- Tthcm về xây dựng nền văn hóa mới bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có 3 lĩnh vực chính là văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật và văn hóa đời sống mới. Người nói: Xã hội XHCN mà chúng ta sẽ xây dựng là 1 xh có một trình độ phát triển kt rất mạnh và ngày càng hiện đại, đồng thời còn có 1 trình độ văn hóa rất cao, rất toàn diện và rất sâu sắc. Nền văn hóa mới đó thể hiện sự văn minh và tính ưu việt của CNXH. Nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo và cũng là chủ thể hưởng thụ nền văn hóa XHCN đó.
- Tthcm rất coi trọng vấn đề xây dựng con người mới tương ứng với 1 chế độ xh mới. Người đã nhiều lần chỉ rõ: Muốn xây dựng CNXH phải có con người mới XHCN. Người coi việc xây dựng con người mới XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của CNXH.
Con người mới XHCN có các đặc trưng cơ bản sau đây: + Có ý thức và trình độ, năng lực làm chủ.
+ Là người lao động mới, có tri thức, có năng lực thực hành, có sức khỏe, làm việc có hiệu quả và chất lượng.
+ Là người sống có văn hóa, có tình nghĩa, đạo lý, có kỷ luật và trách nhiệm; + Là người có tinh thần yêu nước trong sáng và tinh thần quốc tế chân chính;
2-Vận dụng tthcm trong việc xây dựng nền văn hóa mới hiện nay:
Vận dụng tthcm về văn hóa, trong nhiều nghị quyết của Đảng và nhà nước, nhiều lần đã chỉ rõ: phải chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dt và xây dựng con người mới XHCN.
Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới theo tthcm tron giai đoạn hiện nay là:
a) Giáo dục tinh thần yêu nước và yêu CNXH, có ý chí phấn đấu vươn lên làm cho đất nước thoát khỏi tình trạng kt nghèo nàn lạc hậu, làm cho đất nước VN trở thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xh công bằng dân chủ và văn minh, sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên TG.
c.Giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống cao đẹp, có nhân phẩm, lương tâm, danh dự,
giản dị, tiết kiệm. Sống và làm việc theo p/luật.
d) Về nhân văn: bồi dưỡng tinh thần nhân ái, khoan dung, đoàn kết, tương thân tương ái, chân thành giúp đỡ lẫn nhau
e) Về văn hóa: có thói quen tự học chủ động sáng tạo; biết tự rèn luyện mình, nâng cao trình độ dân trí về mọi mặt, phù hợp với tri thức thời đại; vươn lên chiếm lĩnh các thành tựu về khoa học kỹ thuật tiên tiến trên TG; biết giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dt trong quá trình hội nhập.
f) Dũng cảm đấu tranh chống và xóa bỏ từng bước các tệ nạn và tiêu cực xh, làm cho môi tường xh ngày càng trong sạch lành mạnh...
Câu 16: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân như thế nào?
+ Nhà nước của dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
Nhà nước của dân là Nhà nước tập trung mọi quyền lực vào tay nhân dân. Điều 1, Hiến pháp năm 1946 do Hồ Chí Minh làm trưởng ban soạn thảo khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của đoàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Điều 32 của Hiến pháp 1946 cũng quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán quyết”. Dân cũng có quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội, đồng thời thông qua Quốc hội để bầu ra Chính phủ. Dân cũng có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng.
“Nhà nước của dân là Nhà nước do dân làm chủ. Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là người dân có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Trong Nhà nước dân chủ, dân là chủ còn cán bộ nhà nước, từ chức Chủ tịch nước trở xuống đề là “công bộc” của nhân dân. Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ không dược ỷ thế lộng quyền: “Cậy thế mình ở trong ban này ban nọ, rồi ngang
tàng phóng túng, muốn sao được vậy, còn khinh dư luận, không ngĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế với dân”.
+ Nhà nước do dân. Đó là Nhà nước do dân dựng xây lên. Cán bộ trong các ban, ngành của Chính phủ do dân lựa chọn, bầu ra. Tài chính của Chính phủ do dân đóng góp. Đường lối lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của Nhà nước do dân góp ý dựng xây. Các hoạt động của Nhà nước do dân kiểm soát, Hồ Chí Minh thường khẳng định: Tất cả các cơ quan Nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”.
+ Nhà nước vì dân. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Ngoài mục đích phục vụ nhân dân, Nhà nước ta không có mục đích nào khác. Sinh thời Hồ Chí Minh từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho
quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân.
Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, - là vì mục đích đó.
Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh dược chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng – cũng vì mục đích đó”.
Trong Nhà nước vì dân, cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều là “công bộc” của dân. Bác thường căn dặn cán bộ: Tất cả những thứ chúng ta dùng hàng ngày đều do dân cung cấp. Do vậy phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. “Việc gì lợi cho
dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”.
Tóm lại, nnhưng của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là Nhà nước dân chủ. Trong đó, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đề ở nơi dân”.
+ Vì sao chúng ta lại xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân? Xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân là tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước, là mục tiêu xuyên suốt cuộc đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng của Hồ Chí Minh. Ngay từ năm 1927 – trong cuốn Đường cách mệnh, Người đã chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền
giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
+ Làm thế nào để xây dựng được một Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân?
Trước hết, phải giữ vứng bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước. Nhà nước phải đặt dưới lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Chỉ có liên minh với giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới có thể tự giải phong mình vàxây dựng được một xã hội thực sự bình đẳng và tiến bộ.
Thứ hai, phải bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân trong việc lựa chọn và bầu ra Chính phủ thông qua Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Mọi công dân đều có quyền bầu cử để lựa chọn các đại biểu đại diện cho nguyện vọng và quyền lợi của mình. Mọi công dân đều có cơ hội tham gia vào các công việc của Nhà nước thông qua quyền ứng cử và các cuộc trưng cầu dân ý.
Thứ ba, phải bảo đảm cho dân có quyền kiểm soát chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Dân có quyền góp ý với Chính phủ, dân có quyền bãi miễn các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu họ không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi người dân phải có một trình độ nhất định. Vì vậy, cùng với việc trao quyền cho dân, cần phải có chính sách giáo dục nâng cao nhận thức cho dân.
Thứ tư, phải xây dựng một hệ thống luật pháp chặt chẽ và khoa học dựa trên nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân, đông thời làm cho pháp luật có hiệu quả trong thực tế. Sự công bằng và trât tự xã hội chỉ có thể được thiết lập khi nó được bảo đảm bằng một hệ thống luật pháp nghiêm minh. Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”.
Thứ năm, phải xây dựng được đội ngữ cán bộ, từ Trung ương đến địa phương thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ đức đủ tài, vừa bảo đảm tốt vải trò người lãnh đạo, quản lý vừa thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân.