án đầu tư Nhà máy xử lý và tái chế rác thải Sông Công sau khi trừ chi phí đã có lãi là 158.306 đồng/tấn. Công nghệ MBT - CD.08 sẽ được nhân rộng ra cả nước, giảm nỗi bức xúc về rác thải, cải thiện môi trường biến rác thải trở thành nguồn tài nguyên có giá trị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Đặc điểm của công nghệ MBT-CD08

- Thiết bị tách lọc hoàn hảo: Phân loại riêng biệt các dòng vật chất bằng thiết bị tự động hóa - kiểm soát và định lượng rác theo ý muốn tại trung tâm điều khiển - hệ thống thiết bị dạng modun kín không phát tán và mùi, dễ dàng nâng công suất xử lý và rất ít công nhân tiếp xúc trực tiếp với rác thải.

- Phân khu chức năng rõ ràng: Khu xử lý - Khu tái chế - Khu ứng dụng & thương mại nhằm kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm hiệu quả.

Sản phẩm tận thu triệt để 100% rác đầu vào.

Hình 4.8: Mô hình mô tả công nghệ MBT-CD.08

1- Thiết bị, dây chuyền thiết bị để thực hiện công nghệ MBT-CD.08 Trong công nghệ MBT-CD.08 các thiết bị được kết nối thành dây chuyền đồng bộ liên hoàn và được chia thành 3 khu với chức năng rõ ràng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Khu xử lý:

- Tập kết rác trong nhà kín (có hệ thống thu và xử lý nước, mùi triệt để) - Thiết bị cuốn ép nạp liệu (cơ giới tự động) - Máy xé bao và định lượng công suất dây chuyền (tự động) - Tổ hợp sàng đĩa (tách loại sơ cấp tự động) - Máy xé bọc - Tổ hợp kiểm soát (thủ công & tuyển từ hai cấp tự động) - Sàng lồng phân loại (thứ cấp) - Tổ hợp máy cắt xé đa tầng (Tách kim loại & tách tuyển nilon) - Tháp ủ sinh học 2 vách và các băng tải (các thiết bị đều được thiết kế và chế tạo ở dạng modun kín) - Hệ thống camera truyền tín hiệu, nhận và sử lý thông tin từ trung tâm điều khiển để theo dõi và điều tiết mọi quá trình hoạt động của dây chuyền phân loại để không bị tắc nghẽn dây chuyền và không phát sinh ô nhiễm thứ cấp tại khu xử lý.

+ Khu tái chế:

Được kết nối thiết bị liên hoàn để tiếp nhận nguyên liệu từ chất thải đã qua xử lý (hữu cơ đã phân hủy và đồng đều kích các chất thải trơ) bao gồm:

- Máy phát trộn (phụ gia, chất khử khô, chất hấp cháy...) - Tổ hợp máy nghiền - Máy đóng rắn áp lực (định hình viên đốt) - Hầm sấy viên đốt (nếu

cần) và sản phẩm cuối cùng là viên nhiên liệu đốt các loại.

Các thiết bị tái chế vô cơ (đất cát đá, bụi tro gạch, thủy tinh sành sứ, vật chất không cháy)

- Máy nghiền - Máy phối trộn - Máy đóng rắn áp lực thành sản phẩm gạch không nung (theo công nghệ truyền thông mà các địa phương đã quen dùng) cũng được kết nối thành dây chuyền riêng ở khu tái chế này.

+ Khu ứng dụng:

Sản phẩm viên đốt tái tạo từ chất thải rắn sau khi sấy khô (hoặc phơi khô tự nhiên) được chuyển sang khu ứng dụng để đốt nồi hơi (tận dụng nhiệt)

chạy máy phát điện. Sản phẩm viên nhiên liệu và gạch không nung cũng được bán tại khu ứng dụng này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sản phẩm viên đốt công nghiệp đã được trung tâm đo lường QUANTES 1 kiểm định khói khí thải khi đốt trong lò hơi đạt tiêu chuẩn TCVN 5939:2005. Nhiệt trị đạt 2000 - 3000 Kcal/kg.

- Sản phẩm gạch không nung đã được trung tâm đo lường QUANTES 1 kiểm điểm thôi nhiễm đạt tiêu chuẩn TCCP 867/1998/QĐ-BYT.

