Thiết kế cổng thông tin điện tử HVNH

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng cổng thông tin điện tử mới của học viện ngân hàng (Trang 35 - 52)

1.2.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu

1.2.1.1. Sơ đồ cơ sở dữ liệu

Hình 3.27: Cơ sở dữ liệu của hệ thống

1.2.1.2. Mô tả chi tiết từng bảng cơ sở dữ liệuBảng Role Bảng Role

Mục đích: chứa thông tin về các quyền của người dùng trong hệ thống Tên trường Kiểu dữ liệu Cho phép Null Diễn tả

Role nchar(50) Không Mô tả quyền

Bảng User

Mục đích: Chứa thông tin người sử dụng

Tên trường Kiểu dữ liêu Cho phép

Null Diễn tả

Id Bigint Không Mã người sử dung

UserName nchar(10) Không Tên đăng nhập

Pass nchar(10) Không Mật khẩu đăng nhập

FullName nvarchar(50) Không Tên đầy đủ

Sex bit Không Giới tính: 0-Nam, 1-

Nữ

Email nchar(40) Không Địa chỉ email

SkypeName nchar(40) Có Nick Skype

WebPageAdress nvarchar(50) Có Trang cá nhân của người dùng

Address nvarchar(100) Có Địa chỉ của người dùng

Image image Có Ảnh

JoinDay datetime Có Ngày tham gia vào hệ thống

Status int Không

Trạng thái 0-Tài khoản chưa được kích hoạt, 1- Đã kích hoạt, 2- Tài khoản đang bị khoa

IdRole int Có Vai trò của người

Bảng MenuHeader

Mục đích: Chứa thông tin tóm tắt về thanh các menu con của hệ thống Tên trường Kiểu dữ liệu Cho phép

Null

Diễn tả

Id int Không Mã của MenuHeader

Title nvarchar(100) Không Tiêu đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ParentID int Không Mã Header của menu cha, nếu menu không có cha: ParentID=Id

[Level] int Không Cấp của menu con, bắt đầu từ 0, được giám sát bằng các trigger insert, update,delete

Status int Không Trạng thái được phép hiển thị của menu

Bảng MenuDetail

Mục đích: Chứa nội dung chi tiết về menu Tên trường Kiểu dữ liệu Cho phép

Null

Diễn tả

Id int Không Mã của MenuDetail

IdHeader int Không Mã của MenuHeader

tương ứng

Image image Có Hình ảnh

Description ntext Có Diễn tả nội dung

CreateDate datetime Có Ngày tạo

Accepter bigint Không Người chấp nhận cho menu này được phép xuất hiện trên màn hình giao diện

Modifier bigint Có Người chỉnh sửa

Bảng AticleHeader

Mục đích: Chứa những thông tin tóm tắt về bài viết Tên trường Kiểu dữ liệu Cho Phep Null Diễn tả

Id bigint Không Mã của ArticleHeader

IdParentMenu int Không Mã của menu Cha, khóa ngoại tương ứng với trường Id của bảng MenuHeader

Title nvarchar(100) Không Tiêu đề của bài viết

Abstract ntext Có Tóm tắt bài viết

Image image Có Ảnh bài viết

Status int Không Trạng thái bài viết: 0- Chưa duyệt, 1-Đã duyệt, 2-Đang bị khóa

Bảng ArticleDetail

Mục đích: Chứa thông tin chi tiết về bài viết Tên trường Kiểu dữ liệu Cho phép

Null

Diễn tả

IdHeader bigint Không Mã Header của bài viết

[Content] ntext Không Nội dung bài viết

Creater bigint Không Người tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CreateDate datetime Có Ngày tạo

Accepter bigint Không Người duyệt

Modifier bigint Có Người chỉnh sửa

Bảng AssignRole

Mục đích: Chứa thông tin chỉ quyền truy cập của người dùng với từng menu

Tên trường Kiểu dữ liệu Cho phép Null

Diễn tả

Id bigint Không Mã

IdUser bigint Không Mã người sử dụng

IdMenu int Không IDheader của menu được

phân quyền

IdRole int Không Mã Quyền mà người

1.2.2. Thiết kế các giao diện chức năng hệ thống

Giao diện là phần vô cùng quan trọng đối với một hệ thống thông tin. Đó là phần biểu hiện ra của hệ thống, tương tác trực tiếp với người dùng. Giao diện đẹp và thuận tiện sẽ giúp hiệu quả hoạt động của hệ thống được nâng cao hơn, thu hút được nhiều đối tượng sử dụng hơn.

