Giải pháp về lao động

Một phần của tài liệu Ngành Dệt May Việt Nam trên con đường hội nhập (Trang 25 - 30)

II. Định hớng phát triển công nghiệp Dệt may Việt Nam

2.2.4. Giải pháp về lao động

Lao động là một yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt – May. Hiện tại và ngaycả sau này, khi mà ngành công nghiệp Dệt – May đã đợc hiện đại hóa thì nó vẫn là một trong các ngành sử dụng nhiều lao động.

Lao động phục vụ công nghiệp Dệt – May không đòi hỏi tinh xảo, khéo léo ở mức độ cao. Vì vậy, nó dễ dàng đợc đào tạo trong một thời gian ngắn để nắm bắt và thao tác thành thạo các loại máy móc và thiết bị của ngành. đặc biệt sự dồi dào nguồn lực lao động ở các nớc đang phát triển là cơ hội và là tiền đề để các nớc này đi vào phát triển ngành công nghiệp Dệt – May.

Khi chi phí về sức lao động trong giá trị sản phẩm Dệt – May tăng lên làm đội giá thành, vợt qua mức mà thị trờng tiêu thụ chấp nhận. Lúc đó, sản xuất Dệt –May sẽ không phát triển đợc và sẽ xuất hiện sự chuyển dịch từ vùng này sang vùng khác trong một nớc hoặc từ nớc này sang nớc khác trong phạm vi tòan cầu. Một nguyên tắc khác gây nên sự chuyển dịch của ngành Dệt – May là sự thiếu hụt về lực lợng lao động. Do phải làm việc căng thẳng, trong những điều kiện không mấy thuận lợ ( ca kíp, bụi, nóng, ồn .) trong khi thu nhập lại thấp… nên lao động của ngành công nghiệp Dệt – May có xu hớng chuyển dịch sang các ngành kinh tế kỹ thuật khác ngày một nhiều. Chính vì vậy mà ở nhiều nớc, do không chịu đựng đợc sức ép về tăng giá nhân công nên đã phải chuyển dịch ngành công nghiệp này từ thành thị ra vùng nông thôn hoặc thậm chí ra nớc ngoài để mong tìm đợc một chi phí lao động thấp hơn.

Để có đợc đội ngũ lao động có trình độ nên thực hiện các biện pháp cụ thể về đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trong ngành nh sau:

• Các doanh nghiệp trong hiệp hội lập qũy học bổng, khuyến khích học viên giỏi trong các chuyên ngành Dệt – May để thu hút học viên vào học ngành này.

• Đầu t cơ sở vật chất cho các trờng đào tạo công nhân công nghệ cùng với việc thay đổi nội dung và chơng trình đào tạo để theo kịp với các nớc công nghiệp phát triển.

• Bồi dỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong ngành. Phối hợp đào tạo giữa các viện, trờng trong ngành Dệt – May với các cơ sở đào tạo quốc gia nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kinh tế kỹ thuật của ngành. Bồi dỡng thờng xuyên theo các chơng trình ngắn hạn. Tổ chức hội thảo để cung cấp trao đổi những thông tin trong và ngoài nớc. Cử cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng và kiến thức cần thiết đi thực tập, đào tạo ở các nớc có nền công nghiệp Dệt – May phát triển nhằm thu thập và nắm bắt các bí quyết về công nghệ mà trong nớc đang cần hoặc tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới.

• Chuẩn hóa chức năng, yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng vị trí trong ngành, từ đó có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động trong ngành.

Ngoài ra để ổn định và giữ vững đội ngũ lao động và cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ trong ngành, một số biện pháp có thể thực hiện nh:

• Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng lao động nh: ít nhất phải tốt nghiệp phổ thông trung học; đã đợc đào tạo cơ bản qua trờng dạy nghề ( những trờng hợp cha đợc đào tạo, doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo chuyên môn).

• Các biện pháp về đòn bẩy kinh tế - đây là động lực kích thích mạnh nhất, có tác dụng trực tiếp thu hút sự quan tâm, sự gắn bó lâu dài, khả năng phát huy năng lực trí tuệ của ngời lao động và đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ. Các công ty đã hoàn chỉnh các quy chế tiền lơng, đảm bảo công bằng, công khai, quy chế khen thởng, phụ cấp cho cán bộ quản lý giỏi, cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân giỏi, quy chế khuyến khích cán bộ công nhân đi học.

