III. GIỚI THIỆU CÁC TỔ CHỨC VÀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM THAM GIA
2. Hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ (ASEAN)
a. Giới thiệu chung về ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asia Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng
tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Đổi lại, tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc. Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy đang là một quan sát viên trở thành một thành viên chính thức.
Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý mọi quan hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể luật pháp quốc tế. Cùng trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1 năm 2007, của ASEAN và các thành viên khác của EAS (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước.
Ngày 27 tháng 2 năm 2009 một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là Australia đã được ký kết, ước tính rằng Thoả thuận Tự do Thương mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn US$48 tỷ trong giai đoạn 2000-2020.
b. Quan hệ Việt Nam với ASEAN
Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 ở Brunei, đã diễn ra buổi lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội. Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Việt Nam chủ động, tích cực tham gia hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã đánh dấu bước đi đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới.
Một trong những đóng góp đầu tiên của Việt Nam là thúc đẩy việc kết nạp Lào, Myanmar, Campuchia, hình thành một ASEAN-10. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội (12/1998). Chương trình Hành động Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện Tầm nhìn 2020.
Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) tại Hà Nội năm 2001 mang đậm dấu ấn Việt Nam. Việt Nam còn có sáng kiến trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột, trong đó Cộng đồng Văn hóa-Xã hội do Việt Nam đề xuất.
Việt Nam còn là một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), góp phần xây dựng ARF trở thành diễn đàn quan trọng, đối thoại về an ninh khu vực.
Theo sự phân công của ASEAN, Việt Nam đã đảm nhiệm tốt vai trò là nước điều phối viên trong quan hệ đối thoại giữa ASEAN với các cường quốc như Nhật Bản, Nga, Mỹ và hiện nay là Australia.
ASEAN là tổ chức duy nhất trên thế giới có mối quan hệ đối thoại thành cơ chế với nhiều nước lớn và tổ chức quốc tế quan trọng nên việc gia nhập ASEAN đã hỗ trợ đắc lực cho Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. ASEAN cũng giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế.
Trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, dù xuất phát điểm thấp hơn các nước ASEAN cũ rất nhiều, nhưng sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình liên kết kinh tế đã tạo thế chủ động hội nhập của nước ta vào nền kinh tế khu vực, phù hợp với các ưu tiên phát triển trong nước. Kim ngạch thương mại Việt Nam – ASEAN tăng trưởng trung bình hàng năm trên 20%.
Năm 2010 được coi là năm bản lề cho ASEAN chuyển sang giai đoạn mới, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010, VN đề ra chủ đề xuyên suốt: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”.
Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2010, VN sẽ tổ chức 2 hội nghị cấp cao, 8 hội nghị của các hội đồng cộng đồng cấp bộ trưởng và nhiều hội nghị cấp bộ trưởng, các cuộc họp của các quan chức cấp cao trong khuôn khổ ASEAN; chủ trì một số diễn đàn khác do ASEAN khởi xướng, như diễn đàn ASEAN +3, diễn đàn cấp cao Đông Á, diễn đàn khu vực ARF….
Ngoài ra, VN chủ trì đưa ra những sáng kiến, ý tưởng đồng thời chủ trì soạn thảo các văn kiện làm việc của ASEAN trong nhiệm kỳ của mình; điều phối các hoạt động của ASEAN năm 2010; tham vấn và điều phối lập trường các nước trong việc xử lý những vấn đề khu vực và quốc tế nảy sinh; đại diện ASEAN tham dự một số diễn đàn, hội nghị quan trọng của khu vực và quốc tế.
Chủ đề của ASEAN 2010 là: “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. Từ chủ đề này, trọng tâm ưu tiên của VN với tư cách là chủ tịch ASEAN là tăng cường đoàn kết, hợp tác nội khối; triển khai thực hiện hiệu quả hiến chương và lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; mở rộng, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa ASEA với các nước đối
tác đối thoại của ASEAN; tăng cường, củng cố vị trí của ASEAN trong khu vực cũng như quốc tế.
Để chuẩn bị cho việc đảm nhận vị trí chủ tịch ASEAN, VN đã thành lập Ủy ban Quốc gia ASEAN 2010, với 5 tiểu ban chuyên môn và ban thư ký thường trực điều phối các hoạt động của 5 tiểu ban này. Hiện các tiểu ban đã hoạt động tích cực, sẵn sàng đảm nhận chức chủ tịch ASEAN.
Hội nghị cấp cao ASEAN 16 vừa kết thúc tốt đẹp tại Hà Nội, đánh dấu một bước thành
công quan trọng trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010.
