Các giải pháp quản lý về tổ chức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất của điện lực Thanh Xuân (Trang 25 - 28)

1. Tăng c-ờng quản lý tổ chức sản xuất.

Trong những năm qua Điện lực Thanh Xuân đã lần l-ợt thử nghiệm các hình thức quản lý tổ chức sản xuất khác nhau nh-: mô hình đội sản xuất chuyên môn, mô hình quản lý tổ tổng hợp diện rộng... Và nay đang thực hiện mô hình quản lý theo địa bàn ph-ờng kết hợp với các bộ phận phụ trợ chuyên trách.

Với mô hình sản xuất theo địa bàn ph-ờng, công tác tổ chức sản xuất tại Điện lực Thanh Xuân đang phát huy hiệu quả. Vấn đề lớn trong tổ chức quản lý sản xuất hiện nay là phân định rõ chức năng, công việc của các đơn vị sản xuất trực tiếp và các đơn vị sản xuất phụ trợ, chống chồng chéo và chống bỏ sót, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và kinh doanh điện đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó là việc nâng cao năng lực điều

hành của các bộ phận chức năng, nhằm phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các bộ phận chức năng điều hành, với hoạt động của các đơn vị, thiết lập các mối quan hệ t-ơng hỗ ngang nhằm hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cấp trên giao.

Cần phân định rạch ròi ranh giới quản lý giữa đội vận hành và đội quản lý khách hàng, giữa các đội quản lý khách hàng với nhau, những công việc mà đội đại tu, tổ treo tháo phải làm với công việc mà các đội quản lý khách hàng phải làm, từ đó mới có thể phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn cũng nh- nghĩa vụ thực hiện của các đơn vị. Giữa đội đại tu, tổ treo tháo công tơ và các đội quản lý khách hàng ngoài việc phối hợp chặt chẽ với nhau thực hiện các công việc liên quan đến cải tạo l-ới điện còn cần phải phân biệt các công việc phải thực hiện theo khối l-ợng công việc.

2. Tăng c-ờng tổ chức kiểm tra kiểm soát:

Kiểm tra kiểm soát là một biện pháp quan trọng trong công tác quản lý sản xuất. Trên cơ sở các nhiệm vụ đ-ợc giao cho các đơn vị sản xuất, bộ máy điều hành phải tiến hành các hoạt động kiểm tra việc thực hiện để kịp thời xử lý những v-ớng mắc nảy sinh, khắc phục nhanh chóng những sai sót về nghiệp vụ để công việc tiến hành đúng h-ớng và đạt tới mục đích đã đặt ra.

Cần định kỳ tổ chức các cuộc kiểm tra chéo giữa các đội quản lý với sự tham gia giám sát của các ban ngành đoàn thể, các cuộc kiểm tra này vừa nhằm khắc phục các sai sót có thể xảy ra, vừa có tác dụng trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh điện. Hàng tháng, quý, năm có tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời kèm theo các biện pháp khen th-ởng, xử phạt hợp lý.

Cần nâng cao chất l-ợng của các cuộc kiểm tra do tổ kiểm tra điện chuyên trách thực hiện, nhằm vào các khu vực có tổn thất cao, có nhiều biểu hiện tiêu cực trong tiêu thụ điện.

Phối hợp với các cơ quan chính quyền tại địa ph-ơng tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành việc sử dụng điện. Xử lý nghiêm minh tr-ớc pháp luật những hành vi xâm hại nghiêm trọng tới lợi ích của Điện lực.

Th-ờng xuyên tổ chức kiểm tra sát hạch trình độ của CBCNV trực tiếp sản xuất, cũng nh- CBCNV các bộ phận nghiệp vụ chức năng, phát hiện và bố trí công

việc phù hợp với trình độ thực tế của từng ng-ời, tổ chức thi tuyển vào những chức danh chủ chốt của công việc.

