trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc
Có thể nhận thấy rừng tự nhiên khu thực hành thực nghiệm của trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc gồm 3 kiểu trạng thái điển hình là:
+ Rừng Ic + Rừng IIa
+ Rừng IIIa1 nghèo kiệt, chất lượng tầng cây cao kém.
Để phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt, từ những năm 1990, nhà trường đã tiến hành 3 giải pháp kỹ thuật chính sau:
+ Khoanh nuôi bảo vệ.
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung. + Làm giàu rừng.
Các đối tượng làm giàu rừng, hầu hết tầng cây cao chất lượng kém được khai thác, chiều cao bình quân của tán rừng còn lại từ 5 – 10m, rừng được luỗng phát triệt để dây leo có hại và xử lý các gốc chặt do khai thác không hợp lý lâu ngày. Đồng thời với bước hạ tán tầng cây cao và phát luỗng rừng là công việc mở rạch, xử lý các băng chừa, phát dọn thực bì trên các khoảng trống trong rừng để trồng bổ sung các loài cây bản địa làm giàu rừng.
Về nguyên tắc kỹ thuật:
Tôn trọng và tận dụng sự hỗ trợ của nền rừng cũ, trồng bổ sung cây làm giàu tạo thành rừng hỗn loài với cây rừng đã có sẵn, trong đó cây làm giàu chiếm ưu thế.
Cây trồng làm giàu rừng là những loài cây địa phương hoặc được dẫn giống từ nơi khác có đặc điểm sinh thái phù hợp với nơi làm giàu rừng, đặc biệt quan tâm chọn những loài dễ trồng, sinh trưởng nhanh về chiều cao, sẵn có về nguồn giống.
Tiêu chuẩn cây giống trong công tác trồng rừng nói chung, đặc biệt trong làm giàu rừng có vị trí quan trọng đến chất lượng và sự thành công của rừng làm giàu sau này. Nhìn chung cây trồng làm giàu rừng phải có cỡ bầu to hơn (nếu trồng cây bằng bầu), chiều cao thường lớn hơn gấp 2 đến 3 lần cây trồng rừng toàn diện.
Công tác phục hồi rừng tự nhiên nghèo kiệt bằng những giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung những loài cây bản địa hoặc làm giàu rừng bằng phương thức mở rạch, trồng theo đám… đòi hỏi việc lựa chọn và chuẩn bị cây giống đảm bảo và luôn chủ động để trồng cây đúng thời vụ. Trong những năm qua nhà trường đã chọn nhiều loài cây bản địa khác nhau như: Sồi phảng, Lim xẹt, Táu ruối, các loài cây trong họ sồi giẻ, cây nhập ngoại như Lát Mêxico, Giổi bắc, Mễ lao bài, một số dòng bạch đàn cao sản của Trung Quốc…Nhà trường đã thành công trong việc gieo ươm một số giống mới như Lát Mêxico, Giổi bắc. Nhiều mô hình làm giàu rừng đã đem lại hiệu quả thiết thực về kỹ thuật và kinh tế. Nhiều loài cây bản địa khác nhau được trồng bổ sung vào rừng tự nhiên thuộc đối tượng cần phục hồi đã góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo và cấu trúc rừng.
4.2. Đánh giá thực trạng các mô hình làm giàu rừng tại khu thực hành thực nghiệm trường Cao Đẳng Nông Lâm Đông Bắc
Trong kinh doanh lâm nghiệp, bất kỳ một giải pháp kỹ thuật nào khi tác động vào rừng, người ta đều lấy hiệu quả về kinh tế và môi trường làm mục tiêu để lựa chọn.
Làm giàu rừng, hiểu theo nghĩa rộng là sự vận dụng tổng hợp và khôn khéo các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm định hướng cho rừng phát triển theo đúng quy luật tự nhiên của nó. Từ những số liệu tổng hợp của nhà trường và số liệu điều tra đo đếm bổ sung, đề tài tiến hành phân tích kết quả các mô hình làm giàu rừng trên các khía cạnh sau đây:
- Phân tích về nội dung kỹ thuật thực hiện các mô hình cụ thể.
- Phân tích và so sánh tình hình sinh trưởng của các loài cây làm giàu rừng, xác định được những nhân tố ảnh hưởng tích cực và bất lợi đến khả năng sinh trưởng của cây trồng làm giàu rừng.
- Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình.
4.2.1. Mô hình làm giàu theo rạch.
Hầu hết các mô hình làm giàu rừng theo rạch được thực hiện từ những năm 1995 đến năm 2000 không còn tồn tại nguyên vẹn, do nhiều nguyên nhân khác nhau:
Về nguyên nhân chủ quan:
Sau khi kết thúc đề tài, đơn vị không có điều kiện về kinh tế để tiếp tục theo dõi, quản lý và đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của cây trồng làm giàu trên các rạch.
