Mối quan hệ giữa uốn nếp và lắng đọng trầm tích.

Một phần của tài liệu bài giảng địa chất cấu tạo chương 6 dạng nằm uốn nếp của các lớp (Trang 32 - 38)

Các nếp uốn sâu

6.5.4.Mối quan hệ giữa uốn nếp và lắng đọng trầm tích.

Quá trình uốn nếp luôn xảy ra đồng thời với hoạt động trầm tích.

Vậy làm sao biết được đâu là nếp uốn hình thành đồng thời với giai đoạn trầm tích ??? Thể hiện ở mối quan hệ: hình dạng nếp uốn, thành phần, nham tướng và bề dày trầm tích.

Dưới tác dụng của động lực môi trường lắng đọng trầm tích, vòm nếp lồi chủ yếu vật liệu thô hơn, bề dày trầm tích nhỏ hơn.

Khu vực này chịu ảnh hưởng của dòng triều hoặc sóng, vật liệu mịn sẽ bị vận chuyển từ vòm nếp lồi xuống lứng đọng ở cánh và vòm nếp lõm.

Và hình tầng tầng cuội kết cơ sở nếu sụt lún và lắng đọng trầm tích xảy ra sau đó.

Đối với nếp lõm hoàn toàn ngược lại.

Trầm tích dày hơn và mịn hơn so với cánh và nếp lồi xung quanh, mặt cắt đầy đủ hơn. Cánh nếp lõm phổ biến phát triển các ám tiêu san hô.

Ngoài ra còn có dấu hiệu trượt ngầm trên cánh có độ dốc lớn. Hình thành các khe nứt tách trên vòm (nếp lồi) và sau đó bị các trầm tích trẻ hơn phủ lên trên.

Nếu tiếp tục nâng lên, những khu vực nằm trên mực nước biển sẽ bị phong hóa, gây gián đoạn trầm tích

6.7. Cách thể hiện nếp uốn lên bản đồ.

Trên bản đồ địa chất, nếp uốn thể hiện bằng các tầng đã phân chia trong mặt cắt hoặc tầng đánh dấu.

Thế nằm các lớp, cấu tạo khép kín nghiêng quanh và nghiêng hướng tâm thể hiện nếp uốn.

Để thể hiện tốt một cấu tạo địa chất nói chung và nếp uốn nói riêng. Sự phù hợp giữa mức độ chi tiết trong phân chia địa tầng với tỷ lệ bản đồ rất có ý nghĩa.

Phân chia khái quát quá không thể hiện được.

Phân chia quá chi tiết gây nhiễu

Trong điều kiện không thuận lợi, các nhà địa chất sử dụng các tầng đánh dấu để thể hiện cấu tạo cần thiết.

Trên bản đồ cấu tạo, người ta sử dụng đường đẳng cao của mái hay đáy một lớp, vỉa khoáng sản,... Để thể hiện nếp uốn.

Một phần của tài liệu bài giảng địa chất cấu tạo chương 6 dạng nằm uốn nếp của các lớp (Trang 32 - 38)