Vấn đề khởi nghĩa vũ trang toàn dân

Một phần của tài liệu Sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc (Trang 26 - 28)

Nổi bật lên đầu tiên trong phương thức tiến hành cách mạng của Hồ Chí Minh là tư tưởng khởi nghĩa toàn dân, nổi dậy cả nước. Tư tưởng đó phản ánh đúng thực tiễn của đất nước. Trong điều kiện nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến, tự do, dân chủ không có, sự giác ngộ cách mạng của nhân dân ta do đó mà chưa cao, lực lượng cách mạng không thể có nhiều ngay từ đầu, thì nổi dậy quần chúng (tức khởi nghĩa) sẽ là hình thức thích hợp nhất. Bở vậy, năm 1923 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đã nói rằng, việc giải phóng đất nước Việt Nam không thể bằng cải cách dần dần hay thông qua một cuộc giải phóng từ trên dội xuống. Một cuộc đảo chính đơn giản không thể thực hiện được sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc giải phóng dân tộc Việt Nam chỉ có thể thực hiện bằng phương thức “khởi nghĩa vũ trang trong cả nước”. Đó chính là ý tưởng về một cuộc tổng khởi nghĩa. Trong những năm 1925 – 1929, tư tưởng bạo lực cách mạng bằng tổng khởi nghĩa được Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ hơn trong nhiều bài viết, đặc biệt là cuốn Đường Kách mệnh (1927). Nguyễn Ái Quốc nhấn mạnh: mục tiêu cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc là lật đỏ toàn bộ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, dựng lên chế độ mới của nhân dân, để tiến tới chủ nghĩa xã hội. Muốn thế, phải vận động, tổ chức nhân dân, phải thành lập Đảng trang bị tư tưởng Mác - Lênin. Đảng phải thực sự là đội tiên phong lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng mọi hình thức để khi có thời cơ nổi dậy tổng khởi nghĩa. Giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại là sự nghiệp lớn lao đầy khó khăn, gian khổ. Làm cách mạng không thể dùng lối cải lương ôn hòa, cũng không thể theo cách hồ đồ “hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường”. Làm cách mạng, ngoài hiểu rõ mục đích, phải có quyết tâm cao, phải hết sức kiên trì, hiệp lực đồng tâm và còn phải có phương pháp thì cách mạng mới mau thắng lợi.

Cách mạng giải phóng dân tộc như Nguyễn Ái Quốc viết: “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân, “sĩ, nông, công, thương đều nhất chí chống lại cường quyền”. Nhưng trong sự tập hợp rộng rãi đó, Người nhắc nhở khong được quên cốt cách của nó là công – nông. Phải nhớ: “công nông là người chủ cách mệnh. Công nông là gốc cách mệnh”.

Trong phạm vi của cách mạng giải phóng dân tộc mà đối tượng cần đánh đổ trước hết là bọn đế quốc và địa chủ phong kiến tay sai nhằm giành lại đọc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân, trước hết là nông dân, nên Nguyễn Ái Quốc chủ chương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mất nước, đang bị nô lệ nằm trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huy động sức mạnh của toàn dân tộc đấu tranh giàng độc lập, tự do.

Chiến tranh toàn dân phải có lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm ba thứ quân làm nòng cốt. Xây dựng lược lượng vũ trang phải trên nền tảng chính trị. Tháng 12/1944, chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Vì cuộc kháng chiến của dân ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để

*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Ngô Thị Ngọc Bích

lập một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện”.

Như vậy là cuối cùng các lực lượng vũ trang rộng rãi của quần chúng, quân đội cách mạng, một đội quân kiểu mới của Đảng, của dân tộc, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo đã được thành lập theo chỉ thị của Hồ Chí Minh.

Cách mạng Tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chưa đầy một tháng, thực dân Pháp được quân đội Anh tiếp sức trở lại xâm lược nước ta. Quân dân Nam Bộ, tiếp đó là quân dân cả nước đã kiên quyết đứng lên kháng chiến. Toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh: “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không được làm nô lệ. Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng quốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

Trong việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tư tưởng chỉ đạo của Người là “người trước súng sau”; “trên cơ sở phong trào cách mạng của nhân dân mà tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng”. Người luôn luôn nhấn mạnh phải coi trọng chính trị, phải có đường lối chính trị đúng: “Quân sự không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại co hại”. Vì vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam mang đầy đủ bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, luôn luôn trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân. Với nước với Đảng là lòng trung thành, với dân là lòng hiếu thảo. Lên 10 tuổi (1954) quân đọi ta cùng toàn dân đánh thắng quân đội nhà nghề của thực dân Pháp; 31 tuổi đánh thắng quân xâm lược và bè lũ tay sai. Ngày nay, dưới sự lạnh đạo của Đảng, cùng toàn dân, các lực lượng xũ trang nhân dân đang bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Căn cứ địa cách mạng là vùng được chọn làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra các vùng khác. Căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo được những cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội và địa lý thuận lợi cho đấu tranh cách mạng và chiến tranh cách mạng. Xây dựng căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo ra những cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, xây dựng chính quyền cách mạng trên cơ sở đó, từng bước xây dựng kinh tế và xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của cách mạng. Muốn tiến hành cách mạng phải có căn cứ địa vững chắc.

Hồ Chí Minh viết: “…Tuyên truyền chính trị hay công tác tổ chức cứng nhắc ở một nước bao la rộng lớn như Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng phân tán sức người, sức của… Đương nhiên việc tuyên truyền cách mạng cần phải tiến hành khắp mọi nơi trong nông dân, nhưng pahir tập trung sức mạnh chính vào một tỉnh riêng lẻ hay một vài tỉnh. Nguyên tắc này được rút ra từ sự thật được mọi người thừa nhận ở Trung Quốc, một nước có sự khác biệt rất lớn về điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, cuộc cách mạng,… không thể được thực hiện như một hành động đơn giản (diễn ra trong một vài tuần hay một vài tháng) mà nhất thiết phải có một thời kỳ kéo

*GVHD: Lê Thị Hường * SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Ánh Ngô Thị Ngọc Bích

daifits nhiều của các phong trào cách mạng ở các tỉnh khác nhau hoặc những trung tâm chính trị - công nghiệp”.

Cũng trong tác phẩm đó, Hồ Chí Minh dự báo yêu cầu thiết lập sự kiểm soát quân sự và chính trị của cách mạng trên một vũng riêng lẻ, vùng “sẽ là căn cứ địa cho sự phát triển nhảy vọt, bỗng chốc của cách mạng”.

“Do đó, khi một Đảng cách mạng đoán trước được tình thế cách mạng trực tiếp đang tới gần, Đảng cần phải chỉ ra tỉnh nào hay huyện nào là quan trọng nhất trong thời điểm tuyên truyền trong nông dân và cần hướng sự chú ý của họ, tập trung vật lực của họ cho các tỉnh đó (trong khi vẫn tiếp tục giáo dục và vận động giai cấp công nhân. Liên quan đến công tác tuyên truyền trong nông dân, Đảng cần phải liên hệ trước với các vùng phụ cận của các trung tâm chính trị và công nghiệp quan trọng”.

Hậu phương là chỗ dựa, là nguồn chi viện người lực, vật lực cho tiền tuyến đánh giặc. Căn cứ hậu phương vững chắc nhất là lòng dân. Muốn tiến công cách mạng thì phải có hậu phương vững chắc.

Một phần của tài liệu Sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc (Trang 26 - 28)