Một số mô hình làm giàu theo rạch trên phạm vi lớn bằng các loài bạch đàn đến tuổi 9 đã khai thác toàn diện và trồng lại rừng theo dự án 661.
Chủ nhiệm các đề tài thay đổi vị trí công tác vì thế đề tài không được quan tâm theo dõi và đề xuất hướng phát triển, đặc biệt là những mô hình làm giàu rừng theo rạch bằng loài lim xẹt và sồi phảng.
Về nguyên nhân khách quan:
Khu thực hành thực nghiệm của trường chịu sức ép không nhỏ của người dân địa phương, nhiều lô rừng tự nhiên khoanh nuôi xúc tiến tái sinh
được đầu tư để luỗng phát vệ sinh rừng càng thuận tiện để người dân ra vào rừng lựa chọn khai thác vì mục đích kinh tế.
Vì vậy trên các rạch trồng lim xẹt và sồi phảng ở độ tuổi 6 -7 năm đa phần đã đạt đường kính từ 10 – 15 cm bị khai thác làm gỗ mỏ hoặc làm gỗ hoành nhà.
Có mô hình không thành công do yếu tố kỹ thuật xử lý rạch trồng cây và các băng chừa lại cũng như việc lựa chọn đất chưa phù hợp theo đặc tính sinh thái của loài, như mô hình trồng theo rạch bằng cây lát Mêxico năm 1996.
Mô hình này đã được tổng kết và đánh giá năm 2003 của đề tài gieo ươm gây trồng thử nghiệm cây Lát Mêxico; được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phân tích cho rằng: Cây Lát Mêxico không thích hợp trồng rừng toàn diện, không thích hợp với điều kiện đất chua nghèo dinh dưỡng.
Lát Mêxico là loài có hệ rễ bàng phát triển rất mạnh vì thế nhiều khuyến cáo cho rằng tạo cây rễ trần nuôi trong vườn từ 1 - 3 năm đánh đem trồng hiệu quả sẽ tốt hơn cây trồng tạo bầu nhỏ như hiện nay. Loài cây này chỉ thích hợp với điều kiện trồng cây phân tán ở công sở, trồng theo mô hình nông lâm kết hợp với chè, cà phê, cao su… ở vùng đất đỏ Ba zan.
Quan sát và đo đạc những cây Lát Mêxico trồng phân tán tại khu làm việc Trạm thực hành thực nghiệm Miếu Trắng của trường trồng năm 1996, kết quả sau 16 năm như sau:
TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB
D1.3
(cm) 25 30 35 30 28 34 20 28 24 28 27,2
H
Đường kính bình quân 1m3 đạt 27,2 cm, cao 17,3 m.
Xin trích dẫn một số hình ảnh gieo ươm và trồng cây phân tán loài Lát Mêxico từ báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học đề tài:
“ Gieo ươm trồng thử nghiệm Lát Mêxico” năm 2003 như sau:
Ảnh chụp 4.1:Vườn ươm cây Lát Mêxico rễ trần 4 tháng tuổi năm 2000 tại Trạm thực hành thực nghiệm
Ảnh chụp 4.2: cây con tạo trong bầu và cây con rễ trần 4 tháng tuổi Mặc dù các mô hình làm giàu theo phương pháp mở rạch không còn nguyên vẹn đến năm 2012, song căn cứ vào kết quả trồng thử nghiệm theo phương thức mở rạch đối với 6 loài bạch đàn cao sản năm 2001 của trường thì sau 9 năm, mô hình đã đem lại những hiệu quả tốt về mặt kỹ thuật và kinh tế. Đề tài xin trích dẫn tóm tắt kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm theo rạch các loài bạch đàn cao sản Trung Quốc và Brasil năm 2001 của trường Cao đẳng Nông Lâm đông Bắc như sau:
Loài cây trồng theo rạch:
loài bạch đàn mô của Trung Quốc mang ký hiệu GU 108 và 4 dòng bạch đàn mô của Brasil (E.Hybrit) mang ký hiệu: 1407, 414, 411, 101. Cả 5 công thức này được so sánh với bạch đàn mô của Phù Ninh Vĩnh phú mang ký hiệu PN2.
Mô hình được thiết kế theo phương pháp mở rạch rộng 2m, trồng một hàng ở giữa, cây cách nhau 1,5m. Tâm rạch này cách tâm rạch kia 6m. Như vậy mật độ trồng là 1.100 cây/ha.
Diện tích mô hình 3 ha được triển khai tháng 5 năm 2001.
Giống do Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Phù Ninh cung cấp, tiêu chuẩn đạt chiều cao 25cm trở lên.
Trồng theo phương thức hỗn giao theo hàng, mỗi loài được lặp lại 3 lần (có 3 hàng với số cây 130 – 140 cây/loài).
