20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 70000000 80000000 90000000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần-Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
27
tỷ lệ 14,51% do các đối thủ cùng ngành cạnh tranh ngày một nhiều hơn và sản phẩm của công ty hiện tại vẫn chưa đáp ứng đầy đủ với nhu cầu của người tiêu dùng khi mà giờ họ còn quan tâm cả chất lượng và thời trang của tất. Công ty cần lưu ý đến vấn đề này một cách tích cực hơn nữa.
Giá vốn hàng bán
Như đã thấy ở trên,khoản mục doanh thu thuần tăng không ổn định qua các năm kéo theo sự tăng giảm của giá vốn hàng bán cũng tăng giảm theo.Cụ thể giá vốn hàng bán đã tăng 35,67% vào năm 2012 và giảm 15,09% vào năm 2013.Tuy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán không cao bằng tốc độ tăng,giảm của doanh thu thuần nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng giảm đi 1 lượng nhỏ và luôn chiếm 1 phần rất lớn trong doanh thu thuần nên đây cũng là nguyên nhân chính làm cho giá trị lợi nhuận sau thuế không cân xứng với doanh thu thuần.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nhìn chung lợi nhuận gộp trong giai đoạn này không có dấu hiệu tốt lắm.Tuy vẫn tăng khoảng 28,59% vào năm 2012 nhưng lại tăng ít hơn hẳn so với tỉ lệ tăng doanh thu thuần .Và vào năm 2013,lại bị sụt giảm đi khoảng 1.618.830.072 đồng ứng với tỉ lệ 11,54 %.Con số doanh thu thuần và lợi nhuận gộp tăng trưởng luôn có ý nghĩa lớn với công ty,thể hiên được một phần lớn của kết quả hoạt động của công ty qua các năm.
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011-2013 cũng thay đổi qua các năm.Năm 2011 khoản mục này cao nhất trong 3 năm trở lại đây với con số 854.149.743 đồng và đã giảm mạnh 87,88% vào năm 2012 do vào năm này công ty muốn tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm cho thật hiệu quả để tăng doanh thu thuần.Sang đến năm 2013,công ty bắt đầu tập trung hơn vào các hoạt động tài chính đôi chút nên doanh thu cũng tăng thêm được 253.793.789 đồng.Đây cũng là một danh mục nhỏ góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.
Sự biến động của các loại chi phí được thể hiện qua biểu đồ sau
28
(Nguồn: Bảng 2.1)
Về chi phí hoạt động tài chính
Đây là loại chi phí phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán hoặc chi phí lãi vay từ ngân hàng.Ta nhận thấy chi phí này cũng tăng giảm thất thường.Khi xét tổng chi phí tài chính thì chỉ tăng khoảng 27,28% nhưng trong đó chi phí lãi vay lại tăng lên tận 274,79 % so với năm 2011.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công ty muốn thúc đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh nên công ty đã chủ trương vay thêm vốn để đầu tư nâng cấp hoạt động sản xuất kinh doanh và nhờ vậy mà doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng lên được phần nào.Sang đến năm 2013,chi phí lãi vay cũng đã giảm đi được 51,38 % kéo theo chi phí tài chính cũng giảm đi khoảng 45,23 %.
Về chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp
Nhìn chung,chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp vẫn đều có xu hướng tăng qua các năm dù doanh thu thuần có tăng hay giảm.Và trong đó,chi phí doanh nghiệp luôn chiếm phần lớn trên toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra và chưa thấy có dấu hiệu giảm dần.Điều này cho công tác quản lý của doanh nghiệp chưa được xử lý tốt,gây ra nhiều sự lãng phí khi phát sinh thêm nhiều khoản chi phí quản lý không đáng có.Công ty cần xem xét nhiều hơn về vấn đề này.Đây cũng là một trong những lý do làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi đáng kể dù cho doanh thu thuần của công ty vẫn cao.
