Những nguyên nhân còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô (Trang 29 - 31)

Techcombank chi nhánh đông đô 3.1 Một số nhận xét về hoạt động nâng cao chất lợng cho vay.

3.1.2.2 Những nguyên nhân còn tồn tại.

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.

- Chính sách cho vay của Ngân hàng: Trong năm 2009, Ngân hàng TMCP Kỹ Thơng Techcombank chi nhánh Đông Đô Hà Nội đã ban hành một loạt các văn bản mới quy định cụ thể những vấn đề về hoạt động cho vay đợc thực hiện thống nhất trong toàn chi nhánh nh: quy định về giao dịch đảm bảo tiền vay, quy định về cho vay đối với khách hàng... Nhng do các văn bản mới đợc áp dụng trong thời gian cha lâu nên CBTD còn lúng túng trong việc thực hiện các quy định này.

- Công tác thẩm định món vay còn gặp nhiều khó khăn: CBTD là ngời chịu trách nhiệm thẩm định đối với khoản vay, công tác thẩm định đợc tiến hành trớc, trong và sau khi cho vay. Vì thế, khả năng thu thập và phân tích

thông tin về khách hàng vẫn là một trong những khía cạnh tác động trực tiếp tới việc ngân hàng có quyết định thông qua khoản vay hay không. ý kiến của CBTD đóng vai trò quan trọng trong quyết định này, nhng do những thiếu sót về kinh nghiệm nên việc nhận định của CBTD còn có lúc thiếu chính xác.

- Lực lợng CBTD: Là ngời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, và cũng là ngời theo dõi khoản nợ từ khi khách hàng đến xin vay cho đến khi khoản nợ đ- ợc giải quyết. Vì vậy, khả năng, kinh nghiệm và trình độ của CBTD sẽ quyết định đến CLCV của Ngân hàng. Song vẫn còn nhiều bất cập, cha đáp ứng đợc yêu cầu kinh doanh trong điều kiện hội nhập về trình độ và chuyên môn nghiệp vụ.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng.

- Xuất hiện những khách hàng vì muốn vay đợc vốn của Ngân hàng nên đã đa ra những báo cáo tài chính khá đẹp nhằm thổi phồng năng lực tài chính của mình. Các doanh nghiệp này sau khi đã vay vốn của Ngân hàng lại thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh, làm ăn thua lỗ và kết quả là không trả đợc nợ cho Ngân hàng.

- Cũng có những doanh nghiệp mặc dù đáp ứng đợc những điều kiện vay vốn của Ngân hàng nhng khả năng quản lý còn hạn chế khiến cho việc thất thoát vốn xảy ra dẫn đến CLCV bị giảm sút.

- Khách hàng không đủ TSĐB cho nhu cầu vay vốn.

- Nguồn thông tin về khách hàng qua hệ thống CIC: lạc hậu và không đầy đủ.

* Nguyên nhân từ môi trờng xung quanh.

- Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cam kết mở của rất nhiều lĩnh vực trong đó có việc mở cửa thị trờng tài chính ngân hàng. Từ 01/04/2007, các cam kết trong lĩnh vực Ngân hàng chính thức có hiệu lực. Sự xuất hiện của các Ngân hàng 100% vốn nớc ngoài, khiến cho tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nớc ngoài trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

- Các khoản nợ xấu của Ngân hàng thuộc về doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp. Trong khi đó, tình hình kinh tế đang có những biến động, thị tr-

ờng bất động sản đóng băng khiến cho tình hình tài chính của những doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn. Dẫn đến, không trả đợc nợ và không thể tiếp tục vay vốn của Ngân hàng.

- Sự thay đổi, ban hành các quy định nghiêm ngặt về cho vay của cơ quan cấp trên đã khiến cho ngân hàng buộc phải thận trọng hơn khi tiến hành cấp tín dụng. Đồng thờin những yêu cầu về khoản vay của Ngân hàng cũng cao hơn khiến cho phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi muốn vay vốn của Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, diễn biến của giá vàng, giá ngoại tệ (Đồng EUR, Dollar), giá dầu trên thế giới và trong nớc lên xuống thất thờng, lạm phát gia tăng. Sự bùng phát của dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, bão lũ, thiên tai, khí hậu khắc nghiệt... đã ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động đầu t vốn của ngành Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng TMCP Techcombank chi nhánh Đông Đô (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w