Trồng có bón lót 0,2 kg NPK mỗi cây.
Chăm sóc 2 lần trong năm và liên tục trong 3 năm.
Kết quả sau 2 năm theo số liệu trong báo cáo khoa học của trường thể hiện ở bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1:Sinh trƣởng các dòng Bạch đàn
đƣợc sử dụng làm giàu rừng năm 2001
Năm Chỉ tiêu Loài cây
Năm thứ nhất Năm thứ hai
Dgốc (cm) D1.3 (cm) H (m) DTán (m) Dgốc (cm) D1.3 (cm) H (m) DTán (m) Bạch đàn mô GU 108 (TQ) 4,7 3,5 4,3 1,8 8,8 6,6 8,6 2,3 Bạch đàn mô 1407 Brasil 4,0 3,0 3,2 1,5 5,7 5,4 6,3 2,2 Bạch đàn mô 414 Brasil 3,2 2,4 2,7 1,3 6,9 5,0 6,0 2,2 Bạch đàn mô 411 Brasil 3,5 2,5 2,9 1,4 6,0 4,5 5,9 2,2
Bạch đàn mô PN2 Vĩnh phú 4,3 3,2 3,7 1,7 8,1 6,2 7,5 2,5 Kết quả trên cho thấy:
Cả 6 dòng bạch đàn cao sản trồng thử nghiệm ở khu thực hành thực nghiệm của trường trong điều kiện lập địa và phương pháp trồng mở rạch ở trạng thái rừng Ic như trên, trong 2 năm đầu cho kết quả khá tốt.
Bạch đàn mô 411 và 101 của Brasil có thấp hơn các dòng bạch đàn khác nhưng cũng đạt > 2cm/năm về đường kính và xấp xỉ 3m/năm về chiều cao.
Bạch đàn mô GU 108 của Trung Quốc sinh trưởng trội hơn cả so với các dòng bạch đàn khác cùng trồng thử nghiệm về giá trị tuyệt đối. Song có nhược điểm cơ bản là hình thân không đều, cây thường cong ở phần gốc.
Theo kết quả tính toán một số chỉ tiêu thống kê về sinh trưởng đường kính của 6 dòng bạch đàn cao sản trồng thử nghiệm năm 2001 của trường (bảng 4.2) thì:
Bảng 4.2 :Một số chỉ tiêu thống kê về sinh trƣởng đƣờng kính của 6 dòng
Bạch đàn cao sản trồng thử nghiệm năm 2001 (sau 2 năm)
Chỉ tiêu thống kê GU 108 1407 Brasil 414 Brasil 411 Brasil 101 Brasil PN2 V.Phú Đường kính bình quân D (cm) 6,6 5,4 5,0 4,5 4,0 6,2 Sai số của số bình quân D (Sd) 0,168 0,106 0,156 0,148 0,137 0,096 Sai tiêu chuẩn mẫu (S) 1,528 0,970 1,434 1,356 0,916 0,870 Phương sai mẫu (S2
) 2,336 0,942 2,056 1,839 0,839 0,757 Độ lệnh phân bố (r3) -0,3 -1,3 -0,2 0,2 -0,8 -0,6
Độ nhọn phân bố (r4) 0,6 - 0,2 0,5 0,7 0,0 -0,5
Đường kính nhỏ nhất 4,3 2,5 3,2 2,5 2,9 4,5
Đường kính lớn nhất 10,1 5,6 8,3 9,2 6,4 7,6
Hệ số biến động (V%) 23,25 22,94 26,29 27,12 18,99 13,97
Hệ số chính xác (P%) 2,5 2,5 2,9 3,0 2,8 1,5
Dung lượng mẫu (n) 35 35 35 35 35 35
Bạch đàn mô PN2 Vĩnh Phú, (theo thông tin của Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng Phù Ninh Vĩnh Phú), đã được trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau và đạt hiệu quả cao về chất lượng và kinh tế. Mặc dù Bạch đàn mô PN2 Vĩnh Phú có thấp hơn so với Bạch đàn GU 108 của Trung Quốc về đường kính song không đáng kể và không có ý nghĩa về phương diện thống kê. Để khẳng định điều này, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sai dị giữa 2 số trung bình bằng tiêu chuẩn U như sau:
U = 2 2 2 1 2 1 2 1 n S n S x x = 35 757 , 0 336 , 2 2 , 6 6 , 6 = 297 , 0 4 , 0 = 1,346 < 1,96.
Giả thuyết H0 được chấp nhận, nghĩa là sự sai khác giữa 2 số trung bình mẫu về đường kính không rõ rệt
Trong công thức trên: x1, x2 là đường kính trung bình của Bạch đàn GU 108 của Trung Quốc và Bạch đàn PN2 Vĩnh Phú; S21, S22 là phương sai của 2 ô mẫu; n1, n2 là dung lượng của 2 ô mẫu.