Lợi nhuận sau thuế
Sau khi trừ đi các khoản chi phí phát sinh,thực hiện các nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước, kết quả kinh doanh của công ty đều đạt giá trị dương trong giai đoạn
0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chi phí
Chi phí tài chính Chi phí bán hàng
29
này,chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lãi. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế lại không hề cao. Vào năm 2012 lợi nhuận sau thuế chỉ tăng có 13,29% so với năm trước và đã bị giảm ngay sau đó 6,14% vào năm 2013. Điều này cho thấy công ty đang sử dụng vốn chưa thực sự có hiệu quả nhiều,còn lãng phí thêm nhiều khoản chi phí không đáng có. Công ty cần phải chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý của mình nhằm đưa ra chính sách hướng đi phù hợp hơn để sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả hơn trong tương lai.
Những phân tích trên đây chỉ là những phân tích dựa trên số liệu của ba năm gần đây,mặc dù còn phải xem xét thêm nhiều biến động của thị trường,các mối quan hệ cung cầu về sản phẩm của công ty và các nhân tố khác liên quan; nhưng đây cũng là cái nhìn tổng hợp về một quá trình phát và nó cũng liên quan trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nó cho thấy trong ba năm qua thì nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh đều theo chiều hướng tốt đặc biệt là vào năm 2012.
2.2.2 Tình hình biến động của Tài sản và nguồn vốn của công ty CP Dệt Kim Hà Nội năm 2011-2013
Như ở trên,chúng ta đã phân tích được một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm.Và cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đều khá khả quan,nhất là vào năm 2012 có một bước ngoặt lớn về doanh thu thuần tăng lên.Nhưng để kết luận doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không thì chưa đủ,ta nên xem xét đến cả tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty được sử dụng như thế nào qua giai đoạn 2011-2013.
2.2.2.1 Tình hình biến động tài sản
a)Phân tích sự chênh lệch tài sản của công ty
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty qua ba năm gần đây,ta lâp được bảng phân tích sự chênh lệch tài sản của công ty giữa các năm như sau:
30
Bảng 2.2 Bảng phân tích chênh lệch tài sản năm 2011-2012-2013
Nhìn vào bảng 2.2 vừa phân tích ở trên ;ta nhận thấy được tổng tài sản của công ty
vào năm 2012 đã giảm khoảng 7.855.693 nghìn đồng ứng với 10,9%.Nguyên nhân chính
làm cho tổng tài sản của công ty giảm là do tài sản ngắn hạn đã bị giảm đi 5.818.461 nghìn đồng ứng với 25,96% và tài sản dài hạn cũng giảm mất 2.037.231 nghìn đồng ứng
31
với 4,1% so với năm 2011.Đến năm 2013,tổng tài sản lại có dấu hiệu tăng lên 762.307 nghìn đồng ứng với 1,19%.Có được điều này cũng là do trong năm,tài sản NH đã tăng lên được 2.379.202 nghìn đồng ứng với 14,34 %.
Để hiểu rõ hơn về tình hình tăng giảm của tổng tài sản,ta cần đi sâu vào hơn vào những phân tích chi tiết sau.
I.Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền :Vào năm 2011 là 1.183.889 nghìn đồng,sang năm 2012 đã giảm đi mất 333.022 nghìn đồng ứng với 28,13% và tiếp tục có xu hướng giảm 227.413 nghìn đồng ứng với 26,7% so với năm 2013 ;giảm hơn gần một nửa so với năm 2011.Khoản mục này liên tục giảm qua các năm một phần do công ty đã dùng một lượng tiền thường xuyên để đầu tư vào các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu,trái phiếu …giúp cho công ty tăng thêm được lợi nhuận nhiều hơn so với việc giữ tiền ở trong quỹ mà không động vào.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn : Vào năm 2011 và năm 2013 đều không thấy liệt kê.Chỉ riêng vào năm 2012 thì con số này là 4.200.000 nghìn đồng.Chứng tỏ công ty đã sử dụng 1 phần của tài sản để đem đầu tư vào các loại cổ phiếu trái phiếu trên sàn giao dịch nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho công ty.Nhưng có lẽ vào năm 2011 và 2013 khi mà tình hình biến động của kinh tế thế giới cũng đang có dấu hiệu đi xuống nên công ty đã không mạo hiểm mà đầu tư vào khoản mục này vào 2 năm 2011,2013.