2- Các sản phẩm tái tạo hữu ích từ công nghệ MBT - CD.08 - Nilon (được đóng kiện và bán thương mại)

- Kim loại và các phế thải khác (được đóng kiện và bán thương mại) - Gạch xỉ - Bán thương mại (hoặc dùng để xây dựng tường rào nhà máy) - Viên nhiên liệu - Bán thương mại (hoặc dùng để đốt tận dụng nhiệt dân

dụng hay phát điện)

Hình 4.9: Sơ đồ các thiết bị kết nối để thực hiện công nghệ MBT.CD-08

Kết luận:

Sử dụng Công nghệ MBT - CD.08 (xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu) đáp ứng được các lợi ích sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lợi ích về kinh tế: thu hồi các phế liệu bán tái chế như nilon, kim loại, tái tạo các dạng nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu đốt công nghiệp (từ hỗn hợp chất thải được tách lọc và phối chế hợp lý). Dây chuyền thiết bị ngắn gọn được chế tạo

trong nước vì vậy dễ vận hành, bảo trì thuận tiện, dễ dàng nâng công suất (theo

module) và có chi phí thấp hơn nhiều so với công nghệ nhâp ngoại. Sản phẩm có

thị trường rộng tạo thu nhập cho nhà máy xử lý rác.

+ Lợi ích về môi trường, xã hội: Xử lý triệt để 100% rác thải - không chôn lấp không phát sinh ô nhiễm thứ cấp (nước rỉ rác, mùi và bụi). Với công nghệ này không phải tốn diện tích đất để chôn lấp tạo ra sự phát triển bền vững. Tạo ra công ăn việc làm cho lao động trực tiếp tại địa phương.

+ Đây là một hướng công nghệ mới trong xử lý chất thải rắn, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian tiến hành điều tra khảo sát thực tế ở từng phường, xã để tìm hiểu và điều tra về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực Thành phố Thái Nguyên chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

- Thành phố Thái Nguyên có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế (sản xuất nông - lâm nghiệp) và đời sống xã hội. Nhìn chung các phường, xã ở TP.Thái Nguyên có diện tích đất đai rộng, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá mạnh mẽ, mức sống của người dân ngày một nâng cao do đó rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều.

- Tất cả các phường, xã chưa phân loại tại nguồn.

- Tổng lượng rác thải sinh hoạt khu vực thành phố Thái Nguyên là 206,464 tấn mỗi ngày. Trong đó từ hộ dân là lớn nhất 162,345 tấn/ngày (chiếm 78.63%) còn lại là 44,119 tấn rác phát sinh mỗi ngày từ các nguồn khác (chiếm 21.37%). Trung tâm thành phố vẫn có tổng lượng rác thải phát sinh là nhiều nhất (113,524 tấn/ngày), sau đó đến phía nam thành phố (49,14 tấn/ngày) và phía bắc thành phố (28,844 tấn/ngày).

- Qua điều tra cho thấy rác hữu cơ chiếm tỷ lệ rất lớn 56,68%. Các loại rác khác chiếm tỷ lệ thấp hơn: Kim loại chiếm 4,32 %; Sứ, thủy tinh chiếm 1,97%; Nhựa, cao su, nilon chiếm tỉ lệ 7,91%... Tuy lượng nhựa, nilon... chiếm tỷ lệ thấp nhưng phần lớn lại được người dân xử lý bằng cách đốt làm ô nhiễm ra môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cần có biện pháp xử lý lượng rác này.

- Tổng lượng rác thải thu gom được là 150,4 tấn rác/ngày vào khoảng 752 xe đẩy tay/ngày. Phường Quang Trung và Phan Đình Phùng có số lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rác lớn nhất thành phố hiện nay, trong khi đó vẫn còn có các xã chưa có đội VSMT như: Xã Cao Ngạn, Xã Phúc Hà, Xã Thịnh Đức, xã Phúc Trìu do các xã phần lớn phát triển từ sản xuất nông nghiệp, giao thông đi lại khá khó khăn.

- Qua điều tra thực tế cho thấy việc tái chế, tái sử dụng rác thải sinh hoạt mang hiệu quả kinh tế là không nhỏ khoảng 48.128,63 triệu đồng/năm. Như vậy nếu đẩy mạnh việc tái chế rác thải thì hiệu quả về kinh tế, môi trường từ rác thải là rất hiệu quả. Mặc dù để thu được số tiền này thì cũng phải mất chi phí cho việc sản xuất, tái chế các chi phí về máy móc, nhân công...

- Mức độ quan tâm của người dân đến môi trường là khá tốt, nhiều hộ gia đình rất có ý thức tiết kiệm và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường tăng lên qua việc họ nghe các thông tin trên ti vi, đài báo. Rất nhiều hộ quan tâm đến đời sống của công nhân thu gom rác và họ ý thức được đây là một nghề khá vất vả và độc hại. Do đó để công tác quản lý rác thải được tốt hơn nữa thì các phường, xã cần tăng cường hơn nữa việc phổ biến các kiến thức về môi trường đến với người dân, kêu gọi toàn dân bảo vệ môi trường.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và những khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý rác thải. Chúng tôi đã đưa ra những giải pháp để góp phần nâng có hiệu quả công tác quản lý rác thải nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung, và xin đưa ra một số đề nghị như sau:

- Tiếp tục duy trì và tăng cường hơn nữa việc thu gom rác thải tập trung. Tăng cường xe đẩy rác và sửa chữa những xe đã cũ, hỏng để việc thu gom rác của công nhân vệ sinh môi trường được hiệu quả hơn.

