NHÓM ENZYME TIÊU HÓA PROTID

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình hệ tiêu hóa (Trang 68 - 72)

Chymotrypsin: Được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là chymo-trypsinogen (tiền enzyme). Dưới tác dụng của trypsin, nó sẽ chuyển thành chymotrypsin hoạt động, có tác dụng phân giải các liên kết peptide mà phần (-CO-) thuộc về các acid amin có nhân thơm.

Carboxypeptidase: Được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pro-carboxypeptidase. Dưới tác dụng của trypsin nó sẽ chuyển thành carboxypeptidase hoạt động, có tác dụng cắt rời các acid amin đứng ở đầu C của chuỗi polypeptide thành từng acid amin riêng lẻ.

Trypsin có 2 tác dụng:

oPhân giải những liên kết peptide mà phần (-CO-) thuộc về các acid amin kiềm (lysine, arginine).

oHoạt hóa chymotrypsinogen và procarboxypeptidase thành dạng hoạt động. Ngoài ra, trypsin còn hoạt hóa ngay chính tiền enzyme của nó.

Lúc đầu, trypsin được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là trypsinogen và sẽ chuyển thành trypsin hoạt động dưới tác dụng của 3 cơ chế:

oDo enteropeptidase của dịch ruột hoạt hóa, đây là cơ chế đầu tiên khởi động quá trình hoạt hoá các enzyme tiêu hóa protid của dịch tụy ở trong ruột.

oDo trypsin vừa mới hình thành hoạt hóa.

oDo cơ chế tự động hoạt hóa: trypsinogen có thể tự động chuyển thành trypsin hoạt động khi có sự ứ đọng dịch tụy ở trong tụy. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh cảnh viêm tụy cấp.

DỊCH MẬT

Mật là sản phẩm bài tiết của gan. Sau khi sản xuất ra, mật được đưa xuống chứa ở túi mật và cô đặc lại. Khi cần thiết, túi mật sẽ co bóp tống mật xuống ruột. Số lượng dịch mật khoảng 0,5 lít/24 giờ.

Mật là chất lỏng trong suốt, màu xanh hoặc vàng, pH hơi kiềm (khoảng 7 – 7,7), gồm các thành phần chính sau: muối mật, cholesterol, sắc tố mật.

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình hệ tiêu hóa (Trang 68 - 72)