Các khoản phải thu NH :Vào năm 2011 là 3.451.821 nghìn đồng ,con số này đã giảm đi 1.193.260 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 34,57% vào năm 2012.Đến năm 2013 đã lại tăng thêm 1.983.827 nghìn đồng với tốc độ tăng 87,84%.Nhìn chung khoản mục này đã tăng trong giai đoạn 2011-2013 bởi công ty vẫn đang tiến hành thực hiện chính sách nới lỏng đối với khách hàng trong thời gian dưới 1 năm để tạo dưng thêm nhiều mỗi quan hệ khác với khách hàng,tạo sự yêu thích cho khách hàng khi tham gia mua sản phẩm và giúp cho công ty có thêm nhiều cơ hội cạnh tranh hơn với đối thủ.
Hàng tồn kho : Năm 2012 là 9.247.307 nghìn đồng ;giảm được -8.430.864 nghìn đồng ứng với 47,7% so với năm 2011.Đây cũng có thể coi là một điều đáng vui cho công ty khi đã tiêu thụ được 1 lượng lớn sản phẩm còn để tồn trong kho ở năm trước.Nhưng đến năm 2013,hàng tồn kho đã lại tăng lên 4.660.949 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 50,4% so với năm 2012.Nguyên nhân hàng tồn kho năm này là do công ty mới sản xuất thêm một lượng lớn sản phẩm nưa trong năm 2013 để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh của công ty cho những năm tiếp theo.
32
Tài sản NH khác : chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản của công ty.Năm 2011 là 101.146 nghìn đồng ;năm 2012 đã giảm đi hơn nửa là 61.313 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 60,62%. Nhưng sang đến năm 2013 đã lại tăng thành 201.673 nghìn đồng với tốc độ tăng tận 406,3% so với năm 2013.Tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp gồm các khoản như chi phí quảng cáo,chi phí mạng,chi phí triển khai phần mềm…Và trong khoảng thời gian 3 năm này,do nhu cầu sử dụng các loại chi phí này khác nhau do giá cả thì luôn biến động không ngừng nên các các loại chi phí này tăng giảm thất thường là điều dễ hiểu ; làm cho tài sản ngắn hạn của công cũng không ổn định được qua các năm.
II.Tài sản dài hạn
Qua bảng 2.2, ta nhận thấy tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm.Năm 2011 công ty có tài sản dài hạn là 49.676.566 nghìn đồng ; sang đến năm 2012 thì bị giảm mất 2.037.231 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm là 4,1% và lại tiếp tục giảm đi 1.616.894 nghìn đồng tương ứng với giảm 3,39% vào năm 2013. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của tài sản dài hạn này là do những sự biến đổi của các yếu tố tạo nên nó.Cụ thể :
TSCĐ vào năm 2012 là 38.160.097 nghìn đồng bị giảm mất 659.315 nghìn đồng
ứng với tỉ lệ 1,7 %.Sang đến năm 2013 lại tiếp tục giảm đi 227.413 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 26,7%.Có một số sự giảm đi nhẹ này là do gần đây công ty đang muốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới nên đang có xu hướng muốn thanh lý bớt một số TSCĐ đã lâu năm .Bên cạnh đó vì doanh nghiệp là loại hình sản xuất nên TSCĐ luôn chiếm một phần lớn trong tỷ trọng của tổng tài sản dài hạn nên khi TSCĐ sụt giảm cũng kéo theo TSDH bị sụt giảm đi khá nhiều.
Bất động sản đầu tư vào năm 2011 là 6.702.231 nghìn đồng, giá trị này bị sụt giảm mất 157.244 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 2,35% vào năm 2012 và sang đến năm 2013 lại giảm tiếp xuống 259.655 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3,97%.Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này là do qua các năm,công ty không có dấu hiệu muốn đầu tư thêm vào bất động sản nào nữa và vì thế nguyên giá của bất động sản thì không thay đổi nhưng giá trị hao mòn luỹ kế qua các năm thì cứ tăng dần kéo theo khoản mục này giảm liên tục qua ba năm gần đây.
