Các yếu tố từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM (Trang 30 - 34)

Các yếu tố từ phía ngân hàng được xem là yếu tố chủ quan, bởi nó là yếu tố nội tại bên trong ngân hàng và có tác động một cách trực tiếp tới sự phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK nói riêng. Mặc dù chịu tác động này song bản thân mỗi ngân hàng có khả năng kiểm soát các yếu tố này.

Chính sách tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng.

Chính sách tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng bao gồm các quan điểm, nguyên tắc và biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng TTXNK đi đúng với mục tiêu đã đề ra của ngân hàng, đồng thời tuân thủ tốt các quy định của Chính phủ, ngân hàng Nhà nước. Tuỳ vào từng giai đoạn phát triển

khác nhau mà mỗi ngân hàng sẽ đưa ra một chính sách tài trợ xuất nhập khẩu phù hợp. Nội dung của chính sách tài trợ xuất nhập khẩu thông thường gồm có các chính sách về khách hàng, thời gian tài trợ, hạn mức tín dụng, lãi suất tín dụng, bảo đảm tín dụng và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của các DNXNK. Một chính sách tài trợ đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động TDTTXNK. Bất cứ một ngân hàng nào muốn đẩy mạnh hoạt động TDTTXNK thì cần phải có chính sách tài trợ phù hợp với điều kiện của ngân hàng và tình hình thực tế tại ngân hàng.

Quy mô nguồn vốn của ngân hàng.

Muốn đẩy mạnh tín dụng TTXNK đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có một lượng vốn rất lớn sẵn sàng đáp ứng cho mọi nhu cầu tín dụng của các DNXNK. Quy mô vốn của ngân hàng càng lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK. Ngược lại khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn dẫn tới quy mô vốn giảm thì việc đẩy mạnh tín dụng TTXNK của ngân hàng gặp khó khăn. Bởi khi đó nguồn vốn của ngân hàng bị hạn chế nên chỉ đáp ứng được một số lượng rất nhỏ nhu cầu vay vốn của các DNXNK. Thậm chí, khi đó ngân hàng buộc phải thu hẹp, không cho vay khách hàng mới, xem xét rất kỹ việc cho vay khách hàng cũ. Việc này dẫn tới việc nhiều DNXNK buộc phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh thậm chí phải huỷ bỏ đơn hàng mới do không đủ vốn thực hiện. Như vậy nguồn vốn hạn hẹp không chỉ ảnh hưởng tới việc đẩy mạnh tín dụng TTXNK của ngân hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các DNXNK.

Sự đa dạng của các hình thức tài trợ XNK.

Mức độ đa dạng của các hình thức tài trợ XNK cũng ảnh hưởng tới hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK. Nếu các hình thức tài trợ XNK đa dạng và phong phú thì hoạt động đẩy mạnh sẽ đạt được hiệu quả cao do vốn tín dụng của ngân hàng được đa dạng hoá, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngược lại ngay cả khi một ngân hàng có nguồn vốn lớn nhưng các hình thức tài trợ XNK lại quá ít và hạn chế thì hoạt động đẩy mạnh sẽ gặp nhiều khó khăn, ngân hàng buộc phải từ chối nhiều nhu cầu của DNXNK do không có hình thức tài trợ thích hợp.

Trình độ của nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong chiến lược đẩy mạnh hoạt động tín dụng TTXNK của mỗi ngân hàng. Do đặc thù của hoạt động tín dụng TTXNK có liên quan đến các yếu tố nước ngoài như văn hoá, thông lệ, tập quán quốc tế nên việc đẩy mạnh hoạt động này đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ giỏi về mặt chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có sự am hiểu sâu sắc về hoạt động thương mại quốc tế. Nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ là yếu tố thuận lợi cho ngân hàng trong việc triển khai quy trình nghiệp vụ cũng như các hình thức tài trợ mới, giúp ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút được nhiều khách hàng. Ngược lại trình độ nguồn nhân lực thấp sẽ là yếu tố hạn chế đến việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng TTXNK của ngân hàng trong tương lai.