• Không ngừng nâng cao chất lợng và đổi mới thiết bị công nghệ nhằm tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho ngời lao động. Đối với vấn đề lao động trong ngành Dệt, do liên quan tới nguyên lý máy - đó là sự chuyển động tập trung của các cọc sợi, do sự hiện đại hóa, ch- ơng trình hóa máy dệt là quá đắt, cha phù hợp với nguồn tài chính trong các doanh nghiệp nên khó có những biện pháp khắc phục về mặt kỹ thuật,

công nghệ. Chúng ta chỉ có thể cải thiện điều kiện làm việc cho ngời lao động thông qua các chế độ về lơng, về phụ cấp độc hại ( tiếng ồn, bụi bông ), về các chế độ nghỉ ngơi. Riêng công nhân may, nên dung hòa… giữa tổ chức lao động theo dây chuyền, tức là gữa cái lợi về quản lý với các lựo của ngời công nhân. Nên nhanh chóng thay đổi quan điểm chia nhỏ công đoạn nh hiện nay, dây chuyền cần ít công đoạn hơn ( Ví dụ: may một chiếc áo chỉ nên còn 4 khâu: may thân, may tay và vào tay, may cổ và vào cổ, hoàn tất gồm khuy- là - thêu..). Tất nhiên nh vậy sẽ nổi lên những vấn đề cân đối thời gian giữa các khâu. Điều này có thể giải quyết đợc bằng cách tổ chức lại dây chuyền, vừa theo hớng dọc lẫn hớng ngang, theo lý thuyết mạng, sau những thời gian nhất định, nên chuyển đổi thợ theo kiểu vòng tròn.

• Thông qua các tổ chức đòan thể phát động các phong tào thi đua, tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên; luôn chăm lo đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, coi đó là động lực phát triển doanh nghiệp và là chất kết dính giữa ngời lao động và doanh nghiệp.

Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình ngành công nghiệp Dệt – May ở Việt Nam, có một số điểm nội bật sau:

• Thị trờng nớc ngoài của ngành Dệt – May trong mấy năm gần đây đã không ngừng đợc mở rộng, kim ngạch xuất khẩu đã tăng rất nhanh trong thời gian qua. Tuy nhiên, do hoạt động chủ yếu dới hình thức gia công xuất khẩu nên phần gia trị gia tăng đem lại cho đất nớc là không nhiều. Hơn nữa các doanh nghiệp trong nớc đã không phát huy đợc thị trờng nội địa nên đã để mất nhiều thị phần cho hàng hóa ngoại nhập và nhập lậu. Do đó, có thể nói rằng đối với ngành Dệt – May Việt Nam, “ thị trờng nơc ngoài: làm thuê; thị trờng nội địa: bỏ ngõ”. Để tăng hiệu quả trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Dệt – May, các nhà sản xuất cần có xu hớng chuyển sang hình thức “mua nguyên liệu, bán thành phẩm” và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong và ngòai nớc.

• Máy móc thiết bị của ngành phần lớn là cũ kỹ,lạc hậu và cần phải thay thế, nâng cấp. Mặt hàng đợc san xuất trong nớc còn nhiều hạn chế về chất lợng va chủng loại nên tính cạnh tranh của hàng hóa thấp. Do vậy, ngành có nhu cầu đầu t để đổi mới thiết bị công nghệ rất lớn trong những nămtiếp theo để có thể sản xuât đợc những mặt hàng chất lơng cao.

• Ngành May hiện đang nhập khẩu một số lợng lớn vải các loại. Do vậy việc đầu t tập trung cho ngành Dệt để tạo ra những sản phẩm đáp ứng đợc đầu vào của ngành May là một vấn đề đáng quan tâm.

• Lực lợng lao động kỹ thuật, tay nghề cao và cán bộ quản lý đang có nguy cơ thiếu hụt nghiêm trọng trong vài năm tới. Vì vậy, công tác đào tạo và khuyến khích ngời lao động trong ngành cần đợc nâng cao hơn nữa.

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nớc, với những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nớc ta hiện nay, công nghiệp Dệt – May đợc đánh giá là ngànhcó triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trớc mắt cũng nh lâu dài.

Mục lục

Lời mở đầu ...1

I. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam ...2

1.1. Thị trờng dệt may...2

1.2. Thiết bị công nghệ ngành Dệt may...6

1.3. Nguyên liệu cho ngành Dệt may...6

1.4. Mặt hàng Dệt may...7

1.5. Lao động ngành Dệt may...9

II. Định hớng phát triển công nghiệp Dệt may Việt Nam ...10

2.1. Quan điểm phát triển ...10

2.1.1. Một số quan điểm phát triển ngành dệt may...10

2.1.2. Một vài chính sách của Đảng và Nhà nớc đối với ngành Dệt may...13

2.2. Định hớng phát triển ngành Dệt may...15

2.2.1. Giải pháp về thị trờng ...15

2.2.2. Giải pháp về cơ cấu sử dụng...19

2.2.3. Giải pháp về thiết bị công nghệ...20

2.2.4. Giải pháp về lao động ...26

Một phần của tài liệu Ngành Dệt May Việt Nam trên con đường hội nhập (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w