Tài sản dài hạn khác của công ty vào năm 2011 là 4.154.921 nghìn đồng,sang đến năm 2012 giảm xuống 1.220.671 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 29,38%.Vào năm 2013 thì lại giảm 62.025 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng 2,11%.Nguyên nhân giảm là do công ty đã giảm được các khoản phí trả trước dài hạn như chi phí trả cho việc thuê đất,chi phí phát sinh đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kĩ thuật ….
Công ty không có bất kỳ các khoản phải thu dài hạn và các khoản đầu tư tài chính dài hạn nào trong thời gian ba năm gần đây.
33
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tổng tài sản
(Nguồn Bảng 2.2)
Về mặt cơ cấu của tổng tài sản,qua biểu đồ trên ta nhận thấy qua ba năm thì TSDH luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản. Do công ty có đặc thù là sản xuất kinh doanh nên tài sản cố định luôn cần chiếm ưu thế,vì vậy tài sản dài hạn luôn chiếm phần lớn hơn trong tổng tài sản dù có tăng giảm không ổn định cũng không có gì khó hiểu.Cụ thể vào năm 2011, TSDH chiếm 68,91% trên tổng tài sản,sang năm 2012 con số này đã tăng lên 5,25% so với năm 2011 và bị giảm đi 3,35% vào năm 2013.
2.2.2.2 Tình hình biến động của nguồn vốn
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong ba năm,ta phân tích được sự chênh lệch của nguồn vốn qua ba năm phân tích.
a) Bảng phân tích chênh lệch của nguồn vốn được thể hiện như sau
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2012-2013
31.09% 25.84% 29.19% 68.91% 74.16% 70.81% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn
34
Qua bảng 2.3 ở trên ta thấy được tổng nguồn vốn của công ty vào năm 2012 đã
giảm khoảng 7.855.693 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 10,9%.Nguyên nhân làm cho
tổng nguồn vốn giảm đi là do trong năm Nợ phải trả đã giảm đi 1 lượng lớn là 8.745.632 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm 23%.Có được điều này là do vào năm 2012, „Nợ ngắn hạn‟ của công ty đã giảm được 7.088.485 nghìn đồng ứng với tỷ lệ giảm là 32,28% ; ‟Nợ
35
dài hạn‟ cũng sụt giảm 1.657.146 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,32% so với năm trước ; trong khi „nguồn vốn chủ sở hữu‟ chỉ tăng nhẹ lên 889.938 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 2,61%.Tuy nguồn vốn bị giảm đi đáng kể nhưng lại là giảm trong khoản mục „Nợ phải trả‟ và „vốn chủ sở hữu‟ lại tăng lên nên đây cũng có thể nói là một dấu hiệu tốt để tạo dựng niềm tin vào các nhà đầu tư.
Đến năm 2013,tổng nguồn vốn lại tăng lên 762.307 nghìn đồng ứng với 1,19% bởi vào năm này nợ phải trả lại tăng lên 638.139 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 2,18%.Nguyên nhân làm cho „nợ phải trả‟ tăng lên chủ yếu là do „Tài sản dài hạn‟ đã tăng lên 609.021 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 4,23% do vào năm này công ty cần thêm một lượng vốn dài hạn để đầu tư vào sản xuất nên đã quyết định đi vay.Đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 124.168 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 0,36% so với năm 2012.
b) Phân tích cơ cấu nguồn vốn 2011-2013
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2013
(Nguồn Bảng 2.3)
Về mặt cơ cấu nguồn vốn;nhìn vào biểu đồ 2.4 nhận thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu và nở phải trả đều chiếm tỷ trọng tương đương nhau.Cụ thể vào năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 47,26% trong tổng vốn.Sang đến năm 2012 con số này tăng lên được 7,17%.Tuy vốn chủ sở hữu chưa thực sự tăng nhiều nhưng đây cũng là dấu hiệu khả quan cho thấy công ty đang dần có khả năng tự chủ tài chính với số vốn chủ sở hữu chiếm hơn 50%;đồng thời tỷ trọng Nợ phải trả tại năm này cũng sụt giảm đi đúng