BẢNG 2.7 TÌNH HÌNHTHỰC HIỆN CHI PHÍ KINH DOANH CỦACÔNG TY

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận (Trang 70 - 71)

Bảng 2.6: Tình hìnhthực hiện tiêu thụ sản phẩm năm2004 của Công ty RTD

BẢNG 2.7 TÌNH HÌNHTHỰC HIỆN CHI PHÍ KINH DOANH CỦACÔNG TY

ĐVT: đồng

Yếu tố chi phí Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ %

1.Giá vốn hàng bán 40.741.843.943 93,68 44.396.181.494 94,04 3.654.337.551 8,97

2.Chi phí bán hàng 1.258.197.097 2,89 1.278.374.587 2,7 20.177.490 1,6

3.Chi phí quản lý doanh

nghiệp 1.490.625.158 3,43 1.539.258.059 3,26 48.632.901 3,26

==============================================================

Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty được cấu thành bởi các khoản mục chi phí bán hàng, gía vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Xét trên sự gia tăng của gia vốn hàng hóa trong 2 năm qua cho thấy giá vốn hàng hóa tăng lên 3.654.337.551 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 8,97% tuy nhiên chưa thể khẳng định giá bán tăng lên là bất hợp lý bởi vì doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng thì giá vốn hàng bán năm 2004 tăng là tất yếu. Xét trên góc độ tăng doanh thu là 9,65% mà tốc đọ tăng của giá vốn hàng bán là 8,97% thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là hợp lý, làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng, hơn nữa tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh là rất cao 93,68%. Vì vậy nhân tố này ảnh hưởng có tính chất quyết định đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhân tố này phụ thuộc vào giá mua, chi phí mua, thuế. Vì vậy, bên cạnh việc chủ động tìm hiểu nguồn hàng để mua hàng với giá thấp nhất thì công ty phải xem lại chi phí cho việc thu mua, vận chuyển hàng hóa, giảm giá vốn hàng bán đống một vai trò quan trọng để tăng lợi nhuận. Qua tìm hiểu thực tế cho ta thấy rằng đã có những cố gắng chủ quan trong việc tìm nguồn hàng mua có giá mua thấp, chất liệu phù hợp. Nhưng bởi vì nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập ngoại, nên quá trình bảo quản vận chuyển khó, chi phí vận chuyển tăng, thuế thu nhập cũng tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng.

Chi phí bán hàng của công ty năm 2004 tăng là 20.177.490 đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 1,6%. Chi phí bán hàng tăng lên chưa thể khẳng định là hợp lý hay không bởi doanh thu bán hàng của công ty trong năm là tăng cao. Tuy nhiện việc chi phí bán hàng tăng quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, so với tỷ lệ tăng của doanh thu thì tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng là nhỏ. Qua đó công tác tiêu thụ hàng hóa của công ty không tốn kém và việc quản lý chi phí này tương đối tốt.

Đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp.

Năm 2004, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng so với năm 2003 là 48.632.901 đồng tỷ lệ tăng là 3,26%, chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí năm 2004. Chi phí này tăng một lượng không lớn chứng tỏ công ty đã quản lý hiệu quả chi phí này.

Vậy xét một cách tổng quát tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của công ty ta thấy công tác quản lý chi phí của công ty nhìn chung là tốt, các chi phí đều tăng nhưng là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến nâng cấp tài sản cố định. Nhưng công ty cũng cấn quản lý tốt hơn các khoản chi nguyên vật liệu trong giá vốn hàng bán nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)