Công nghệ ngân hàng.

Công nghệ ngân hàng cũng có ảnh hưởng tới hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK. Công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng TTXNK phát triển, giúp ngân hàng thực hiện quy trình, nghiệp vụ một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Không chỉ giúp ngân hàng thuận lợi trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, công nghệ hiện đại tiên tiến còn giúp ngân hàng thu thập được nguồn thông tin đầy đủ, có tính chính xác cao về khách hàng, đối tác nước ngoài cũng như những biến động trên thị trường trong và ngoài nước…Đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng đưa ra các quyết định tín dụng quan trọng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng

vốn vay hạn chế tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

1.2.4.2.2. Yếu tố từ phía doanh nghiệp xuẩt nhập khẩu.

Nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Ngân hàng chỉ có thể cho vay vốn được khi khách hàng có nhu cầu vay. Có cầu thì mới có cung, cầu càng lớn thì cung mới có cơ hội phát triển. Nếu nhu cầu của DNXNK càng lớn thì mới tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng tài trợ, gia tăng thị phần và gia tăng doanh thu từ hoạt động này. Ngược lại khi nhu cầu của các DNXNK ít sẽ hạn chế sự phát triển của hoạt động tín dụng TTXNK, không chỉ quy mô tín dụng và doanh thu giảm mà ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc giữ vững thị phần, thị trường do nhu cầu của các doanh nghiệp ít làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Trình độ quản lý, năng lực kinh doanh của các DNXNK.

Nếu trình độ quản lý, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp tốt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay của ngân hàng, hoạt động kinh doanh có lãi, trả nợ ngân hàng đúng thời hạn giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ quá hạn tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng TTXNK phát triển. Ngược lại khi trình độ quản lý, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thấp, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, khả năng trả nợ bị suy giảm. Doanh nghiệp khó khăn trong việc trả nợ dẫn tới nợ quá hạn của ngân hàng tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng TTXNK, hạn chế sự phát triển của hoạt động tín dụng TTXNK của ngân hàng.

Kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các DNXNK.

Hoạt động kinh doanh quốc tế luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chính vì vậy để đạt được thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi các DNXNK phải có kiến thức sâu rộng về văn hoá, xã hội, luật pháp, thông lệ và tập quán thương mại các

nước. Sự thành công hay thất bại của DNXNK có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng. Đối với những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, có sự am hiểu về bạn hàng, thị trường xuất- nhập khẩu, luật pháp và thương mại các nước…thì khả năng thành công của thương vụ rất cao. Mức độ thành công cao không chỉ giúp DNXNK nhận được mức tài trợ lớn và dễ dàng từ ngân hàng mà còn đảm bảo cho ngân hàng thu hồi được vốn tài trợ nhanh chóng. Ngược lại đối với những doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, kinh nghiệm còn rất ít dễ gặp phải các rủi ro như: bị đối tác nước ngoài lừa giao hàng nhưng không thanh toán hoặc bị ép phải bán lỗ với với DNXK hay bị giao hàng thiếu, không đúng với số lượng, chất lượng như thoả thuận đối với DNNK…Những rủi ro với khách hàng XNK cũng sẽ ảnh hưởng tới ngân hàng tài trợ, ngân hàng sẽ khó thu hồi được các khoản tài trợ của mình, nguy cơ nợ quá hạn tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK nói chung.

Chương I đã khái quát hóa toàn bộ hệ thống lý luận về hoạt động tín dụng TTXNK cũng như hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK tại các ngân hàng thương mại hiện nay. Trên cơ sở đó, chương II sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng TTXNK nói chung và thực trạng hoạt động đẩy mạnh tín dụng TTXNK nói riêng tại NHNo&PTNT Từ Liêm giai đoạn 2006-2008.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI NHNo&PTNT TỪ LIÊM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w