Duy trì và nâng cao chất l-ợng các cuộc họp giao ban công việc ngày, tuần, tháng nhằm kiểm tra, theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc theo kế hoạch, đồng thời tiếp nhận và xử lý kịp thời những thông tin phản hồi từ các bộ phận sản xuất.

3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục:

Tuyên truyền giáo dục là một biện pháp cần đ-ợc tổ chức thực hiện th-ờng xuyên và rộng rãi. Tuyên truyền giáo dục ngoài tác dụng phổ biến kiến thức trong tiêu thụ sản phẩm điện năng còn là một biện pháp hữu hiệu nâng cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm.

Bên cạnh việc tổ chức các cuộc tuyên truyền rộng rãi trên các ph-ơng tiện thông tin đại chúng, các cuộc tiếp xúc với khách hàng tiêu thụ điện, điện lực còn cần xúc tiến các biện pháp tuyên truyền khác nh- các dịch vụ t- vấn về sử dụng điện, các thông báo h-ớng dẫn tại các trụ sở đội quản lý khách hàng, trụ sở Điện lực nhằm tạo điều kiện cho mọi ng-ời dân dễ hiểu và tự nguyện thực hiện các quy định chung trong tiêu thụ hàng hoá điện năng.

Song song với việc giáo dục và nâng cao ý thức sử dụng điện của khách hàng, Điện lực cần th-ờng xuyên tổ chức giáo dục ý thức của từng cán bộ công nhân viên của mình. Sao cho mỗi thành viên của Điện lực là một tuyên truyền viên đắc lực cho các chủ tr-ơng chính sách quản lý và kinh doanh điện năng của Nhà n-ớc, của ngành và của Điện lực Thanh Xuân.

4. Tổ chức lại lao động, nâng cao năng lực làm việc của cán bộ công nhân viên.

Ng-ời lao động chính là một trong ba yếu tố cơ bản của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Điện lực lại là quản lý và kinh doanh sản phẩm điện năng, vì thế yếu tố con ng-ời lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Với cơ cấu còn t-ơng đối cồng kềnh trong các bộ phận quản lý chức năng, vấn đề bức xúc trong công tác tổ chức lao động của Điện lực Thanh Xuân là tăng c-ờng lực l-ợng trong khâu sản xuất, giảm bớt lao động trong khâu quản lý, nâng cao năng lực quản lý điều hành cũng nh- năng suất lao động chung của toàn đơn vị.

Việc tổ chức lại lao động cần phải đ-ợc tiến hành từ các khâu chức năng nghiệp vụ. Cần đánh giá lại năng lực chuyên môn của các cán bộ nghiệp vụ, sắp xếp đúng ng-ời, đúng việc giúp cho ng-ời lao động phát huy hết khả năng của mình.

Việc tổ chức lại sản xuất còn có nhiệm vụ đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên, điều cốt yếu là phải đào tạo đ-ợc đội ngũ công nhân lành nghề đông đảo. Chế độ nâng bậc hiện nay còn nhiều điều bất cập. Nên chăng tổ chức các tr-ờng hợp v-ợt cấp nếu ng-ời lao động có đủ trình độ tay nghề thông qua thi nâng bậc.

Trong cơ cấu bộ máy quản lý nên tổ chức lại theo h-ớng tăng c-ờng các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nên chú trọng vào h-ớng tuyển dụng các cán bộ trẻ, đ-ợc đào tạo cơ bản tốt.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu, đ-ợc đề xuất trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Để thực hiện đ-ợc các giải pháp này đòi hỏi phải có sự chuyển biến dần trong tất cả các khâu, các bộ phận của đơn vị. Tuy nhiên với sự tin t-ởng vào đà phát triển của ngành điện nói chung và Điện lực Thanh Xuân nói riêng, tôi cho rằng hoạt động quản lý và kinh doanh điện của đơn vị sẽ ngày càng khởi sắc, khắc phục đ-ợc các nh-ợc điểm còn tồn tại và phát huy đ-ợc những thành tích đã đạt đ-ợc trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất của điện lực Thanh Xuân (Trang 25 - 28)