Hệ số biến động về đường kính của 6 dòng bạch đàn trồng thử nghiệm trên các rạch là thấp (13 – 23%), cho thấy mức độ phân hoá về đường kính hay chiều cao rất ít. Điều này chứng tỏ tính ưu việt của cây tạo mô.
Độ lệch của phân bố cây theo đường kính tính được < 0, biểu thị đường phân bố lệch phải so với số trung bình.
Độ nhọn thấp nghĩa là đường phân bố cao và nhọn, phù hợp với kết quả tính toán về hệ số biến động (Hệ số biến động càng nhỏ, đường phân bố càng nhọn và ngược lại)
Hiện nay mô hình này không còn, theo thông tin của Trạm thực hành thực nghiệm thuộc trường cho biết, mô hình đã được khai thác vào năm 2009 (rừng trồng 9 tuổi) và được thay thế bằng rừng trồng keo tai tượng của Dự án 661.
Tại thời điểm khai thác, đường kính bình quân đạt 17cm – 18cm, chiều cao bình quân đạt 25m - 27m. Mật độ còn khoảng 700 cây/ha. Uớc tính trữ lượng cây đứng khoảng 170 m3
/ha.
Với kết quả trên, có thể đánh giá mô hình thành công về phương diện kỹ thuật. Sau 8 năm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Ảnh chụp 4.3: Mô hình trồng khảo nghiệm 6 dòng bạch đàn cao sản của Trung quốc, Brasil và Vĩnh phú 2 tuổi
(Nguồn: Tài liệu nghiên cứu gieo ươm gây trồng khảo nghiệm một số giống cây rừng đã được cải thiện của Trung Quốc và Brasil của trường Cao Đẳng
Nông Lâm Đông Bắc năm 2003)
Mô hình trồng cây Lim xẹt (Peltophorum Pterocarpum) trên rạch năm 2002 tại khoảnh 48 và khoảnh 61 của nhà trường đến nay đã được 10 năm, một số cây còn xót lại trên một số rạch đã trồng được đo đếm và tổng hợp như
Khoảnh 61: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 TB D1.3 13 12 14 11 10 17 14 13 12 14 13 15 16 12 13,3 DT 4 3 4,5 3 3 5 4 3 3 3,5 4 4,5 5 3,5 3,8 HVN 13,5 13 13 12 10 16 14 12,5 11 12 12,5 15 14,5 13 13,0 Khoảnh 48: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TB D1.3 15 13 12 16 11 12 14 10 16 12 12 13,0 DT 5 4 3,5 5 3 3 4,5 3 5,5 3,5 4 4,0 HVN 14 13 13 15 12 13 14 11,5 15 11 12 13,0
Cả 2 điểm đo đếm cho thấy, đường kính 1m3 bình quân là: 13,2cm; Tăng trưởng đường kính bình quân đạt 1,32cm/năm.
Chiều cao bình quân là: 13m. Tăng trưởng bình quân đạt 1,30m/năm. Mặc dù mô hình Lim xẹt trồng năm 2002 không còn đầy đủ như thiết kế ban đầu do những nguyên nhân khách quan đem lại, song những cây còn tồn tại trên một số rạch đã đạt kích thước về đường kính gỗ trụ mỏ sau 10 năm, đã góp phần làm giàu thêm về mật độ và trữ lượng của rừng thứ sinh nghèo kiệt.
4.2.2. Mô hình làm giàu theo đám.
a. Mô hình làm giàu rừng theo đám bằng loài cây Giổi bắc.
Cây Giổi bắc còn gọi là cây giổi Trung Quốc hay Hoả Lực Nam, thuộc họ Mộc Lan (Magnoliaceae). Đây là loài cây có hình dáng đẹp, hoa thơm, sinh trưởng nhanh, có đặc điểm sinh thái gần giống như cây mỡ, cây giổi của Việt Nam. Giổi bắc có thể trồng rừng thuần loại, hỗn giao với các loài cây lá rộng hoặc lá kim khác. Đây là loài cây đã được cải thiện của Trung Quốc và trồng khá phổ biến ở Bằng Tường, Quảng Tây Trung Quốc.
Năm 1997 nhà trường thực hiện đề tài cấp Bộ “ Gieo ươm gây trồng khảo nghiệm một số giống cây trồng đã được cải thiện của Trung Quốc và Brasil “. Đề tài đã nghiệm thu đánh giá loại khá và kết thúc năm 2003.
+ Mô hình trồng năm 1997:
- Điều kiện lập địa: Đất feralit màu nâu vàng phát triển trên sa thạch, đất hơi chua, độ dày tầng đất trung bình 50 cm. Đất rừng cây bụi với độ che