Nợ xấu
Kết luận chương 1
Chương này trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến tín dụng mà cụ thể là tín dụng hộ nông dân; những quy định về quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo Việt Nam và những chủ trương, chính sách về tín dụng hộ nông dân. Những kiến thức và thông tin này sẽ là cơ sở để chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về hoạt động tín dụng hộ nông dân. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp trong thời gian tới để hoạt động tín dụng hộ nông dân tại ngân hàng ngày càng hiệu quả, luôn là người bạn đồng hành của nông dân trên đà phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống.
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH – TÍN
DỤNG
PHÒNG KẾ TOÁN –
NGÂN QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH THẠNH MỸ
GIÁM ĐỐC
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự của NHNo Vĩnh Thạnh CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH THẠNH
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo Vĩnh Thạnh:
Do chia tách địa giới hành chính từ Huyện Thốt Nốt cũ, thành lập huyện mới là Huyện Vĩnh Thạnh theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính Phủ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con Huyện Vĩnh Thạnh vay vốn được dễ dàng hơn, tháng 08 năm 2004 NHNo & PTNT Việt Nam cho phép mở thêm chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Vĩnh Thạnh quản lý theo địa giới hành chính Huyện Vĩnh Thạnh. NHNo Vĩnh Thạnh là một chi nhánh cấp 2 chịu sự điều hành của NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ.
Địa chỉ: 2983 Quốc lộ 80 - Thị trấn Thạnh An - Huyện Vĩnh Thạnh.
Buổi đầu được thành lập ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, tuy nhiên có sự nhiệt tình ủng hộ của quý bà con nông dân – là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, cùng với phương châm hành động: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng” đã giúp cho ngân hàng ngày một trưởng thành và phát triển hơn.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Do đơn vị mới được thành lập không lâu nên địa bàn hoạt động cũng như bộ máy tổ chức chỉ đáp ứng điều kiện cụ thể của tình hình địa phương.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng
Giám đốc:
Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh theo chức năng, quy chế và quyền hạn đã được NHNo & PTNT Việt Nam giao. Hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng, là người quyết định cuối cùng trong xét duyệt cho vay. Quản lý và quyết định các vấn đề nhân sự.
Hiện tại ngân hàng chưa có cán bộ đảm nhiệm vị trí phó giám đốc. Phòng kế hoạch kinh doanh – tín dụng:
Do điều kiện của ngân hàng và tình hình của địa phương nên phòng kế hoạch kinh doanh của ngân hàng kiêm phòng tín dụng. Phòng có những chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau:
Tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực kế hoạch kinh doạnh và tín dụng. Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần thiết để phục vụ tín dụng. Từ đó trình lên giám đốc để có kế hoạch cụ thể.
Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, lập hồ sơ và đề xuất ý kiến việc xem xét cho vay vốn với giám đốc. Thống kê, phân tích thông tin dữ liệu, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đúng hạn. Mỗi cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách công tác cho vay, thu nợ ở từng địa bàn xã, thị trấn, đối tượng được phân công. Hàng tháng thực hiện báo cáo tín dụng.
Ngoài ra còn đưa cán bộ tín dụng xuống tận các xã, ấp để hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất.
Phòng kế toán – ngân quỹ:
Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác kế toán - ngân quỹ. Bộ phận kế toán:
Trực tiếp giao dịch với khách hàng tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền.
Thực hiện hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, hạch toán nghiệp vụ thanh toán theo quy định của pháp luật và NHNo & PTNT Việt Nam. Nắm tình hình vốn và sử dụng vốn, tổ chức hạch toán thu nhập và chi phí, kiểm tra việc thu, chi đúng tính chất, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước. Quản lý hồ sơ của khách hàng.
Bộ phận kho quỹ:
Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bảng cân đối vốn và sử dụng vốn hằng ngày để trình lên giám đốc.
Phòng giao dịch Thạnh Mỹ:
Giám đốc phòng giao dịch: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của phòng giao dịch theo chức năng, quy chế và quyền hạn đã được NHNo & PTNT Việt Nam và Giám đốc NHNo Vĩnh Thạnh giao. Hoạch định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của phòng giao dịch, ký xét duyệt cho vay trong hạn mức cho phép.