Trên cương vị Chủ nhà, Việt Nam đã nỗ lực hết mình trong mọi mặt tổ chức từ nội dung, chương trình, lễ tân, hậu cần, đón tiếp… đảm bảo Hội nghị diễn ra suôn sẻ, theo đúng nghi lễ và thông lệ ASEAN và tuyệt đối an toàn. Sự chu đáo, nhiệt tình của các cán bộ Việt Nam tham gia tổ chức và phục vụ Hội nghị, tình cảm thân thiện, mến khách của người dân Thủ đô Hà Nội cùng với những tiết mục văn nghệ đặc sắc trong Lễ khai mạc có lẽ sẽ còn lưu lại trong tâm trí các vị Lãnh đạo và đại biểu các nước ASEAN.
Qua Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN này, nhiều bạn bè trong ASEAN đã chia sẻ những ấn tượng tốt đẹp về một nước Việt Nam đổi mới, một thành viên chủ động, tích cực đã gắn bó và trưởng thành qua 15 năm hội nhập ASEAN, một Chủ tịch ASEAN năng động và có trách nhiệm cùng Hiệp hội đẩy mạnh hành động đưa con thuyền ASEAN đến đích xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày một thịnh vượng, lớn mạnh.
3. APEC
a. Giới thiệu chung về APEC
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic
Cooperation, viết tắt là APEC) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á –
Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, cũng có những uỷ ban thường trực chuyên trách nhiều lãnh vực khác nhau từ truyền thông đến ngư nghiệp.Cho đến nay, hầu hết các nước nằm bên bờ Thái Bình Dương đều gia nhập tổ chức này.
APEC được thành lập vào tháng 11 năm 1989 với 12 thành viên sáng lập: Úc, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ.
Hiện nay, APEC gồm 21 thành viên, ngoài 12 thành viên sáng lập, các thành viên khác bao gồm: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồng Kông, Đài Loan, Mexico, Papua New Guinea, Chile, Peru, Nga và Việt Nam.
Tháng 11/1998, các thành viên APEC đã thông qua việc kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức của APEC, đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam.
Tham gia APEC, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và quá trình tự do hóa thương mại của APEC. VN đã tham gia mạnh mẽ vào một số kế hoạch hành động tập thể, đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất nhiều dự án được chấp thuận. Đặc biệt, năm 2006, VN đã đăng cai Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 16, xây dựng kế hoạch hành động Hà Nội nhằm xác định các hoạt động cụ thể, phương hướng hợp tác để thực hiện lộ trình Busan hướng tới mục tiêu Bô-go. Việc tổ chức thành công rực rỡ Hội nghị cấp cao APEC 16 là bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của VN đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương, khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của VN trên trường quốc tế
APEC đã trở thành diễn đàn góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế. Việc tổ chức thành công APEC năm 2006 là đỉnh cao, làm cho VN được nhìn nhận không chỉ ở tầm khu vực, mà đã chủ trì những sự kiện, giải quyết những vấn đề ở tầm liên khu vực với quy mô và tính chất phức tạp hơn nhiều. Cùng với việc trở thành thành viên của WTO, được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, vị thế và tiếng nói của VN trong khu vực và trên trường quốc tế được đẩy lên tầm cao mới. APEC cũng là nơi để ta đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong quan hệ song phương, đặc biệt với các cường quốc thế giới như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật. Và cuối cùng, APEC cũng góp phần đem lại những lợi ích thiết thực cho đất nước khi các thành viên của APEC chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI), 50% nguồn viện trợ phát triển (ODA), 73 % xuất khẩu và 79% nhập khẩu của ta.
Nhìn nhận APEC chính là cơ hội để phát triển kinh tế và hợp tác kinh tế quốc tế của Việt Nam, PGS. TS Phạm Tất Thắng- Viện nghiên cứu Thương mại- Bộ Công thương đã đánh giá: Mặc dù đi trên những con đường hội nhập kinh tế quốc tế khác nhau nhưng với xu thế đan xen, đa chiều của hội nhập kinh tế quốc tế thời đại ngày nay, các mối quan hệ kinh tế quốc tế thương mại của VN luôn hướng tới những thị trường truyền thống, thị trường lớn, thị trường mới của các thành viên APEC. Điều đó một lần nữa khẳng định sự quan trọng của diễn đàn APEC và những vấn đề mà APEC đưa ra bàn thảo đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Là một nước đang phát triển, hơn ai hết Việt Nam ý thức rất rõ cơ hội này do APEC đem lại và đang làm hết sức mình để tận dụng cơ hội trong khuôn khổ hợp tác của APEC.