- Cần phải có sự ủng hộ quan tâm của chính quyền địa phương, của nhân dân và lãnh đạo cấp trên. Cần phải tạo được sự liên kết giữa chính quyền địa phương, cá nhân, tổ chức để việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm vủa toàn dân và của cả cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Để đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải cần có chế độ quan tâm hơn nữa đến công nhân thu gom rác bằng những việc làm như tăng lương, có chế độ khuyến khích, khen thưởng tuyên dương đối với những công nhân có thành tích cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Do đó cần vận động tuyên truyền để nhân dân tham gia đóng phí đầy đủ.

- Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường bằng mọi hình thức. Cần phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường đến từng xã, phường, nhân dân qua các bản tin tuyên truyền trên đài phát thanh của phường, xã. Để nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về công tác bảo vệ môi trường.

- Tăng cường sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường dựa trên thuế, phí môi trường. Từng phường, xã cần có những biện pháp xử phạt nghiêm đối với những hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, vứt ra nơi công cộng: đường làng, ngõ xóm, các ao hồ, sông suối…

- Nghiên cứu tiếp về việc tái chế rác thải và xây dựng nhà máy để xử lý, tái chế rác thải nhằm tận thu và tiết kiệm tài nguyên.

- Mô hình công nghệ MBT-CD.08 được nhà máy xử lý rác thải Sông Công sử dụng để xử lý, tái chế rác thải đô thị của thị xã Sông Công cần được nghiên cứu đưa ra áp dụng trong thành phố. Mô hình vừa mang lại lợi ích về kinh tế, môi trường và xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT

1. Lê Huy Bá (2002), Tài Nguyên môi trường và phát triển bền vững, NXB

KH&KT, Hà Nội.

2. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2005.

3. Bộ môn sức khoẻ môi trường (2006), Quản lý Chất thải rắn, trường Đại

học y tế cộng đồng.

4. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý Môi trường, NXB Thống Kê Hà nội.

5. Nguyễn Thế Chinh (2006), Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài

nguyên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị phát triển

bền vững toàn quốc lần thứ hai, tr. 217 - 232, NXB Lao động Xã hội. 6. Hoàng Thị Kim Chi (2009), Một số biện pháp cải thiện hoạt động thu gom

rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

7. Công ty Môi trường và công trình đô thị thành phố Thái Nguyên (2010),

Hồ sơ dự toán dịch vụ vệ sinh công cộng năm 2010.

8. Cục Bảo vệ môi trường (2008), Dự án “Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt cho các khu đô thị mới”

9. Cục môi trường, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1997), Tài liệu tập huấn về Quản lý và kỹ thuật môi trường, Hà Nội.

10. Cục môi trường, Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1998), Các biện

pháp kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải - Các công cụ pháp lý và kinh tế, Hà Nội.

11. Dự án Danida (2007), Nâng cao năng lực quy hoạch và quản lý môi trường đô thị, NXB Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

12. Đỗ Thị Lan, Nguyễn Chí Hiểu, Trương Thành Nam (2007), Tài liệu kinh tế chất thải dùng cho các chuyên ngành, Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, Thái Nguyên.

13. Nguyễn Ngọc Đăng(1992), Ô nhiễm không khí đô thị và khu công nghiệp, NXB KH&KT, Hà Nội.

14. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát

triển biền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), Môi trường và việc quản lý chất thải rắn,

Sở khoa học Công nghệ và Môi trường Lâm Đồng.

16. Hàn Thu Hòa (2009), Báo cáo công tác vệ sinh môi trường thành phố Thái Nguyên năm 2009.

17. Hội bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam - Môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Thượng Hùng(1995), Hiện trạng tài nguyên và môi trường Việt Nam vào thập kỷ 90, ĐTTH Hà Nội.

19. Nguyễn Đức Khiển (2002), Quản lý môi trường, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

20. Lê Văn Khoa (2006), Chiến lược và chính sách môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. 22. Anh Khoa (2010), Werbsite báo Cần Thơ:

http://baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&id=55750

23. Lê Văn Khoa, (2001), Khoa học Môi trường, Nxb Giáo dục.

24. Hoàng Đức Liên - Tống Ngọc Tuấn (2003), Kỹ thuật và thiết bị và thiết bị

xử lý chất thải Bảo vệ Môi trường, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

25. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong, “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi

Một phần của tài liệu Hiện trạng và giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP thái nguyên (Trang 80 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)