Qua quá trình phân tích, chúng ta cần xây dựng một giao diện mới với cấu trúc rõ ràng, phân chia các module một cách logic, khoa học, các thông tin được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc dễ định hướng những thông tin họ cần tìm. Giao diện phải thể hiện được hình ảnh của Học viện với các yếu tố để nhận diện thương hiệu của Học viện Ngân hàng.

Mỗi phân viện, cơ sở, trung tâm, khoa chuyên ngành hay khoa quản lý có những đặc trưng riêng sẽ được xây dựng thành các trang con với giao diện tương ứng, thể hiện được đặc thù riêng của mỗi bộ phận, giúp người dùng dễ dàng phân biệt, thuận lợi trong việc tìm kiếm, tra cứu thông tin cần thiết.

Giao diện người dùng, kể cả giao diện khai thác và quản trị hoàn toàn trên website. Về phương diện mỹ thuật có khả năng dễ dàng ứng dụng

các hiệu ứng đa phương tiện. Ngôn ngữ giao diện là tiếng Việt và tiếng Anh, có khả năng dễ dàng bổ sung các ngôn ngữ khác trong tương lai.

1.2.2.1. Giao diện trang chủ HVNH

Trang chủ thể hiện Logo, Baner, hình ảnh của học viện vì vậy thiết kế giao diện phải nêu được đầy đủ thông tin phù hợp với chức năng của Học viện. Dự kiến giao diện được thiết kế như sau:

1.2.2.2. Giao diện các đơn vị trực thuộc học viện

Các đơn vị trực thuộc Học viện ngân Hàng như các cơ sở, phân viện, các trung tâm, các khoa có những đặc trưng riêng. Vì vậy để các đơn vị dễ dàng quản lý tập trung, đồng thời giúp người dùng định hướng những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng, thì việc phân cấp cho các đơn vị thành các trang riêng biệt nằm trong trang chủ của học viện là rất cần thiết. Giao diện được thiết kế với những biểu tượng riêng của đơn vị, thể hiện được những thông tin, chức năng cần thiết.

Hình 3.29 : Giao diện các đơn vị

1.3. Thiết kế mạng xã hội trường học

Xu hướng sử dụng mạng xã hội để kết nối và trao đổi thông tin ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Việc xây dựng mạng xã hội riêng cho nhà trường sẽ rất thuận lợi trong việc định hướng sinh viên của trường quản lý trong mạng đó và sử dụng nó vào mục đích học tập, trao đổi tài liệu, quản lý toàn bộ quá trình học tập của từng sinh viên.

Các tính năng chính của mạng xã hội trường học:

• Các tài khoản sẽ có thể kết nối được với nhau thông qua tính năng kết bạn.

• Tải lên và quản lý các lưu trữ cá nhân (các tệp tin văn bản, ảnh, tài liệu v.v…)

• Mỗi cá nhân có khả năng tạo các nhóm theo từng đơn vị tổ chức như lớp, khoa, phân viện, trung tâm, hoặc một nhóm sinh hoạt bất kì… dễ dàng hơn trong quá trình trao đổi thông tin giữa các đơn vị.

• Tích hợp các chức năng xem thông tin như điểm, thời khóa biểu, học phí, các thông báo, đăng kí tín chỉ, tra cứu tài liệu trực tuyến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tạo ra các bài thi trắc nghiệm trực tuyến, tổ chức các cuộc thi kiến thức trực tuyến về mọi lĩnh vực cần thiết trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên tại trường.

• Đăng các bài viết, nhật ký, thể hiện các cảm xúc cá nhân vào các trang trong mạng xã hội.

