Sau khi đã hình thành được thang đo chính thức và các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu, rất cần kiểm định các giả thuyết này trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện bởi vì hạn chế về thời gian và kinh phí. Do vậy, mô hình nghiên cứu được kiểm định trên mẫu được chọn theo phương pháp phân tầng phi xác suất (phân theo loại hình sở hữu doanh nghiệp), đối tượng khảo sát là giám đốc hoặc phó giám đốc của các doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí
Minh. Việc chọn mẫu này nhằm mục đích là kiểm định mô hình cho trường hợp điển hình, không nhằm mục đích kiểm định đại diện cho cả ngành BĐS Việt Nam.
Trong giai đoạn kiểm định mô hình lý thuyết, phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng là mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa trên lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widama, 1995, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng phương pháp hợp lý tối đa (Maximun Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải 100 đến 150 (Hair & các tác giả, 1998). Theo kinh nghiệm, kích thước mẫu 300 là tốt, 500 là rất tốt, và 1.000 là tuyệt vời (Comrey & Lee, 1992; Tabachnick & Fidell, 2001 (trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)). Theo Bollen (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng, trong luận án này sẽ vận dụng nguyên lý này để xác định kích thước mẫu cho kiểm định mô hình lý thuyết. Trong trường hợp không đủ bậc tự do để phân tích cho từng biến quan sát riêng lẻ trong mô hình thì sẽ gộp các biến quan sát cùng đo lường một thành phần bằng phép tính trung bình. Việc xác định kích thước mẫu cụ thể sẽ được thực hiện sau khi xây dựng được mô hình lý thuyết và thang đo chính thức.
3.4 TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình thực hiện nghiên cứu gồm hai giai đoạn là (1) xây dựng thang đo và mô hình lý thuyết; (2) kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho nghiên cứu điển hình.
Các phương pháp được sử dụng cho giai đoạn xây dựng thang đo là nghiên cứu định tính lần thứ nhất với công cụ thu thập thông tin là thảo luận tay đôi và xử lý bằng phương pháp mô tả, phân loại và kết nối để hình thành thang đo sơ bộ. Thang đo được hình thành từ nghiên cứu định tính được đánh giá sơ bộ bằng công cụ Cronbach’s alpha và EFA với cỡ mẫu 150 quan sát để hình thành thang đo chính thức và xác định lại cấu trúc của các thang đo thành phần. Sau đó, thực hiện nghiên cứu định tính lần thứ hai để hình thành các giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
Comment [D6]: Công thức tính toán cỡ mẫu áp dụng trong trường hợp này là không phù hợp, bởi vĩ cỡ mẫu được tính cho trường mục đích đtra là ước lượng GTTB hoặc tỷ lệ cho một biến số cụ thể. Luận án này không nhằm mục đích đó. Hơn nữa việc tính toán cở mẫu chủ yếu là với giả định sai số tối đa chấp nhận. Ở đây không đề cập đến sai số của một biến đại diện nào cả.
Trong giai đoạn kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh với các công cụ được sử dụng là CFA dùng để đánh giá thang đo và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với bộ dữ liệu; phương pháp phân tích SEM được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Tóm tắt quy trình, phương pháp và chọn mẫu được sử dụng cho nghiên cứu ở Bảng 3.1. Bảng 3.1: Tóm tắt phương pháp nghiên cứu
Giai đoạn Các bước trong
giai đoạn Phương pháp nghiên cứu Giai đoạn một: Xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu. Bước 1: Xây dựng thang đo
Thảo luận tay đôi lần thứ nhất: Đối tượng là Giám đốc doanh nghiệp BĐS, dàn bài thảo luận lần thứ nhất, kỹ thuật mô tả, phân loại và kết nối để hình thành thang đo sơ bộ.
Đánh giá thang đo sơ bộ với cỡ mẫu 150 giám đốc doanh nghiệp BĐS:
Cronbach’s alpha: Loại bỏ biến nghiên cứu có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ (<0,35); Kiểm tra hệ số Cronbach’s alpha (>0,6).
EFA: Kiểm tra nhân tố và phương sai trích được (>0,50); Loại các biến có trọng số EFA nhỏ (<0,60); hệ số 0,5≤KMO≤1; mức ý nghĩa của kiểm định Barlette <0,05
Bước 2: Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Thảo luận tay đôi lần thứ hai: Đối tượng là Giám đốc doanh nghiệp BĐS, dàn bài thảo luận lần thứ hai, kỹ thuật mô tả, phân loại và kết nối để hình thành mô hình nghiên cứu. Giai đoạn hai: Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cho trường hợp điển hình tại doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh. Bước 3: Xác định đối tượng và phạm vi kiểm định Đối tượng khảo sát là Giám đốc hoặc Phó giám đốc doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện; Cỡ mẫu phân bổ theo các loại hình sở hữu doanh nghiệp. Bước 4: Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha; EFA với tiêu chí lựa chọn như bước 1 của giai đoạn một. CFA: Kiểm tra tính thích hợp của mô hình; loại các biến có trọng số CFA nhỏ (<0,5); Kiểm tra tính đơn nguyên, giá trị hội tụ và phân biệt.
Bước 5: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình
SEM: Đánh giá độ thích hợp (0,9<CFI; CMIN/df<2 và RMSEA<0,8).
CHƯƠNG 4