Không có firewall ở phía máy nhận hoặc mở cổng 7000 (không bị
chặn). Các máy tính kết nối vào mạng qua giao thức TCP/IP và không có chương trình khác chạy trên cổng 7000.
Máy gửi tệp gửi dữ liệu tới máy nhận và yêu cầu nhận tệp bao gồm
tên, dung lượng tệp sau đó chờ máy nhận trả lời.
Nếu máy nhận tệp đồng ý thì máy gửi tệp sẽ đọc file vào bộ đệm
lần lượt 1024 bytes, sau đó tính toán tỷ lệ phần trăm dung lượng hoàn thành rồi tiến hành gửi tệp. Quá trình thực hiện lặp đi lặp lại đến khi máy nhận dữ liệu báo nhận hoàn thành và đóng kết nối, khi đó máy gửi dữ liệu cũng báo đã thực hiện xong. Ngược lại nếu quá trình gửi bị lỗi thì máy gửi sẽ báo lỗi.
3.2.5. Xây dựng giao diện chƣơng trình 3.2.5.1. Giao diện chƣơng trình gửi tệp
Chọn tệp cần gửi: Chọn tệp dữ liệu cần gửi cho máy khác.
Nhập địa chỉ IP máy nhận: Nhập địa chỉ IP của máy nhận dữ liệu.
Thực hiện: Thực hiện kết nối với máy nhận dữ liệu qua cổng truyền
Cho phép nghe kết nối từ máy nhận và thực hiện truyền dữ liệu.
Thoát: Kết thúc chương trình.
IP máy hiện tại: Hiển thị địa chỉ IP của máy.
Danh sách IP: Lấy danh sách các máy đang kết nối trong mạng.
Trạng thái gửi: Thể hiện quá trình gửi dữ liệu.
Hình 3.17: Giao diện chương trình gửi tệp
3.2.5.2. Giao diện chƣơng trình nhận tệp
Thiết kế giao diện chương trình nhận tệp với các thông số như sau:
Dữ liệu được lưu vào: Hiển thị đường dẫn để lưu dữ liệu.
Danh sách IP: Lấy danh sách các máy đang kết nối trong mạng.
IP máy hiện tại: Hiển thị địa chỉ IP của máy.
Thoát: Kết thúc chương trình.
Hình 3.18: Giao diện chương trình nhận tệp
3.2.6. Thực hiện truyền và nhận dữ liệu 3.2.6.1. Truyền và nhận tệp thành công 3.2.6.1. Truyền và nhận tệp thành công
Tại máy truyền tệp chọn tệp dữ liệu cần gửi.
Nhập địa chỉ IP của máy nhận dữ liệu (có thể dùng chuột chọn trực tiếp
các địa chỉ IP xuất hiện trong danh sách).
Hình 3.19: Chọn tệp cần gửi và nhập địa chỉ IP máy nhận tệp
Tại máy nhận tệp xuất hiện thông báo có dữ liệu từ máy truyền và
có nhận dữ liệu hay không.
Hình 3.20: Màn hình thông báo khi có dữ liệu gửi từ máy truyền
Khi chọn nút "Yes" thì chương trình yêu cầu chọn thư mục cần lưu.
Nhấn nút OK để chọn thư mục lưu tệp, chương trình sẽ bắt đầu thực hiện nhận dữ liệu.
Hình 3.22: Máy nhận tệp đang nhận dữ liệu
Khi chương trình nhận dữ liệu tiếp nhận thể hiện trên thanh trạng thái
nhận thì màn hình chương trình gửi cũng thể hiện trạng thái gửi dữ liệu.
Khi gửi và nhận dữ liệu thành công sẽ có thông báo trên màn hình.
Hình 3.24: Thông báo kết quả gửi dữ liệu thành công
Hình 3.25: Thông báo kết quả nhận dữ liệu thành công
3.2.6.2. Truyền và nhận tệp không thành công
Khi thực hiện truyền và nhận dữ liệu nếu bên nhận nhấn nút "No" không đồng ý nhận thì sẽ có thông báo ở máy gửi như hình 3.25.
Hình 3.26: Máy truyền tệp nhận thông báo không nhận dữ liệu từ máy gửi
Khi thực hiện truyền và nhận dữ liệu nếu bên nhận dữ liệu nhấn nút "Thoát" không đồng ý nhận hoặc máy gửi vào địa chỉ máy không chạy chương trình nhận tệp thì sẽ có thông báo ở máy gửi như hình 3.26.