Phòng giao dịch: Thực hiện giao dịch với khách hàng trên địa bàn được Giám đốc NHNo giao. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ giống như NHNo Vĩnh Thạnh – chi nhánh cấp trên.
2.3. Kết quả hoạt động của NHNo Vĩnh Thạnh qua 3 năm 2008 – 2010
Bất kỳ ngân hàng thương mại nào khi đi vào hoạt động thì đều muốn có lợi nhuận, trang thiết bị hiện đại, điều kiện việc làm của cán bộ không ngừng cải thiện v.v... Lợi nhuận là yếu tố cuối cùng mà tất cả các ngân hàng đều kỳ vọng, là đòn bẩy quan trọng khuyến khích cán bộ nhân viên và lãnh đạo phải nổ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đây là thước đo thể hiện sự thành công của ngân hàng. Đối với NHNo Vĩnh Thạnh với sự nổ lực phấn đấu và đoàn kết của tất cả lãnh đạo cũng như nhân viên, ngân hàng đã đạt được một số kết quả như sau:
Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo VĨNH THẠNH QUA 3 NĂM 2008 - 2010 ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 tiềnSố Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) Thu từ hoạt động tín dụng 35.560 28.816 36.798 -6.744 -18,97 7.982 27,70 Thu từ hoạt động dịch vụ 289 300 367 11 3,81 67 22,33 Thu nhập khác 2.113 1.742 2.692 -371 -17,56 950 54,54 Tổng thu 37.962 30.858 39.857 -7.104 -18,71 8.999 29,16 Chi từ hoạt động tín dụng 31.994 22.434 30.960 -9.560 -29,88 8.526 38,00 + Trả lãi tiề n gửi 4.380 4.200 3.338 -180 -4,11 -862 -20,52 + Trả lãi tiền vay 27.063 18.047 26.816 -9.016 -33,31 8.769 48,59 + Trả lãi phát hành giấy tờ có giá 551 187 806 -364 -66,06 619 331,02 Chí phí hoạt động dịch vụ 380 463 576 83 21,84 113 24,41 Chi phí nhân viên 1.202 1.583 1.830 381 31,70 247 15,60 Chi hoạt động quản lý và công vụ 476 635 700 159 33,40 65 10,24 Chi về tài sản 822 1.166 1.072 344 41,85 -94 -8,06 Tổng chi 34.874 26.281 35.138 -8.593 -24,64 8.857 33,70 Lợi nhuận 3.088 4.577 4.719 1.489 48,22 142 3,10
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2008, 2009, 2010 – Phòng Kế toán chi nhánh NHNo Vĩnh Thạnh)
Tổng thu nhập
Nhìn chung, tổng thu nhập của ngân hàng tăng giảm không ổn định qua 3 năm, cụ thể là: Năm 2008 thu nhập đạt 37.962 triệu đồng, đến năm 2009 tổng thu nhập chỉ đạt 30.858 triệu đồng, giảm 18,71% so với năm 2008 nhưng bù lại năm 2010 tổng thu nhập đã tăng lên 39.857 triệu đồng, tương đương tăng 29,16% so với năm 2009.
