Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 30 - 33)

3. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và bảo

5.3. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, khách hàng vừa là người cung cấp nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, đồng thời cũng là người sử dụng nguồn vốn vay này nên khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng. thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng giúp Ngân hàng thương mại có điều kiện nắm vững thông tin có liên quan tới khách hàng, các Ngân hàng sẽ có đối sách thích hợp để đứng vững trong môi trường cạnh tranh.

Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng giúp Ngân hàng: -Đánh giá đúng chất lượng khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên, Ngân hàng có thể nắm bắt, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám sát.

-Thu hút vốn để củng cố đầu vào, mở rộng đầu ra theo đúng yêu cầu của khách hàng, thông qua mối quan hệ bền lâu với khách hàng, Ngân hàng có thể huy động một khối lượng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng.

-Đề ra chính sách chiến lược, kế hoạch tác nghiệp trong từng thời kỳ và xu hướng phát triển hoạt động của Ngân hàng trong tương lai để không ngừng thích nghi với sự biến động của thị trường, tìm kiếm cơ hội, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng. Có điều kiện giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nhất là rủi ro về đạo đức để vươn tới sự hoàn thiện về chất lượng tín dụng, nhằm tạo dựng được hình ảnh, biểu tượng tốt của Ngân hàng trên thị trường.

Để thiết lập mối quan hệ tốt, lâu bền với khách hàng, Ngân hàng phải có kế hoạch củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, đề cao uy tín của Ngân hàng trên thị trường, thông qua việc cải thiện và mở rộng thêm nhiều hình thức phục vụ, đổi mới tác phong kinh doanh, thu hút thêm nhiều khách hàng đến với Ngân hàng như những người bạn tin cậy.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống Ngân hàng thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng. Các Ngân hàng thương mại góp phần điều hòa lượng tiền lưu thông giúp ổn định giá cả, chống lạm phát, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, giúp quá trình sản xuất – tiêu dung diễn ra trôi chảy hơn. Ngân hàng thương mại huy động với mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Thực hiện tốt việc tự do di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Tuy hoạt động tín dụng mang lại thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng nhưng bên cạnh đó thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Khi một Ngân hàng gặp phải rủi ro thì kéo theo đó là sự ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống Ngân hàng. Vì thế rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu không những đối với các Ngân hàng nói riêng mà còn là của toàn xã hội.

Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế và khiếm khuyết, nên E rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cố giáo để bài viết không chỉ là lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tài liệu:

-Giáo trình Ngân hàng thương mại, chủ biên: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội – 2007

-Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, chủ biên: PGS.TS.Phan Thị Thu Hà, Nhà xuất bản Giao thông vận tải

-Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ, chủ biên: PGS.TS.Nguyễn Hữu Tài, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội – 2007

2. Trang WEB -www.mof.gov.vn -www.mpi.gov.vn -www.wikipedia.org -www.tapchiketoan.com.vn -vneconomy.com.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng với các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w