3.2.7. So sánh kết quả truyền tệp với một vài phƣơng thức khác
Với một vài kết quả thực nghiệm tác giả đã tổng hợp được bảng so sánh truyền dữ liệu của phần mềm luận văn thực hiện với một vài phương thức truyền tệp khác: Bảng 3.4: So sánh kết quả thực nghiệm Dung lượng tệp Khoảng cách truyền thử nghiệm (m)
Chi phí thời gian (giây) Phần mềm tác giả làm thử nghiệm Truyền và nhận tệp qua Yahoo chat (đường truyền 3Mb/s) Truyền và nhận tệp qua Skype chat (đường truyền 3Mb/s) 1 MB 3m 6 8 4 10 MB 10m 50 60 36 100 MB 10m 365 385 338 500 MB 5m 1650 1780 1540 1000 MB 2m 3120 Không thực hiện được 3000
Từ kết quả thực nghiệm như trên với thời gian đo ở mức tương đối, số lần thực hiện chưa nhiều và khoảng cách ngắn, cho thấy chương trình truyền tệp thử nghiệm truyền chậm hơn Skype nhưng nhanh hơn Yahoo. Tuy nhiên chương trình cũng còn nhiều hạn chế như chưa truyền được tệp có dung lượng lớn hơn 1000MB, tốc độ chưa thực sự nhanh, chưa truyền được đồng thời nhiều tệp cùng lúc tới nhiều máy.
3.3. Kết luận chƣơng 3
Chương 3 của luận văn đã thực hiện thiết lập kết nối MANET, giới thiệu về môi trường truyền dẫn không dây, lập trình socket với phương thức truyền tệp TCP và UDP, phân tích bài toán và xây dựng sơ đồ khối truyền tệp theo phương thức TCP, xây dựng và thử nghiệm chương trình truyền tệp
KẾT LUẬN
KếT LUậN
Sau một thời gian tìm hiểu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nắm bắt được cơ bản về công nghệ MANET và xây dựng phần mềm truyền tệp đơn giản trên mạng MANET. Cụ thể tác giả đã kết nối mạng Adhoc giữa một vài máy tính và chạy chương trình truyền tệp, truyền thành công tệp có dung lượng vừa và nhỏ.
Tuy nhiên công nghệ MANET thì trên thế giới đã và đang nghiên cứu nhưng cũng còn nhiều hạn chế như vấn đề năng lượng, chất lượng dịch vụ, vấn đề bảo mật,...Tác giả hy vọng rằng với việc tìm hiểu công nghệ MANET và xây dựng ứng dụng truyền tệp cũng như mở rộng thêm một số chức năng khác, trong tương lai gần sẽ giúp cho việc kết nối mạng không dây giữa các máy tính đơn giản hơn khi không phải phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, truyền dữ liệu giữa các máy được nhanh, an toàn và thuận lợi hơn trở thành hiện thực.
Mặc dù tác giả đã cố gắng, nỗ lực trong nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô và các bạn gửi chỉ bảo, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện và có tính thực tế hơn.
Trong thời gian tiếp theo sẽ tiếp tục nghiên cứu về công nghệ MANET, mở rộng chương trình hiện tại có thể quản lý và điều khiển các máy tính trong mạng, có thể ứng dụng thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Khương Anh, Nguyễn Hồng Sơn (2006), Giáo trình hệ thống mạng
CCNA Semester 4, Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
2. Phương Lan (2009), Lập trình Windows với C#.net, Nhà xuất bản Lao
động Xã hội.
3. Phạm Văn Trung (2009), Luận văn thạc sĩ CNTT, Đại học Huế.
4. http://megavnn.com.vn/chi-tiet/cac-giao-thuc-dinh-tuyen-trong-mang- MANET/526.html 5. http://aptech.vn 6. http://congdongsach.net/ebook/web/f9951-Lap-trinh-Socket.html 7. http://www.wirelessvn.com
Tài liệu Tiếng Anh
8. Qasim Nadia, Said Fatin & Aghvami Hamid (2009), Mobile Adhoc
Networking Protocol’s Evaluation through Simulation for Quality of
service, IAENG International Journal of Computer Science, 36:1,
JCS_36_1_10, 17 February.
9. Frank Ohrtman and Konrad Roeder (2008), Wi-Fi Handbook Building
802.11b Wireless Networks- Wi-Fi Security, McGraw- Hill.
10. http://datatracker.ietf.org/wg/MANET/charter 11. http://www.Adhocnets.org/2010/index.html