Việc thu nhập của ngân hàng giảm mạnh vào năm 2009 là do những nguyên nhân chính sau đây:
Thu nhập từ hoạt động tín dụng hay từ lãi vay của ngân hàng trong năm 2009 giảm đi rất nhiều so với năm 2008, trong khi đây lại là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Thu từ hoạt động tín dụng tại ngân hàng là các khoản thu từ lãi cho vay của ngân hàng. Do chi nhánh mới được thành lập không được bao lâu, địa bàn hoạt động lại là một vùng nông thôn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh khó tiếp cận với người dân. Nên nguồn thu từ hoạt động dịch vụ tại ngân hàng còn khá khiêm tốn, từ năm 2008 đến nay thu từ hoạt động dịch vụ chỉ chiếm từ 0,79% đến 0,97% so với tổng thu nhập của ngân hàng. Hầu hết khách hàng biết đến ngân hàng đều qua hoạt động cho vay. Minh chứng là qua 3 năm, nguồn thu từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trên tổng doanh thu của ngân hàng. Nhưng trong năm 2009 nguồn thu này của
Triệu đồng
Năm
Biểu đồ 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo VĨNH THẠNH QUA 3 NĂM 2008 – 2010
• Thứ nhất: Do lãi suất đầu ra của ngân hàng giảm. Năm 2009, doanh số cho vay của ngân hàng tăng so với năm 2008 nhưng lãi suất đầu ra không cao nên thu lãi trong năm giảm 18,97% so với năm 2008. Lãi suất cho vay phổ biến của năm 2008 tại ngân hàng là 20,40%/năm (áp dụng từ 01/06/2008 đến 21/10/2008) trong khi lãi suất cho vay phổ biến của năm 2009 chỉ là 10,50%/năm (áp dụng từ 01/05/2009 đến ngày 01/12/2009), giảm 9,90%/năm tương đương gần một nửa so với năm 2008. Nguyên nhân sâu xa của việc lãi suất năm 2008 cao hơn năm 2009 là từ khủng hoảng kinh tế vào năm 2008. Khủng hoảng kinh tế đã dẫn đến nhiều mặt hàng tăng giá liên tục, lạm phát tăng và có lúc lên đến 28%. Để giải quyết những khó khăn trước mắt NHNN Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến lãi suất trong năm 2008 của các ngân hàng lên cao. Nhưng đến đầu năm 2009, tình hình kinh tế nước ta có dấu hiệu giảm phát, lúc này NHNN VN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, kích cầu dẫn đến mặt bằng lãi suất giảm. Bên cạnh đó, NHNo Vĩnh Thạnh cũng cố gắng hỗ trợ để bà con có thể tái sản xuất,… nên lãi suất cho vay năm 2009 tại ngân hàng giảm nhiều so với năm 2008.
• Thứ hai: Phát sinh nhiều món nợ trong năm đã quá hạn nhưng chưa thu được. Trong đó có những món đã quá hạn lãi, quá hạn gốc hoặc quá hạn cả lãi và gốc, nhưng chiếm nhiều nhất là quá hạn lãi, khoảng 85,00%/tổng nợ quá hạn (Phòng Tín dụng – NHNo Vĩnh Thạnh). Do hậu quả từ khủng hoảng kinh tế năm 2008, trong năm 2009 hoạt động sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn: giá cả leo thang, chi phí sản xuất lên cao, làm ăn thua lỗ, cộng thêm lãi ngân hàng liên tục tăng,… Năm 2009, trên địa bàn huyện có rất nhiều hộ nuôi cá bị lỗ vốn nặng, đặc biệt là những hộ nuôi cá tra, do chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra gặp nhiều khó khăn, tiền lãi phải trả ngân hàng ngày càng tăng. Chính điều này đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của người dân, ngân hàng không thu nợ được dẫn đến nợ xấu tăng cao.
Thu từ hoạt động dịch vụ tăng không nhiều (11 tỷ đồng) nhưng các khoản thu nhập khác giảm 371 tỷ, tương đương giảm 17,56% so với năm 2008. Các khoản thu nhập khác của ngân hàng bao gồm: Thu nợ xử lý rủi ro, thu nhập bất thường và thu dự chi kỳ trước. Trong đó, thu nợ xử lý rủi ro đạt 1 tỷ 396 triệu đồng, giảm 284 triệu đồng tương đương giảm 16,90% so với năm 2008 và chiếm 3,68%/tổng thu; thu nhập bất thường đạt 347 triệu đồng, giảm 86 triệu đồng tương đương giảm 19,86% so với năm 2008. Các khoản thu nhập này trong năm 2009 là do hậu quả để lại của khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhiều doanh nghiệp và nông dân gặp khó, làm ăn thất bại, bị lỗ vốn. Vì thế, công tác xử lý rủi ro của ngân hàng đã khó nay còn khó hơn.
