SpO2 có mối tương quan chặt chẽ với SaO2 (bão hoà oxy đo bằng xét nghiệm khí máu động mạch) Đường biểu diễn sự phân ly oxyhemoglobin tức mố

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Hô Hấp cực hay (Trang 29 - 30)

khí máu động mạch). Đường biểu diễn sự phân ly oxy-hemoglobin tức mối tương quan giữa SpO2 và áp lực riêng phần oxy máu động mạch (PaO2) có dạng xích ma. SpO2 < 90% tương ứng với PaO2 < 65 mmHg nhưng SpO2 99-100% thì không rõ PaO2 là bao nhiêu trong khoảng 100 - 500 mmHg.

PaO2 (pressure of arterial oxygen): phân áp oxy máu động mạch:

- Bình thường ở người trẻ, người trưởng thành PaO2 = 85 – 100mmHg, chiếm 95 – 98% tổng lượng oxy có trong máu.

- PaO2 tăng: khi áp lực riêng phần O2 máu phế nang tăng.

- PaO2 giảm: do giảm thông khí, giảm khuếch tán và mất cân bằng tỷ lệ Va/Q (thông khí/lưu lượng máu).

SaO2 (arterial oxygen saturation): độ bão hòa oxy chức năng (functional oxygen saturation):

- SaO2 là dạng kết hợp của oxy với hemoglobin.

- Bình thường: SaO2 = 95 – 97% (95 – 99% nếu pH = 7,38 – 7,42; PaO2= 97%, PaCO2 = 40 mmHg).

- Khi SaO2 giảm, nhỏ hơn 50% thì ái lực gắn của oxy với Hb giảm mạnh.

Tóm lại:

FiO2 (fraction of inspired oxygen): nồng độ oxy trong hỗn hợp khí thở vào (quan tâm đến việc thở Oxy bao nhiêu cho phù hợp) (0-100%)

SpO2 (Saturation of Peripheral Oxygen): (94% – 100%) Độ bão hòa Oxy máu ngoại biên (mao mạch) (được đo gián tiếp bằng mạch đập) có mối liên quan với SaO2, thường được sử dụng tuy nhiên trong những trường hợp BN shock, Hb thấp, HA tâm thu thấp, SHH nặng thì SpO2 ít có giá trị, cần làm khí máu động mạch

SaO2 (arterial oxygen saturation) (>94%) : Độ bão hòa Oxy trong máu động mạch (đo bằng khí máu động mạch)

PaO2 (pressure of arterial oxygen) (85-100 mmHg): áp lực riêng phần Oxy máu động mạch, khác với SpO2 và SaO2 là PaO2: cho biết lượng Oxy có trong máu (tạo ra 1 áp lực) (hòa tan trong máu – khả năng lấy Oxy từ môi trường của hệ hô hấp) còn 2 thông số kia cho biết về Oxy gắn với Hb (bão hòa), tức là đôi khi áp lực Oxy trong máu lớn nhưng không phải lúc nào cũng gắn đượcvới Hb chẳng hạn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần Hô Hấp cực hay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w