Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Một số phương tiện giao dịch thanh toán điện tử được sử dụng trong ngân hàng điện tử (Trang 31 - 35)

2. Lãi suất cho vay bình quân

2.2 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay

2.2.1 Tình hình kinh tế

Tháng 9/1994 thị truờng ngoại tệ liên ngân hàng được thiết lập, NHNN thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trong ngày. Tỷ giá chính thức vẫn được ngân hàng công bố, chỉ có biên độ dao động là có sự thay đổi.

Ngày 2/7/1997 ngòi nổ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á bắt đầu xuất hiện tại Thái lan, là một nước trong khu vực - Việt Nam cũng bị ảnh huởng đến tình hình buôn bán, thnah toán kể cả tâm lý. Ngày 13/10/1997, NHNN công bố quyết dịnh nới lỏng biên độ tỷ giá và mua bán ngoại tệ lên 10% so với tỷ giá chính thức, cầu ngoại tệ trên thị trường tiền tệ rất cao nên hầu như việc mua bán ngoại tệ của NHTM thường xuyên bám sát mức trần cho phép. Mặc dù vậy trên thị trường giá trị đó còn cao hơn nhiều có lúc lên đến 14000 VNĐ/USD, đây chính là hậu quả việc nắm giữ ngoại tệ do lo lắng về cuộc khủng hoảng của VNĐ. Đứng trước tình hình này những tháng đầu năm 1998, NHNN đã đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định thị trường như: quy mô về giao dịch ngoại hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, các quy định về trạng thái tiền tệ, đặc biệt là hai lần điều chỉnh tỷ giá.

Bắt đầu từ 16/2/1999 một cơ chế điều hành tỷ giá mới đã được áp dụng tại Việt Nam. Thay cho việc công bố tỷ giá chính thức, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của VNĐ so với USD.

2.2.1.2 Tình hình lạm phát

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm biến dộng không đèu, có giai đoạn dạt mức lạm phát kỷ lục (năm 1986 là 774,7%), nhưng cũng có những giai đoạn mà nước ta rơi vào giảm phát (năm 2000 là - 0,6%)

Tỷ lệ lạm phát thời kỳ 1995 – 2005

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ

lạm phát 12,7 4,5 3,7 9,2 0,1 - 0,6

2001 2002 2003 2004 2005

0,8 4,0 3,0 9,5 8,4

Nguồn : Niên giám thống kê 2.2.1.3 Tình hình thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã lên mức báo động. Theo tính toán không chính thức của Ngân hàng Thế giới, thì tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam xấp xỉ 7%, lao động qua dạy nghề chiém tỷ trọng không lớn trong tổng số lao động, theo tính toán của Bộ lao động và Thương binh xã hội thì tỷ trọng này chỉ đạt 12,2%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị trong những năm gần đây còn ở mức cao (năm 1999 là 7,4%). 2.2.1.4 Tình hình tăng trưởng kinh tế

Trong công cuộc đổi mới kinh tế trong những năm vừa qua, chúng ta đã thu được kết quả bước đầu rất khả quan, tạo được niềm tin trong dân chúng cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nền kinh tế đã đạt được kết quả tương đối cao và bắt đầu có tích luỹ, đầu tư được mở rộng, sản xuất lưu thông phát triển. Chúng ta đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,6%/năm trong gần 10 năm, năm 1995 đạt 9,5% cao thứ hai thế giới. Tuy nhiên kể từ tháng 9/1997, do cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trong khu vực, nên từ chỗ có mức tăng truởng kinh tế cao nền kinh tế nước ta có chiều hướng chững lại, mức tăng truởng kinh tế năm 1998 chỉ còn 5,5% và năm 1999 chỉ còn 4,8%. Đến năm 2002 thì mức tăng trưởng kinh tế của nước ta đạt mức cao trở lại là 7,04%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995 – 2004

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000

GDP 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 6,75

2001 2002 2003 2004

6,89 7,04 7,2 8,5

Nguồn: Niên giám thống kê

2.2.2 Sử dụng các công cụ tiền tệ

2.2.2.1 Nghiệp vụ thị trường mở

Ở Việt Nam hiện nay NVTTM chưa thực sự trở thành công cụ đóng vai trò quan trọng để NHNN điều tiết mức cung ứng tiền. Nguyên nhân cơ bản nhất là chúng ta mới chỉ có thị trường sơ cấp, còn thị trường thứ cấp mới được hình thành và manh nha hoạt động. hàng hoá trên thị trường chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhưng khối lượng đuợc phát hành còn ít lại chưa thường xuyên.

2.2.2.2 Công cụ chiết khấu

Trong quá trình đổi mới, một mặt NHNN luôn nỗ lực phát triển khu vực thị trường tiền tệ, mặt khác cũng chú trọng hoàn thiện việc điều tiết lãi suất tái cấp vốn từ thế bị động sang chủ động

2.2.2.3 Dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ ngày 5/7/1999 đối với tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng của các NHTM và các công ty tài chính là 5%, của NHTM cổ phần nông thôn, quỹ tín dụng TW và quỹ tín dụng khu vực là 1%; riêng ngân hàng NN&PTNT do phải tập trung vốn thực hiện một số chính sách phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nên từ trung tuần tháng 9/1999 tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được giảm từ 5% xuống 3%. Đến năm 2004 tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 2% lên 5%. Đối với tiền gửi VNĐ kú hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từu

1% lên 2%. Đối với tiền gửi ngoại tệ không có kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 4% - 8%, loại từ 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 1% lên 2%. 2.2.2.4 Quản lý lãi suất ngân hàng thương mại

1/1/1996 NHNN đã quy định trần lãi suất lãi suất cho vay tối đa và mức chênh lệnh 0,35% thay cho việc điều hành lãi suất cho vay, lãi suát tiền gửi chi tiết và lãi suất thảo thuận quy định trước đó (thời kỳ 1993 – 1995).

Từ 21/1/1998 NHNN cho phép bỏ mức chênh lệnh 0,35%/tháng đồng thời để thu hẹp mức cách biệt giữa lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, NHNN quy định các mức lãi suất mới, rút từ bốn trần xuống còn ba trần lãi suất.

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2%/tháng

Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn 1,25%/tháng Trần lãi suất quỹ tín dụng cho vay thành viên 1,5%/tháng 2.2.2.5 Quản lý ngoại hối

Thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ, năm 1999 NHNN đã tăng cường theo dõi, giám sát các tổ chức tín dụng thựuc hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ về kết hối ngoại tệ, thường xuyên có đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời trình Chính phủ sửa đổi cơ chế cho phù hợp với thực tế (giảm tỷ lệ kết hối bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ vãng lai từ 80% xuống còn 50% số ngoại tệ thu được); xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc quy định người Việt Nam ở nuớc ngoài chuyển tiền về nước nhằm thu hút nguồn ngoại tệ phục vụ công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Một số phương tiện giao dịch thanh toán điện tử được sử dụng trong ngân hàng điện tử (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w