Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu chiến lược sản phẩm cho ngành hàng giấy vở của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà.docx (Trang 26 - 31)

4. Đánh giá chiến lược cạnh tranh của Công ty CP VPP Hồng Hà

4.2. Những hạn chế còn tồn tạ

Bên cạnh những mặt tích cực đã và đang đạt được trong chiến lược cạnh tranh của Công ty thì còn tồn tại một số những điểm chưa được, cần được khắc phục trong thời gian tới.

Thứ nhất, do Hồng Hà định vị sản phẩm ở đoạn thị trường thu nhập cao nên chất lượng của sản phẩm cũng phải thật tốt để đảm bảo được những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Để nâng cao chất lượng Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà đã không ngừng đầu tư dây truyền công nghệ, trang thiết bị, đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm, cải tiến mẫu mã cho theo kịp nhu cầu thị trường. Chính những sự đầu tư này đã dẫn đến sự gia tăng về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm sẽ cao. Theo một cuộc nghiên cứu, điều tra gần đây thì 72% số người được hỏi cho rằng giá của giấy vở Hồng Hà là cao, chỉ có khoảng 26% số người được hỏi cho rằng giá bán của giấy vở Hồng Hà là vừa túi tiền. Trong khi đó, tại một số đại lý của Hồng Hà, hay tại một số cửa hàng của Công ty giá bán của một số sản phẩm không thống nhất, nơi thì bán cao hơn giá niêm yết của Công ty, nơi thì bán thấp hơn gây nên sự nghi ngờ về giá cả cho người tiêu dùng. Điều này là do sự quản lý của Công ty đối với các cửa hàng, đại lý là chưa thực sự chặt chẽ. Điều này có thể gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu giấy vở Hồng Hà. Có thể thấy giá bán các sản phẩm giấy vở Hồng Hà so với các đối thủ cạnh tranh là cao hơn, nhưng nó phải được đặt trong tương quan với chất lượng. Nếu không được giải thích rõ thì khách hàng có thể sẽ không mua sản phẩm giấy vở của Công ty.

Trong hoạt động truyền thông, khách hàng mục tiêu của Công ty là học sinh, sinh viên, khối văn phòng. Tuy nhiên, các hoạt động truyền thông của Công ty mới chỉ nhằm vào đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Các chương trình hàng năm của Công ty như Cuộc thi viết chữ đẹp, Trạng nguyên nhỏ tuổi, Toán tuổi thơ hay tài trợ cho giải bóng đá nhi đồng Toàn quốc đều được dành cho đối tượng học sinh tiểu học. Công ty chưa thực sự chú trọng tới các đối tượng còn lại. Điều này có thể làm mất đi một đoạn thị trường lớn rơi vào tay đối thủ cạnh tranh. Các chương trình quảng cáo của Hồng Hà cũng chưa được đầu tư đúng mức. Đã có khoảng 30% số người được hỏi không biết hoặc chưa từng xem tới những quảng cảo của Hồng Hà trên các phương tiện truyền thông. Nó đã ảnh hưởng tới hiệu quả

của các thông điệp truyền thông mà công ty muốn đưa tới người tiêu dùng. Mặt khác, không nhiều người biết tới những chương trình mà Hồng Hà tham gia tài trợ, điều này chứng tỏ công tác truyền thông cho những chương trình này chưa được thực hiện đúng mức.

Tại thị trường Miền Bắc, giấy vở Hồng Hà chiếm lĩnh hầu hết thị trường. Tuy nhiên tại thị trường Miền Nam và Miền Trung thì vẫn chưa đạt được mong muốn của Công ty. Các đối thủ như Vĩnh Tiến, Hải Tiến, Hoà Bình, Thiên Long vẫn đang gây nên một sức ép đối với công ty. Do vậy công ty cần phải tăng cường hơn nữa các hoạt động marketing để nâng cao thị phần của mình trên các thị trường này.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm nhái lại thương hiệu Hồng Hà, nếu không nhìn kỹ khách hàng sẽ bị nhầm lẫn. Công ty cần thường xuyên có những biện pháp cảnh báo với khách hàng để tránh làm xấu đi hình ảnh của Hồng Hà trong nhận thức của khách hàng.

Điểm mạnh

- Sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, nhiều năm liền được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Là thương hiệu lâu năm trên thị trường Hà Nội, Hồng Hà trở nên gần gũi và thân quen với người tiêu dùng.