• Dễ dàng tích hợp với các ứng dụng phát triển thêm bởi bên thứ ba như Games, các đại lý sách, đồ dùng trực tuyến v.v…

1.3.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu Mạng xã hội trường học

Cơ sở dữ liệu thiết kế cho Hệ thống mạng xã hội trường học khá phức tạp và phải đảm bảo các yếu tố sau:

• Lưu trữ tốt dữ liệu của các đối tượng tham gia hệ thống (sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý) và có khả năng móc nối được với các nguồn dữ liệu từ các hệ thống khác trong nhà trường.

• Quản lý được tốt các tính năng chính của hệ thống (theo dõi thông tin, kết bạn, kết nối các đối tượng v.v…)

• Tối ưu hóa khả năng lưu trữ thông tin nhằm đảm bảo tốc độ của hệ thống, tránh việc trùng lặp hoặc dư thừa những thông tin không cần thiết.

Hình 3.30: Sơ đồ quan hệ Cơ sở dữ liệu Hệ thống mạng xã hội trường học

1.3.2. Mô tả giao diện và tính năng chính của Mạng xã hội

Hệ thống mạng xã hội được thiết kế gồm có 3 trang chính như sau: • Trang cá nhân.

Trang chủ.

Trang chủ nhóm.

1.3.2.1. Trang cá nhân

Là trang thông tin chính của từng cá nhân tham gia vào hệ thống. Người sử dụng có khả năng tùy biến giao diện và 1 vài tính năng căn bản của trang này nhằm thể hiện màu sắc của riêng mình. Với một trang cá nhân, người dùng có thể sử dụng các tính năng sau:

• Tùy biến giao diện: Người dùng có khả năng thiết lập tất cả các yếu tố liên quan đến trình bày trong trang cá nhân của mình, từ các thiết lập đơn giản như ảnh nền, ảnh tiêu đề, ảnh đại diện, màu chữ, Font và kích thước chữ, kéo thả và điều chỉnh màu sắc, kiểu dáng các khối ứng dụng v.v… cho đến các tính năng thiết lập giao diện phức tạp hơn (sử dụng mã CSS, HTML) dành cho các đối tượng người dùng có kiến thức sâu về thiết kế web.

• Thêm, sửa, xóa, bình luận, biểu hiện cảm xúc (thích hoặc không thích) các bài viết, nhật ký (blog), theo dõi các bài viết và các nhật ký của mình hoặc của một người nào đó theo trình tự thời gian.

• Kết nối với nhau thông qua tính năng Kết bạn và theo dõi bạn bè. Danh sách bạn bè sẽ được hiển thị trên trang cá nhân, ngoài ra người dùng có thể dễ dàng sử dụng tính năng “Tìm kiếm” để tìm bạn bè và các thông tin cần thiết.

• Theo dõi thông tin cá nhân: Người dùng sẽ được thêm, sửa, xóa thông tin cá nhân của mình như họ tên, nickname, số điện thoại, email v.v…

• Theo dõi thông tin học vụ: Tất cả các thông tin mà người sử dụng cần về học vụ như điểm số, thời khóa biểu, học phí, lịch trình học v.v… sẽ được hiển thị một cách cập nhật và dễ dàng tra cứu trong trang cá nhân. Bên cạnh đó, người sử dụng có thể tạo cho mình 1 lịch trình làm việc theo tuần nhằm giúp ghi nhớ những kế hoạch của bản thân.

• Tạo lập và quản lý các kho lưu trữ cá nhân: Người sử dụng có thể tải lên các tệp tin vào tạo cho riêng mình một kho lưu trữ trực tuyến. • Các tệp tin có thể là ảnh, văn bản v.v…Người dùng sẽ có quyền

Hình 3.31: Giao diện Trang cá nhân

1.3.2.2. Trang chủ

Là trang tổng hợp thông tin từ tất cả các đối tượng kết nối của từng cá nhân tham gia vào hệ thống, nghĩa là một người dùng có thể nắm được tình hình hoạt động của tất cả bạn bè của mình, tất cả các hội, nhóm mà mình tham gia trong hệ thống. Trang chủ của mỗi cá nhân khác nhau sẽ có sự khác nhau về thông tin hiển thị và giao diện do mỗi cá nhân tham gia đều có sự khác biệt về các đối tượng kết nối với mình.

Hình 3.32: Giao diện trang chủ

Một vấn đề đặt ra là số lượng bạn bè và hội nhóm của 1 cá nhân sẽ có thể rất nhiều, và rất có thể những thông tin mà người dùng cần tiếp nhận ngay (thông báo mới từ lớp, trường) sẽ bị đẩy lùi xuống dưới do có quá nhiều hoạt động từ những đối tượng khác, do vậy người dùng sẽ không thể đọc được thông tin đó. Để giải quyết vấn đề này, trang chủ mạng xã hội có tính năng tạo lập các thẻ theo dõi (tab). Trong mỗi một thẻ theo dõi là một trang tổng hợp thông tin riêng biệt và người dùng có thể kéo thả vào đó những đối tượng mà mình quan tâm. (Ví dụ, sinh viên sẽ có ưu tiên đọc các mẩu tin mới nhất đến từ các hội nhóm của Lớp, Khoa, Trường)

Trang chủ cũng là nơi người dùng tiếp nhận các thông tin quảng bá đến từ các tổ chức và doanh nghiệp liên kết với các chương trình hỗ trợ sinh viên, các sự kiện lớn, các cuộc thi trực tuyến với nhiều lĩnh vực khác nhau.

1.3.2.3. Trang chủ nhóm

Hệ thống mạng xã hội trường học cho phép người dụng tạo ra các hội nhóm đại diện cho các đơn vị khác nhau trong trường. Hệ thống sẽ tạo sẵn các hội nhóm chính như Lớp, khoa, các đơn vị Đoàn thể với sự quản lý chặt chẽ về nội dung và người quản trị. Mỗi người sử dụng cũng có thể tạo riêng cho mình một hội, nhóm với những thành viên cùng tham gia.

Khi một tin tức hay một hành động tác động đến nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều nhận được thông tin. Do vậy, thông tin giữa các đối tượng tham gia trong hệ thống sẽ được đảm bảo tính kịp thời và chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các tính năng khác của trang chủ nhóm cũng tương đồng với một trang cá nhân. Người quản trị của mỗi nhóm sẽ có quyền thiết lập các tùy biến đối với trang của nhóm đó như giao diện, thông tin hiển thị, các tính năng chính v.v….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ - Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, NXB Giáo dục Việt nam, 2010.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Vỵ - Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội.

Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2007.

3. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc – ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, 2008. 4. Arsham, Hossein. Statistical Data Analysis: Prove it with Data,

Manchester Metropolitan University, 2004.

5. Michel Mitri, Hal Kirkwood. Encyclopedia of Management › A-Z. New York, 2006.

6. Berners-Lee, Tim. Weaving the Web: The Original Design and Ultimate Destiny of the World Wide Web. New York, NY: HarperBusiness, 2000.

7. Robert Schifreen. The Web Book. United Kingdom, UK: Oakworth Business Publishing Ltd, 2010.

8. John W. Satzinger, Robert B. Jackson. Systems analysisand design in a changing world, fifth edition.

9. Kenneth E. Kendal, Julie E. Kendall. Systems analysisand design, eighth edition.

10. Leon Shklar Richard Rosen. Web Application Architecture, 2003

11. Michael Class, Yann Le Scouarnec, Elizabeth Naramore, Gary Mailer, Jeremy Stolz, Jason Gerner. Beginning PHP, apache, MySQL Web Development,Wiley Publishing, Inc.

12. http://www.php.net 13. http://www.mysql.com 14. http://www.apache.org 15. http://www.harvard.edu 16. http://sydney.edu.au 17. http://www.matisse.net

Một phần của tài liệu giải pháp xây dựng cổng thông tin điện tử mới của học viện ngân hàng (Trang 35 - 52)