Hiểu biết của người dân về bệnh SXH 1Nguồn cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Hiểu biết của người dân và cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết” (Trang 29 - 30)

+ Nguồn cung cấp thông tin là ti vi chiếm tỉ lệ cao nhất là 80.3% ,đứng thứ hai là loa đài chiếm tỷ lệ 39.7% , tiếp đến là qua cán bộ y tế chiếm 32.1% , tờ rơi chiếm 26.9 % , sinh hoạt tuyên truyền chiếm 21.2%, hình ảnh băng ron, áp phích chiếm 4.8%. Kết quả trên cho thấy kênh thông tin có hiệu quả và thích hợp nhất với hầu hết người dân trong địa bàn là việc sử dụng Ti vi để truyền tải giáo dục cung cấp thông tin trong việc phòng chống bệnh SXH

2.2 Hiểu biết của người dân về triệu chứng của bệnh SXH

+ Ở lần thực tập cộng đồng I nhóm đã tiến hành giáo dục cho người dân về triệu chứng của bệnh SXH. Lần thực tập cộng đồng II nhóm đã tiến hành điều tra và thấy được thay đổi theo hướng tích cực cụ thể là : Triệu chứng sốt tăng 86.6% lên 90%, chấm xuất huyết tăng từ 55% lên 60%, chảy máu cam chân răng tăng từ 28.3% lên 38.3%, triệu chứng đi cầu ra máu tăng nhẹ từ 11.7% lên 13.3%, sốt và xuất huyết tăng từ 58.3% lên 65%...Mứcđộ hiểu biết các triệu chứng của bệnh SXH là rất quan trọng đối với người dân , do vậy để có thể phòng chống được bệnh SXH người dân phải được cung cấp các thông tin cần thiết về triệu chứng của bệnh để phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời

2.3. Hiểu biết của người dân về nguyên nhân gây bệnh SXH.

Tương tự, đối với nguyên nhân gây bệnh SXH đã có sự thay đổi nhận thức rõ rệt cụ thể là : Biết nguyên nhân gây bệnh là muỗi tăng lên đáng kể từ 91.6% lên 96.7% . Tỉ lệ người biết nguyên nhân khác đã giảm từ 5,0% xuống 3.3%, và hầu như không có ai không biết về nguyên nhân gây bệnh. Điều đó đã thể hiện hiệu của trong công tác giáo dục và tuyên truyền của nhóm 10 đối với cộng đồng .

2.4 Hiểu biết của người dân về đặc tính của muỗi

Nhờ công tác giáo dục và tuyên truyền thì sự hiểu biết của người dân về đặc tính của muỗi cũng có sự thay đổi rõ rệt cụ thể như :

+Thời gian muỗi đốt vào ban ngày đã tăng lên từ 41.7% lên 60%, muỗi đốt vào ban đêm giảm từ 16.7% xuống còn 11.7%

+Nơi sinh sản và phát triển:DCCN VÀ DCPT tăng mạnh từ 41.6%lên 50.0% , cống rãnh hố phân tăng từ 21% lên 21,7 %, ao hồ ruộng lúa đã giảm từ 28.3% xuống 20%.

+Nơi muỗi đậu ;quần áo trong nhà tăng lên từ 51.65 lên 61,7%, lùm cây bụi cỏ giảm xuống , tỉ lệ người không biết về nơi muỗi đậu đã giảm xuống đáng kể từ 5% xuống 1,6%.

Việc nhận biết được các đặc tính truyền bệnh của muỗi truyền bệnh SXH đã có ảnh hưởng sâu sắc trong việc phòng chống bệnh SXH,

3. Thái độ và thực hành của người dân về phòng chống bệnh SXH3.1 Thái độ xử trí khi có người thân bị bệnh SXH

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Hiểu biết của người dân và cách phòng chống bệnh Sốt Xuất Huyết” (Trang 29 - 30)