- Có hệ thống quản lý tốt, dây truyền sản xuất hiện đại.

- Rất hiểu biết thị trường Hà Nội

-Tiên phong trong việc sử dụng giấy định lượng 100g/m2, giấy có độ trắng tự nhiên chống loá mắt, sử dụng công nghệ dán gáy và xén góc duy nhất ở Việt Nam.

Điểm yếu

- Chưa đồng bộ trong giá bán tại các cửa hàng, đại lý.

- Hệ thống kênh phân phối hoạt động chưa hiệu quả.

- Một số chương trình truyền thông cũng chưa hiệu quả.

Cơ hội

- Nhu cầu về giấy vở trên thị trường ngày càng tăng, đặc biệt là thị trường Hà Nội.

- Việt Nam gia nhập WTO, tạo điều kiện thông thương, học hỏi khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của những công ty thành công trên thế giới, nhập khẩu nguồn nguyên liệu, máy móc cho sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh.

Thách thức

- Các đối thủ trong nước đang ngày càng tăng khả năng cạnh tranh bằng việc đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Các đối thủ đến từ Trung Quốc, Đài Loan cũng đã xâm nhập vào thị trường trong nước, gây sức ép cạnh tranh đối với Hồng Hà.

qua phân tích ma trận SWOT, có thể định hướng được chiến lược cạnh tranh trong thời gian tới đối với ngành hàng giấy vở của Công ty là tập trung vào chất lượng sản phẩm, cải tiến về mẫu mã cho phù hợp với từng đối tượng, thực hiện quản lý chặt chẽ giá bán tại các cửa hàng, đại lý, tăng cường quảng cáo để tạo sự trung

thành của khách hàng. Bên cạnh đó, cần có những hoạt động marketing hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu là sinh viên và khối văn phòng.

Chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm đa dạng là hai thế mạnh hàng đầu của sản phẩm giấy vở Hồng Hà so với các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh cho ngành hàng giấy vở trong thời gian tới nên tập trung vào hai thế mạnh này. Cần nắm bắt tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu đầu, hạn chế đến mức tối đa việc tăng giá bán, đối với những mặt hàng buộc phải tăng giá bán thì phải xác định một khoảng giá phù hợp để không quá chênh lệch so với đối thủ cạnh tranh. Đối với truyền thông cần xây dựng thông điệp gần gũi, thân quen tới khách hàng mục tiêu để họ cảm thấy thực sự thoải mái và yên tâm khi sử dụng giấy vở Hồng Hà.

Các sản phẩm của Hồng Hà cần phải có được những điểm khác biệt then chốt, bên cạnh đó không xa rời những yếu tố thiết yếu của một nhãn hiệu tập vở. Chính những yếu tố này đã làm nên sự khác biệt cho ngành hàng giấy vở của Hồng Hà so với đối thủ cạnh tranh.

Sản phẩm giấy vở Hồng Hà được định vị là sản phẩm cao cấp, chất lượng cao, giá bán cao. Các đối thủ cạnh tranh như Vĩnh Tiến, Hải Tiến cũng theo sau với giá bán có phần thấp hơn.

Theo đánh giá của khách hàng về các tiêu chí được đưa ra như chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình ảnh thương hiệu thì đa phần khách hàng đồng ý với nhận định chất lượng của Hồng Hà là vượt trội so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước; mẫu mã, chủng loại của Hồng Hà đa dạng, phong phú và không ngừng đổi mới; Hồng Hà là thương hiệu gần gũi và thân quen với người tiêu dùng. Đây là những yếu tố rất quan trọng để cạnh tranh trên thị trường. Hồng Hà cần phải tiếp tục phát huy thế mạnh về chất lượng và mẫu mã để giữ chân khách hàng và thu hút đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên, những người được hỏi cũng cho rằng giá cả của Hồng Hà là đắt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Yếu tố giá cả đôi khi làm cho khách hàng phải do dự trước khi quyết định có mua hay không. Và yếu tố này hiện

nay được các đối thủ của Hồng Hà tận dụng một cách triệt để nhằm gia tăng thị phần, thu hút khách hàng của Hồng Hà.

Một phần của tài liệu chiến lược sản phẩm cho ngành hàng giấy vở của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà.docx (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w