Năm 2010 tình hình đã có chiều hướng tốt hơn, bà con dần phục hồi kinh tế gia đình, tình hình tài chính cũng ổn định hơn, lãi suất cho vay của ngân hàng cũng ở mức tương đối, lãi suất cho vay phổ biến năm 2010 là 12,50%/năm (áp dụng từ 01/07/2010 đến 08/11/2010). Từ đó, doanh thu năm 2010 tăng đáng kể. Ngoài ra, do ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng và dịch vụ, tạo điều kiện cho người dân ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng, làm cho nguồn thu chủ yếu không chỉ dựa vào hoạt động tín dụng mà còn dựa vào các dịch vụ của ngân hàng như: thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán ngoại tệ, công tác chi trả kiều hối WESTERN UNION,… góp phần tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng.
Tổng chi phí
Gánh nặng lớn nhất về chi phí của ngân hàng là chi phí trả lãi, trong đó bao gồm: Chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá. Từ năm 2008 đến năm 2010 chi phí trả lãi luôn chiếm từ 85% trở lên trên tổng chi của ngân hàng (năm 2008: 91,74%; năm 2009: 85,36%; năm 2010: 88,11%). Chi trả lãi tiền vay tại NHNo Vĩnh Thạnh là chi phí điều chuyển vốn từ NHNo TP. Cần Thơ. Do ngân hàng chưa tự chủ được nguồn vốn, còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, thêm vào đó phí vốn điều chuyển thường cao hơn vốn huy động nên hàng năm ngân hàng phải chi một khoản tiền lớn để trả phí điều chuyển vốn. Phí điều chuyển vốn của ngân hàng thường trên 80,00%/chi phí tín dụng và chiếm từ 68,67% đến 77,60%/tổng chi phí của ngân hàng. Do đó, chi phí tín dụng của ngân hàng luôn ở mức cao.
Cũng như tổng doanh thu, tổng chi phí cũng biến động tăng giảm tương tự qua ba năm. Năm 2009, tổng chi giảm 8.593 triệu đồng, tương đương giảm 24,64% so với năm 2008. Nguyên nhân chính là chi hoạt động tín dụng giảm 9.560 triệu đồng, tương đương giảm 29,88% so với năm 2008. Các yếu tố góp phần làm giảm chi hoạt động tín dụng năm 2009 là:
• Mặt bằng lãi suất huy động đã hạ nhiệt so với năm 2008.
• Trong năm 2009 ngân hàng huy động giảm 48.777 tỷ đồng so với năm 2008 nên chi phí trả lãi tiền gửi giảm 180 triệu đồng.
• Vốn điều chuyển tăng 93.332 triệu đồng so với năm 2008 nhưng mức phí phải trả không cao, giảm 9.016 triệu đồng so với năm 2008. Do mặt bằng lãi suất đã giảm, tiền tệ được nới lỏng hơn, cộng thêm trong năm 2009 ngân hàng thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ vay vốn của chính phủ và của Hội đồng nhân
Năm 2010, ngân hàng chi nhiều hơn năm 2009 là 8.857 triệu đồng, trong đó phí vốn điều chuyển tăng 8.769 triệu đồng. Do tình hình lãi suất năm 2010 tăng so với năm 2009, bên cạnh đó vốn cần điều chuyển cũng tăng 14.938 triệu đồng.
Lợi nhuận
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá tốt, lợi nhuận của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2008 đạt 3.088 triệu đồng, năm 2009 đạt 4.577 triệu đồng tăng 48,22% so với năm 2008 và sang năm 2010 đạt 4.719 triệu đồng tăng 3,10% so với năm 2009. Đạt được kết quả này là nhờ sự đóng góp phần lớn của nguồn thu từ hoạt động tín dụng.
Tuy điều kiện tự nhiên trong năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ được sự cố gắng, nỗ lực của ngân hàng khắc phục khó khăn của suy thoái kinh tế nên đã thu được những kết quả khả quan. Mặc dù tổng thu giảm nhưng